Tiết 56 Chương 7 SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT
Bài 53: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN
I – Mục tiêu:
- Hs nêu được hình thức di chuyển của động vật, thấy được sự phân hoá phức tạp của cơ quan di chuyển và ý nghĩa của sự phân hoá trong đời sống.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và động vật.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: tranh photo hiình 53.1, 2; bảng phụ kẻ bảng tr174.
Tiết 56 Chương 7 SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT Bài 53: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN I – Mục tiêu: - Hs nêu được hình thức di chuyển của động vật, thấy được sự phân hoá phức tạp của cơ quan di chuyển và ý nghĩa của sự phân hoá trong đời sống. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và động vật. II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Gv: tranh photo hiình 53.1, 2; bảng phụ kẻ bảng tr174. - Hs: III – Tiến trình bài giảng: 1/ Mở bài: Trong ngành động vật có xương sống và động vật có xương sống chúng ta đã biết được sự vận động và di chuyển của các đại diện. Vậy các loài động vật sau tiến hoá hơn các loài trước ở đặc điểm nào? Ta sẽ nghiên cứu sự tiến hoá về môi trường sống, sự vận động và di chuyển. 2/ Hoạt động học tập: Hoạt động 1: I. Các hình thức di chuyển: a/ Mục tiêu: Hs nêu được sự di chuyển của loài động vật và nêu ra được sự tiến hoá các hình thức di chuyển của các động vật. Phương pháp: quan sát, tổng hợp, thảo luận b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv cho Hs đọc SGK, quan sát hình 53.1: các hình thức di chuyển. - Gv treo tranh yêu cầu Hs thảo luận nêu được các hình thức di chuyển của động vật và cách di chuyển đó có ích gì cho động vật. (Hs kẻ mũi tên) - Gv gọi Hs trả lời. - Gv nhận xét. - Cho Hs nêu một số vì dụ về cách di chuyển và cách di chuyển nào tiến hoá. - Gv gọi Hs nêu kết luận. - Hs đọc và quan sát hình 53.1 - Hs thảo luận nhóm và cử đại diện lên bảng điền các hình thức di chuyển vào ô vuông ứng với từng con vật. - Hs đại diện trả lời. - Hs vận dụng kiến thức cho thêm một số ví dụ: + Động vật đi + Động vật bò - Hs rút ra kết luận về cách di chuyển. Tiểu kết: Động vật có nhiều cách di chuyển như: bò, đi, chạy, nhảy, bơi, bay, leo treo, phù hợp với môi trường và tập tính của chúng. Hoạt động 2: II. Sự tiến hoá cơ di chuyển: a/ Mục tiêu: Hs thấy được sự phân hoá động vật ngày càng phức tạp. Phương pháp: quan sát, thảo luận, tổng hợp, b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv gọi Hs đọc SGK và phần chú thích hình 53.2. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng: điền tên động vật tương ứng với các đặc điểm của cơ quan di chuyển. - Gv gọi Hs lên bảng điền. - Gv nhận xét. - Gv hỏi: sự phân hoá về cách di chuyển đó có ý nghĩa gì đối với đời sống của động vật. - Gv nhận xét bổ sung: Sự phân hoá cách di chuyển của động vật từ đơn giản phức tạp để giúp động vật thực hiện tốt các chức năng sống. - Gv nhấn mạnh: các đặc điểm di chuyển trên là đặc điểm thể hiện toàn bộ chương trình. - Gv gọi Hs nêu kết luận. - Hs đọc quan sát hình 53.2. - Hs thảo luận nhóm trả lời tên động vật trong bảng tr174. - Hs đại diện lên bảng điền nhóm khác nhận xét bổ sung. - Hs dựa vào bảng trả lời: + Sự phân hoá cách di chuyển đó coys nghĩa thích nghi đời sống. - Hs rút ra kết luận. TT Đặc điểm cơ quan di chuyển Tên động vật 1 San hô, hải quì 2 Thuỷ tức 3 Rươi, rết 4 Thằn lằn, Tôm 5 Cá chép Châu chấu Khỉ, vượn Ếch Chim, dơi, gà Tiểu kết: Sự phức tạp hoá và phân hoá các bộ phận di chuyển từ chưa có chi đến có chi giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống và đảm nhận chức năng khác nhau. Hs kẻ bảng vào vở. 3/ Kiểm tra đánh giá: + Nêu cách di chuyển của động vật. + Cách di chuyển của động vật từ đơn giản Tôm phức tạp có ý nghĩa gì? 4/ Dặn dò: - Gv cho Hs trả lời câu 1, 2 SGK tr174. Đọc em có biết tr175. - Kẻ bảng tr176 vào vở bài học. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: