Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 61+62 - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 61+62 - Năm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm động vật quý hiếm.

- Phân biệt được các cấp độ tuyệt chủng của các động vật quý hiếm ở Việt Nam.

- Đề ra các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.

2. Năng lực:

- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Đưa ra ý kiến, nhận định của bản thân khi tìm hiểu về các loài động vật quý hiếm.

- Năng lực nêu và giải quyết các vấn đề liên quan đến các loài ĐV quý hiếm.

3. Phẩm chất: HS chăm chỉ học tập bộ môn. Yêu thiên nhiên. Có trách nhiệm với môi trường, đất nước. Bảo vệ sự đa dạng của động vật.

4. Tích hợp GDMT.

- Địa chỉ: Cả bài.

- Nội dung: HS nêu được mức độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam Đề ra biện pháp bảo vệ: bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắn, giữ trái phép động vật hoang dã.

- Ghi chú: Lồng ghép.

 

doc 11 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 61+62 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31. Ngày soạn: 17 / 04 /2021.	
 Ngày dạy: / 04 /2021.
Tiết 61. Bài 60: ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM.
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm động vật quý hiếm.
- Phân biệt được các cấp độ tuyệt chủng của các động vật quý hiếm ở Việt Nam.
- Đề ra các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.
2. Năng lực: 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Đưa ra ý kiến, nhận định của bản thân khi tìm hiểu về các loài động vật quý hiếm.
- Năng lực nêu và giải quyết các vấn đề liên quan đến các loài ĐV quý hiếm.
3. Phẩm chất: HS chăm chỉ học tập bộ môn. Yêu thiên nhiên. Có trách nhiệm với môi trường, đất nước. Bảo vệ sự đa dạng của động vật.
4. Tích hợp GDMT.
- Địa chỉ: Cả bài.
- Nội dung: HS nêu được mức độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam Đề ra biện pháp bảo vệ: bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắn, giữ trái phép động vật hoang dã. 
- Ghi chú: Lồng ghép.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
Máy chiếu. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
I. Ổn định tổ chức: 7A: 7B:
Hoạt động 1: Mở đầu.
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay nhằm kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: HS quan sát vi deo, trả lời câu hỏi.
CH: Em có nhận xét gì về số lượng 1 số loài động vật em vừa quan sát.
c. Sản phẩm: Số lượng các loài động vật này đang bị suy giảm.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS tìm hiểu câu hỏi và trả lời.
- Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét, HS khác bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Trong tự nhiên có một số loài động vật có giá trị đặc biệt nhưng lại có nguy cơ
bị tuyệt chủng. Đó là những động vật như thế nào Tiết 63.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
1. Thế nào là động vật quý hiếm.
a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm động vật quý hiếm.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Chuyển giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu sgk/196, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi.
C1. Thế nào gọi là động vật quý hiếm?
 + Động vật quý hiếm có giá trị kinh tế.
- GV đưa ra hình ảnh và thông tin về một số động vật quý hiếm.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi.
C2: Có mấy cấp độ đe dọa tuyệt chủng của động vật quý hiếm? 
- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, HS rút ra kết luận, ghi bảng. 
- GV động vật quý hiếm có nhiều giá trị và có số lượng ít như: sói đỏ, bướm phượng cánh đuôi nheo, phượng hoàng đất
- Động vật quý hiếm là động vật có giá trị về: Thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu.. hiện nay có số lượng đang giảm sút trong 10 năm trở lại. 
- Tích hợp GDMT: Có 4 cấp độ đe dọa tuyệt chủng:
+ Rất nguy cấp (CR) số lượng các thể giảm 80%.
+ Nguy cấp (EN) số lượng các thể giảm 50%.
+ Sẽ nguy cấp (VU) số lượng các thể giảm 20%.
+ Ít nguy cấp (LR) được nuôi hoặc bảo tồn. 
2. Ví dụ minh họa về các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam.
a. Mục tiêu: Phân biệt được các cấp độ tuyệt chủng của các động vật quý hiếm ở Việt Nam.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, hoàn thành bảng, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Chuyển giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu sgk, quan sát H60/197, hoạt động nhóm (1 bàn/nhóm).
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm.
C1: Hoàn thành bảng 1.
C2: Hãy cho biết động vật quý hiếm có giá trị gì?
 + Giá trị nhiều mặt: làm kỹ nghệ, dược liệu, thẩm mỹ...
C3: Em có nhận xét gì về cấp độ đe dọa tuyệt chủng của động vật quý hiếm?
 + Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, tùy vào giá trị sử dụng của con người.
C4: Hãy kể thêm ĐV quý hiếm khác mà em biết?
+ Sao la, tê giác một sừng, phượng hoàng đất.
C5: Qua bảng rút ra các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam?
- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm hoàn thành bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra bảng chuẩn. 
Tích hợp GDMT: Cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam được biểu thị:
+ Rất nguy cấp.
+ Nguy cấp.
+ Ít nguy cấp.
+ Sẽ nguy cấp.
Bảng 1: Một số động vật quý hiếm ở Việt Nam
STT
Tên động vật quý hiếm
Cấp độ đe doạ tuyệt chủng
Giá trị của động vật quý hiếm
1
Ốc xà cừ
Rất nguy cấp
Kỹ nghệ khảm trai
2
Tôm hùm đá
Nguy cấp
Thực phẩm ngon, xuất khẩu
3
Cà cuống
Sẽ nguy cấp
Thực phẩm, đặc sản gia vị
4
Cá ngựa gai
Sẽ nguy cấp
Dược liệu chữa bệnh hen
5
Rùa núi vàng
Nguy cấp
Dược liệu, đồ kĩ nghệ
6
Gà lôi trắng
ít nguy cấp
Động vật đặc hữu, làm cảnh
7
Khướu đầu đen
ít nguy cấp
Động vật đặc hữu, làm cảnh
8
Sóc đỏ
ít nguy cấp
Thẩm mĩ, làm cảnh
9
Hươu xạ
Rất nguy cấp
Dược liệu sản xuất nước hoa
10
Khỉ vàng
ít nguy cấp
Giá trị dược liệu, vật mẫu trong y học.
3. Bảo vệ động vật quý hiếm.
a. Mục tiêu: HS đưa ra các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Chuyển giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu sgk/198, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi.
C1: Vì sao phải bảo vệ động vật quý hiếm?
+ Vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng.
C2: Nguyên nhân nào đã làm cho động vật quý hiếm bị suy giảm?
C3: Nêu các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm?
Tích hợp GDMT: 
C4: Bản thân đã làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm?
 + Tuyên truyền giá trị của các động vật quý hiếm.
 + Thông báo nguy cơ tuyệt chủng của động vật quý hiếm.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:GV nhận xét, ghi bảng 
- Nguyên nhân:
+ Do môi trường sống bị thu hẹp.
+ Do săn bắn quá mức.
+ Do mất cân bằng sinh thái..
- Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm (Tích hợp GDMT).
+ Bảo vệ môi trường sống.
+ Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép động vật quý hiếm.
+ Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
+ Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
+ Tuyên truyền bảo vệ môi trường sống của động vật.
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.
b. Nội dung: Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi TNKQ. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS trả lời câu hỏi TNKQ.
Câu 1: Đặc điểm của động vật rất nguy cấp: 
A. Số lượng cá thể giảm 80% B. Số lượng cá thể giảm 50%
C. Số lượng cá thể giảm 20% D. Loài động vật quý hiếm được nuôi.
Câu 2: Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về
A. Thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ B. Nguyên liệu công nghệ
C. Khoa học, xuất khẩu D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 3: Rùa núi vàng đang bị đe dọa tuyệt chủng cấp độ.
A. Rất nguy cấp B. Nguy cấp C. Sẽ nguy cấp D. Ít nguy cấp
Câu 4: Rùa núi vàng có giá trị:
A. Thẩm mĩ, dược liệu B. Giá trị thực phẩm
C. Vật liệu trong thủ công nghiệp D. Là động vật thí nghiệm
- Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra đáp án, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV chốt đáp án đúng và giải thích.
Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
CH: Trên thực tế địa phương em đã có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quý hiếm.
c. Sản phẩm: Đáp án câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện: Gv đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS hoàn thành ở nhà.
 * Học bài, tìm hiểu động vật có giá trị kinh tế ở địa phương.
Tuần 32: Ngày soạn: 17 / 04 /2021.	
 Ngày dạy: / 04 /2021.
Tiết 62 – 64. BÀI 61, 62: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT CÓ
TẦM QUAN TRỌNG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG.
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: 
- Thu thập thông tin từ thực tiễn sản xuất ở địa phương và sách báo để bổ sung kiến thức về các động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương, có được các thông tin về các động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương do chính các em thu thập.
- Hoạt động điều tra theo nhóm, trình bày báo cáo theo nhóm theo đúng yêu cầu.
2. Năng lực: HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Đưa ra ý kiến, nhận định của bản thân khi tìm hiểu 1 số động vật có giá trị kinh tế ở địa phương.
3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức học tập gắn kiến thức môn học vào thực tiễn sản 
xuất. Có ý thức giữ gìn môi trường sống, ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Nhiệt tình và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của nhóm, tổ.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: Máy chiếu. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
I. Ổn định tổ chức: 
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
7A
7B
Tiết 62
Tiết 63
Tiết 64
Hoạt động 1: Mở đầu.
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay nhằm kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: HS quan sát vi deo, trả lời câu hỏi.
CH: Trong đoạn vi deo trên đã nhắc đến tên những con vật gì? Em có biết những con vật đó không? Những con vật này có vai trong như thế nào trong nền kinh tế địa phương em?
c. Sản phẩm: Đoạn vi deo trên nhắc tên hai con vật: Lợn và gà.
Lợn, gà là một trong những gia súc, gia cầm mang lại giá trị kinh tế chủ yếu cho địa phương. 
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS tìm hiểu câu hỏi và trả lời.
- Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét, HS khác bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
I. Yêu cầu.
a. Mục tiêu: HS hiểu được yêu cầu của bài thực hành.
b. Nội dung: Gv đưa ra yêu cầu của bài thực hành.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu yêu cầu của bài học.
+ Tìm hiểu các nguồn thông tin từ sách, báo, thực tế nhằm bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương.
+ Đối tượng tìm hiểu: Lợn, Gà...
+ Viết báo cáo thu hoạch.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe và thực hiện.
+ Hoạt động theo nhóm 1 bàn/nhóm.
+ Lựa chọn đối tượng tìm hiểu.
+ Viết báo cáo thu hoạch.
- Báo cáo, thảo luận: Các nhóm viết báo cáo. Nộp hoặc thực hiện trình chiếu báo trước lớp.
- Kết luận, nhận định: Gv yêu cầu HS báo cáo.
+ Hoạt động theo nhóm 
+ Lựa chọn đối tượng tìm hiểu.
+ Viết báo cáo thu hoạch.
II. Nội dung.
a. Mục tiêu: Thu thập thông tin từ thực tiễn sản xuất ở địa phương và sách báo để bổ sung kiến thức về các động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Tìm hiểu về lợn.
- Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi
a. Tập tính sinh học, điều kiện sống.
C1. Nêu 1 số loài động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương?
C2: Nêu vai trò của lợn tại địa phương?
- HS quan sát một số hình ảnh về điều kiện sống và hình thức chăn nuôi của lợn.
C3: Lợn sống trong điều kiện như thế nào. Có mấy hình thức chăn nuôi lợn? 
C4: Nêu tập tính sinh học của lợn? 
b. Cách chăn nuôi.
C5: Chuồng nuôi lợn cần xây dựng như thế nào? 
C6: Điều kiện khí hậu khi nuôi lợn? 
C7: Cách chăm sóc lợn được thực hiện như thế nào? 
+ Lượng thức ăn mà cơ thể lợn cần phụ thuộc vào một số yếu tố rất khác nhau  trong đàn lợn, đó là độ tuổi, trọng lượng, kiểu gen của lợn (sự kết hợp của các gen tạo ra các tính trạng khác nhau ở lợn), giới tính, môi trường và thời vụ trong năm. 
+ Thời gian ăn: Tùy vào từng thời kì mà cho ăn vào từng thời gian khác nhau (thời kì vỗ béo, sinh sản, nuôi dưỡng con non). Nhưng nên cho lợn ăn 2 bữa/ngày. Mỗi bữa cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho lợn. 
+ Ngoài lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên và do con người chế biến thì chúng ta nên cung cấp cho lợn tăng trọng nhất định để chúng có thể phát triển tốt. Khi chăn nuôi phải đạt được mục đích kinh tế nhất định. Đối với lợn cần tăng 20kg/ 1tháng/1con.
Một số hình ảnh chăm sóc lợn. 
c. Giá trị kinh tế.
- HS quan sát hình ảnh về 1 số món ăn được chế biến từ lợn. 
C8: Trên thực tế ở địa phương lợn có giá trị kinh tế như thế nào? 
- Hình ảnh một số giống lợn nổi tiếng hiện nay
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
2. Tìm hiểu về gà.
a. Tập tính sinh học.
- Ở địa phương, gà là loài vật nuôi thường gặp nhất vì nó dễ nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao đối với địa phương. Vì thế mà chúng được nuôi với số lượng nhiều ở địa phương, đạt hiệu quả kinh tế cao. 
C9: Nêu tập tính sinh học của gà? 
b. Cách chăn nuôi.
C10: Để nuôi gà người dân thường dùng những loại thức ăn nào? 
- HS quan sát hình ảnh thức ăn hỗn hợp cho gà được sản xuất theo công nghệ hiện đại châu Âu. 
C11: Chuồng nuôi gà được xây dựng như thế nào? 
C12: Cách nuôi gà được thực hiện như thế nào? 
C13: Còn về thú y cho gà thì sao?
+ Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin theo khuyến cáo của cơ quan thú y.
+ Ngoài ra, cần tăng cường các loại kháng sinh và thuốc bổ, thuốc trợ sức định kỳ trong trường hợp thời tiết thay đổi. 
C14: Làm thế nào để vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". 
+ Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
+ Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. 
+ Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
c. Giá trị kinh tế.
C15. Nêu vai trò của gà đối với gia đình và địa phương? 
C16: HS nhóm 1, 2, 3 tìm hiểu về việc nuôi ngan tại địa phương.
C17: HS nhóm 4, 5, 6 tìm hiểu về việc nuôi 1 số giống khác tại địa phương do HS chọn
1. Tìm hiểu về lợn.
a. Tập tính sinh học, điều kiện sống.
- Ví dụ: Chó, gà, ngan, lợn, bò, tằm
- Lợn là một loài động vật quan trọng trong kinh tế ở xã Bằng Doãn hiện nay. 
- Điều kiện sống: Lợn sống ở nơi ấm ướt. 
- Chăn nuôi lợn có hai hình thức: 
+ Chăn nuôi trong chuồng trại.
+ Chăn thả. 
- Tập tính sinh học: 
+ Là loài vật nuôi dễ huấn luyện.
+ Là động vật ăn tạp, chịu đựng kham khổ tốt. 
+ Có khả năng sản xuất cao. 
+ Có khả năng thích nghi cao. 
b. Cách chăn nuôi.
- Chuồng nuôi: 
+ Được bố trí trên nền đất cao ráo, không ngập úng, sạch sẽ, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây. 
+ Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn. 
- Điều kiện khí hậu: Thích nghi với khí hậu nhiệt đới. 
- Cách chăm sóc:
+ Lượng thức ăn phụ thuộc: Độ tuổi, trọng lượng, kiểu gen của lợn, giới tính, môi trường và thời vụ trong năm. 
+ Thời gian ăn: Tùy vào từng thời kì thời gian.
+ Khi chăn nuôi phải đạt được mục đích kinh tế nhất định. Đối với lợn cần tăng 20kg/ 1tháng/1con 
c. Giá trị kinh tế.
+ Làm thực phẩm.
+ Làm phân bón.
+ Hiệu quả kinh tế ổn định.
+ Cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp chế biến. 
2. Tìm hiểu về gà.
a. Tập tính sinh học: Sống theo bầy đàn hay đào bới, tìm thức ăn. 
b. Cách chăn nuôi.
- Thức ăn: 
+ Gạo kho nấu thành cơm 20%.
+ Cá vụn (bột cá) nấu cháo 30%.
+ Cám gạo 0,5%.
+ Bột bắp xoay nhiễng 0,5%.
+ Rau muống (vitamin) 0,5%.
+ Chuối cây (chất xơ) 10%. 
+ Thực phẩm (thức ăn công nghiệp) 20%. 
- Chuồng nuôi: 
+ Khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, có mái che. 
 + Cách xa nhà ở và đường giao thông đông người qua lại.
+ Không nằm trên hướng gió chính so với nhà ở. 
+ Cách ly với môi trường xung quanh, không nuôi nhốt chung gà với các loại gia súc, gia cầm khác. 
+ Trước cửa ra vào phải có hố sát trùng bằng vôi bột hoặc các loại dung dịch sát trùng khác. 
+ Khu vực nuôi phải có hố ủ phân và xử lý chất thải, khu cách ly gà bệnh, yếu, què chân... 
- Chăm sóc, nuôi dưỡng:
+ Nhiệt độ phù hợp cho từng giai đoạn tuổi của gà, đảm bảo không bị lạnh hoặc quá nóng bức.
+ Thức ăn, nước uống đảm bảo hợp vệ sinh, đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng.
+ Hạn chế tối đa thay đổi thức ăn vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của gà.
+ Vệ sinh phòng bệnh đảm bảo: Ăn sạch, ở sạch, uống sạch. 
+ Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi tốt sẽ góp phần phòng bệnh tốt, tăng sức khoẻ, gà nuôi mau lớn.
c. Giá trị kinh tế.
- Cung cấp thịt, trứng,...cho con người
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp: Lông gà,..
- Dùng để giải trí.
III. Thu hoạch.
a. Mục tiêu: HS được hoạt động điều tra theo nhóm, trình bày báo cáo theo nhóm theo đúng yêu cầu.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi 16, 17 ở mục 2. 
c. Sản phẩm: Bản báo cáo của các nhóm. 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS các nhóm thu thập kết quả báo cáo trước lớp theo câu hỏi 16, 17 dựa vào việc tìm hiểu về lợn và gà.
- Báo cáo, thảo luận: HS đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Tổng hợp nội dung tìm hiểu thành bản báo cáo.
- Mỗi nhóm thông báo kết quả trước lớp 5 – 10 phút.
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.
b. Nội dung: Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi TNKQ. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS trả lời câu hỏi TNKQ.
Câu 1: Đặc điểm sinh học của lợn là:  
A. Có khả năng sản xuất cao. B. Là động vật kén ăn.
C. Sức chịu đựng kém. D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2: Đặc điểm sinh học của gà là:  
A. Ưa sống cá thể. B. Có tập tính đào bới tìm thức ăn.
C. Sức chịu đựng kém. D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3: Giá trị kinh tế.
A. Cung cấp thịt, trứng,... cho con người. 
B. Cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp.
C. Dùng để giải trí.
D. Cả A, B và C đều đúng.
- Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra đáp án, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV chốt đáp án đúng và giải thích.
Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
b. Nội dung: Tìm hiểu 1 số loài động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương.
c. Sản phẩm: Tranh, ảnh, bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu HS tìm hiểu 1 số loài động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương, hoàn thành ở nhà.
 * Học bài, ôn tập các kiến thức đã học trog học kỳ II. Giờ sau ôn tập.
Duyệt giáo án, ngày 19 tháng 04 năm 2021.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_6162_nam_hoc_2020_2021.doc