Giáo án Số học lớp 6 tiết 49: Tính chất của phép cộng các số nguyên

Giáo án Số học lớp 6 tiết 49: Tính chất của phép cộng các số nguyên

 Tiết 49 : TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên giao hoán ; kết hợp ; cộng với 0 ; cộng với số đối.

2. Kỹ năng

- H.s hiểu và vận dụng được các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý các biểu thức.

- Biết tính đúng tổng của nhiều số nguyên

3. Thái độ :

- Có ý thức XD bài học, mạnh dạn phát biểu ý kiến

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học lớp 6 tiết 49: Tính chất của phép cộng các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 12/ 08 
Ngày giảng: 15/ 12/ 08(6a)
 14/ 12/ 09 (6c)
 Tiết 49 : Tính chất của phép cộng các số nguyên
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên giao hoán ; kết hợp ; cộng với 0 ; cộng với số đối.
2. Kỹ năng
- H.s hiểu và vận dụng được các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý các biểu thức.
- Biết tính đúng tổng của nhiều số nguyên
3. Thái độ : 
- Có ý thức XD bài học, mạnh dạn phát biểu ý kiến
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Bảng phụ 4tính chất của phép cộng các số nguyên ; bài tập 38 (SGK) ; phấn màu, thước kẻ.
2. Học sinh : Ôn tập các tính chất phép cộng các số tự nhiên
C. Các tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
G.v yêu cầu kiểm tra
HS1 :Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, khác dấu ?
- Bài tập 51 (SBT- 60)
HS2: Phát biểu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên ?
ĐVĐ : Phép cộng các số nguyên có những tính chất gì ?
- Tính : 465 + [58 + (-465)+(-38)]
Làm thế nào để tính nhanh giá trị biểu thức trên
- Hs trả lời câu hỏi
Bài 57 (SBT)
a
-1
95
63
-5
b
9
-95
-63
7
a+b
8
0
0
2
HĐ2: Tính chất của phép cộng các số nguyên.
Tính :
(-2) + (-3) và (-3) + (-2)
(-8) + (+4) và (+4) + (-8)
1. Tính chất giao hoán
|?1| : 
(-2) + (-3) = -(2+3) = -5
(-3) + (-2) = - (3+2) = -5
Rồi rút ra nhận xét ?
Lấy VD minh hoạ
H.s : 2 em lấy VD khác minh hoạ tính chất giao hoán.
Vậy (-2) +(-3) = (-3)+(-2)
b. Tương tự (-8) + (+4) = -(8-4) = -4
(+4) + (-8) = -(8-4) = -4
=> (-8) + (+4) = (+4) + (-8)
H/s : Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán.
G.v giới thiệu ?2 yêu cầu h/s làm
H.s HĐ cá nhân 
Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trên mỗi biểu thức.
G.v : Vậy muốn cộng tổng 2 số với số thứ ba ta có thể làm thế nào ?
? Nêu công thức biểu thị t/chất này - tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên.
H/s phát biểu G.v ghi công thức
- Yêu cầu h/s tìm hiểu chú ý SGK
- Khắc sâu t/c này bằng cách yêu cầu h/s làm bài tập 38 (SGK-78) 
* a + b = b + a
 (a ; b ẻ Z)
2. Tính chất kết hợp
|?2| :
[(-3) + 4] + 2 = 1 + 2 = 3
-3 +(4 + 2) = -3 + 6 = 3 
Vậy [(-3) + 4] + 2 = -3 + (4 + 2)
= [(-3) + 2] + 4
H/s : Trả lời được : lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ 2 và số thứ 3
* (a + b) + c = a + (b + c)
Với a ; b ; c ẻ Z
G.v: áp dụng tính chất giao hoán ; tính chất kết hợp để tính hợp lý.
- Y/c 2 h/s lên bảng làm
- G.v chốt lại : Cần linh hoạt vận dụng tính chất giao hoán ; kết hợp tính cho hợp lý.
G.v : Một số nguyên cộng với 0 kết quả như thế nào ? cho VD
VD: (-10) + 0 = (-10)
 (+12) + 0 = (+12)
Một số nguyên cộng với 0 kết quả bằng chính nó
? Viết dạng TQ tính chất này
Bài tập 38 (SGK-78) tính :
a. 126 + (-20) + 2004 + (-106)
= 126 + [(-20) + (-106) + 2004
= 126 + (-126) + 2004
= 0 + 2004 = 2004
b. (-99) + (-200) + (-200)
= [(-99) + (-200)] + 9-200)
= (-400) + (-200) = - 600
3. Cộng với số 0
H.s viết công thức
a + 0 = a với a ẻ Z
G.v yêu cầu h.s thực hiện tiếp phép tính
(-12) + 12 = ?
25 + (-25) = ?
G.v 
Ta nói: - 12 ; và 12 là 2 số đối nhau
 25 và - 25 nt
Vậy KL gì về tổng 2 số nguyên đối nhau ?
? Lấy thêm VD ?
H.s lấy 2 - 3 VD khác
Y/cầu h.s đọc nội dung phần này SGK
- G.v ghi nội dung bảng 
? Tìm số đối của 3 ; -5 ; 0 ?
(-12) + 12 = 0
25 + (-25) = 0
HS: Tổng của chúng bằng 0
Số đối của số nguyên a ký hiệu : -a
-> số đối của -a là a
H.s: +a = 3 => -a = -3 
Vậy a + (-a) = ?
Ngược lại :
Nếu a + b = 0 thì a và b là 2 số như thế nào của nhau
Cho h/s làm |? 3|
- G.v hướng dẫn h/s thảo luận thống nhất kết quả.
* a + (-a) = 0
* Nếu a + b = 0 => b = -a và a = -b
H.s : a ; b là 2 số đối nhau
|?3| : -3 < a < 3
=> a = -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2
(-2) + (-1) + 0 + 1 + 2
= [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0
= 0 + 0 + 0 = 0
HĐ3: Củng cố - luyện tập
G.v nêu các tính chất phép cộng các số nguyên, so sánh với các tính chất phép cộng số tự nhiên ?
H.s phát biểu lại các tính chất, so sánh  làm bài tập ở phần ĐVĐ
- G.v đưa bảng tổng hợp 4 tính chất
Cho h/s làm bài tập 38 - SGK
H.s thảo luận nhóm ngang
Bài tập 38 (SGK)
Sau 2 lần thay đổi nó ở độ cao 
15 + 2 + (-3) =
 17 + (-3)
= 14 (m)
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Thuộc các tính chất phép cộng các số nguyên
Bài tập : 37 ; 39 ; 40 ; 41 ; 42 (SGK-79)
Bài tập giành cho học sinh khá giỏi :
1. Tính tổng các số nguyên x thoả mãn điều kiện -10 < x < 50
2. Tính tổng:
S1 = 1 + (-2) + 3 + 9-4) +  + 2001 + (-2002)
S2 = 1 + (-3) + 5 + (-7) +  + (-1999) + 2001)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet49.doc