Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 8: Thuỷ tức

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 8: Thuỷ tức

Tuần 5 Chương 2 NGÀNH RUỘT KHOANG

Tiết 8 Bài 8 THUỶ TỨC

I – Mục tiêu:

- Hs nêu được hình dạng ngoài và cách di chuyển của thuỷ tức.

- Phân biệt được cấu tạo, chức năng và một số tế bào của thành cơ thể thuỷ tức.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận.

II – Chuẩn bị:

- Gv: Tranh vẽ thuỷ tức và cách di chuyển.

- Hs: đọc bài trước và kẻ bảng tr30 SGK vào vở bài học.

III – Tiến trình bài giảng:

1/ Mở bài: (kiểm tra 15)

Ruột khoang là động vật bậc thấp cơ thể có cấu tạo nhiều tế bào, sống chủ yếu ở biển như: sứa, hải quì, san hô, bên cạnh còn có một đại diện thường gặp sống ở nước ngọt là thuỷ tức.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1786Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 8: Thuỷ tức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Chương 2	 NGÀNH RUỘT KHOANG
Tiết 8	Bài 8	 THUỶ TỨC
I – Mục tiêu:
- Hs nêu được hình dạng ngoài và cách di chuyển của thuỷ tức.
- Phân biệt được cấu tạo, chức năng và một số tế bào của thành cơ thể thuỷ tức.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận.
II – Chuẩn bị:
- Gv: Tranh vẽ thuỷ tức và cách di chuyển.
- Hs: đọc bài trước và kẻ bảng tr30 SGK vào vở bài học.
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Mở bài: (kiểm tra 15’)
Ruột khoang là động vật bậc thấp cơ thể có cấu tạo nhiều tế bào, sống chủ yếu ở biển như: sứa, hải quì, san hô,  bên cạnh còn có một đại diện thường gặp sống ở nước ngọt là thuỷ tức.
2/ Nội dung bài mới:
 Hoạt động 1: I. Hình dạng ngoài và di chuyển:
a/ Mục tiêu: Nêu được đặc điểm ngoài và hai cách di chuyển của thuỷ tức.
Phương pháp: quan sát, thảo luận, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK, quan sát hình 8.1; 8.2 thảo luận tìm các đặc điểm bên ngoài của thuỷ tức.
- Gv gọi Hs trả lời, Hs trình bày, Gv nhận xét rút kết luận.
- Gv hỏi: Cơ thể thuỷ tức ntn?
- Hs đọc  ghi nhận kiến thức, thảo luận nhóm nêu được:
 + Cấu tạo: cơ thể hình trụ.
 Phần bên: là lỗ miệng xung quanh có các tua.
 Phần dưới hình trụ gọi là đế.
 + Di chuyển : 2 cách lộn đầu vào sâu đo.
- Đại diện Hs trình bày nêu kết luận: cơ thể có đối xứng toả tròn.
Tiểu kết: - Cơ thể thuỷ tức hình trụ đối xứng toả tròn:
 + Phần trên là lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.
 + Phần dưới: có đế bám.
 - Di chuyển chậm chạp bằng 2 cách: sâu đo và lộn đầu.
 Hoạt động 2: II. Cấu tạo trong:
a/ Mục tiêu: Hs hiểu cơ thể thuỷ tức gồm 2 lớp và có nhiều tế bào.
Phương pháp: quan sát, nghiên cứu, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs nghiên cứu thông tin trong bảng, quan sát hình xác định và ghi tên các tế bào cho phù hợp từng chức năng.
- Gv gọi Hs lên bảng ghi tên tế bào.
- Gv lưu ý: Trong các tế bào có tế bào gai dùng để tự vệ khi có kẻ thù lúc đó chất độc phóng ra và thu lại.
- Gv lưu ý thêm: trong TBSS có tế bào tuyến nằm xen kẻ mô BB, cơ quan tiêu hoá tuyến tiết ra dịch nhầy khoang vị tiêu hoá ngoại bào nội bào, thuỷ tức có hậu môn cơ quan tiêu hoá dạng túi, chất bã thải qua miệng.
- Gv cho Hs nêu kết luận.
- Hs nghiên cứu thông tin trong bảng, kết hợp quan sát hình điền các tế bào vào ô trống cho phù hợp.
- Đại diện Hs lên ghi.
- Hs nêu được chức năng của từng tế bào.
 Tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản, tế bào mô cơ tiêu hoá, tế bào mô bì.
Tiểu kết: (Hs kẻ bảng vào vở tr30)
 Hoạt động 3: III. Dinh dưỡng:
a/ Mục tiêu: Hs nắm được cách tiêu hoá thức ăn và thải ra bằng cách nào.
Phương pháp: thảo luận, giải thích, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
 + Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thuỷ tức mà mồi được tiêu hoá?
 + Thuỷ tức thải bã bằng cách nào?
- Gv treo tranh thuỷ tức bắt mồi nếu có.
- Gv thông báo: ngoài ra thuỷ tức còn có cơ quan hô hấp và việc TĐK qua thành cơ thể.
- Gv nhận xét bổ sung và cho Hs rút ra kết luận.
- Hs đọc  ghi nhận kiến thức thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Thuỷ tức đưa mồi vào nhờ tua miệng.
 + Tế bào mô tiêu hoá
 + Thải bã qua miệng.
- Đại diện Hs trả lời.
- Hs nêu kết luận.
Tiểu kết: - Thuỷ tức đưa mồi vào miệng là nhờ tua miệng.
 - Quá trình tiêu hoà thực hiện trong ruột túi.
 - Sự TĐK được thực hiện qua thành cơ thể.
 Hoạt động 4: IV – Sinh sản:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được 3 hình thức sinh sản của thuỷ tức.
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu  trả lời hình thức sinh sản của thuỷ tức.
- Cho Hs diễn tả quá trình sinh sản qua từng hình thức.
- Gv gọi Hs trả lời.
- Gv nhận xét cho Hs nêu kết luận.
- Gv treo tranh sinh sản của thuỷ tức (nếu có)
- Hs đọc nghiên cứu kĩ thông ton trả lời:
 + Thuỷ tức sinh sản cới 3 hình thức: mọc chồi, sinh sản hữu tính và tái sinh.
- Đại diện Hs trình bày.
Tiểu kết: Thuỷ tức sinh sản bằng 3 hình thức:
 + Mọc chồi: Là một phần cơ thể mẹ tách ra thành cơ thể mới.
 + Sinh sản hữu tính: hình thành tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
 + Tái sinh: là một phần cơ thể tạo nên cơ thể mới.
3/ Kiểm tra đánh giá:
- Cấu tạo thuỷ tức ntn? Sự thải bã và tiêu hoá nhờ vào đâu?
4/ Dặn dò: 
- Học bài, làm Bt 1, 2 tr32 SGK. Đọc ghi nhớ và em có biết.
- Kẻ bảng 1 tr33 và bảng 2 tr35 vào vở Bt.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc