Giáo án Số học 6 - Tiết 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Tý

Giáo án Số học 6 - Tiết 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Tý

I. Mục Tiêu:

 1.Kiến thức:

HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào. Hiểu được khái niệm tập hợp con .

 2.Kỹ năng:

Biết cách viết một tập hợp. Đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn.

 3.Thái độ:

Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu và

II. Chuẩn Bị:

- GV: Phấn màu, hệ thống các ví dụ.

- HS: Ôn tập các kiến thức cũ.

III. Phương Pháp:

 - Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

IV. Tiến Trình:

1. Ổn định lớp: (1) 6A2:

 6A3:

2.Kiểm tra bài cũ: (6)

 - Viết giá trị của số trong hệ thập phân dưới dạng tổng giá trị các chữ số?

- Đọc các số La Mã: XVII; XXVII?

- Viết bằng chữ số La Mã các chữ số sau: 19; 25.

3.Nội dung bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 - Tiết 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Tý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:02/09/2012
Ngày dạy: 04/09/2012
Tuần : 2
Tiết : 4
§4. SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP – TẬP HỢP CON
I. Mục Tiêu:
 1.Kiến thức:
HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào. Hiểu được khái niệm tập hợp con .
 2.Kỹ năng:
Biết cách viết một tập hợp. Đếm đúng số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
 3.Thái độ:
Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu Ỵ và Ì
II. Chuẩn Bị: 
- GV: Phấn màu, hệ thống các ví dụ.
- HS: Ôn tập các kiến thức cũ.
III. Phương Pháp: 
	- Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’) 6A2: 	
 6A3: 	
2.Kiểm tra bài cũ: (6’)
 	- Viết giá trị của số trong hệ thập phân dưới dạng tổng giá trị các chữ số?
- Đọc các số La Mã: XVII; XXVII?
- Viết bằng chữ số La Mã các chữ số sau: 19; 25.
3.Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (16‘)
 GV cho HS đưa ra một số VD về tập hợp.
 Hãy chỉ ra số phần tử của các tập hợp A, B, C, N.	GV giới thiệu về tập rỗng và kí hiệu.
 Các em có suy đoán như thế nào về số phần tử của một tập hợp?
 GV cho HS làm bài tập 16.
 à Chốt ý.	
 HS đưa ra các VD.	
 A: 1 ;B: 2 ; C: 100 ; N: vô số phần tử.
 HS trả lời phần đóng khung trong SGK.
 HS làm bài tập 16 theo nhóm.
1. Số phần tử của một tập hợp: 
	Cho các tập hợp:
	A = ; B = ; 
	C = ;
	N = 
* Chú ý: Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập rỗng. Kí hiệu là: Ø.
VD: Tập hợp các số tự nhiên x sao cho: x+5 = 2 là tập rỗng.
Vậy: Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
GHI BẢNG
Hoạt động 2:(10’)
 GV đưa ra VD1.
 Hãy kiểm tra xem các phần tử của tập A có thuộc vào tập B hay không?
 GV vẽ sơ đồ Ven cho HS dễ phát hiện ra A Ì B
 GV giới thiệu khái niệm tập con và kí hiệu như SGK.
 GV giới thiệu tiếp VD2.
Tập M có là con của tập N không? Điều ngược lại có đúng không?
 GV giới thiệu khái niệm hai tập bằng nhau.
à Chốt ý.
 HS chú ý theo dõi.
 Mọi phần tử của tập A đều thuộc tập B.
 HS nhắc lại khái niệm.
 HS chú ý theo dõi.
	M Ì N
	N Ì M
 · c 
 · d
 · e
 · a
 · b
 · g
 · h
 A 
B
2. Tập hợp con
	VD 1:
	A = {a, b}
	B ={ a, b, c, d, e, g, h}
 Nếu mọi phần tử của tập A đều thuộc tập B thì tập A gọi là tập con của tập B. Ký hiệu: A Ì B
	VD 2:
	M = {1; 3; 5} ta có M Ì N
	N = {3; 5; 1} và N Ì M
	Hay N = M
 4. Củng Cố ( 10’)
 - GV cho HS nhắc lại số phần tử của một tập hợp và khái niệm tập con; khái niệm hai tập bằng nhau. 
	- Cho HS làm các bài tập 17; 18; 19; 20. 
	5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về Nhà: ( 2’)
 - Về nhà xem lại các VD và bài tập 21, 22.
6. Rút Kinh Nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_so_hoc_6_tiet_4_so_phan_tu_cua_mot_tap_hop_tap_hop_c.doc