Bài dạy : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu.
- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS srẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới. Học thuộc lòng một đoạn thư
2. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy bức thư .Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam
Tuần : 01 Tiết : 01 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tập đọc Ngày dạy : Bài dạy : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu... - Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS srẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới. Học thuộc lòng một đoạn thư 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy bức thư .Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài - Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam 3. Thái độ: - Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc - Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: Hát 2. Bài cũ: Kiểm tra SGK - Giới thiệu chủ điểm trong tháng - Học sinh lắng nghe 3. Giới thiệu bài mới: - Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách - Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp *Mục tiêu: HS đọc đúng - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc tr từng đoạn. - Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 - 1 HS đọc đoạn 1:“Từ đầu...em nghĩ sao?” - Giáo viên hỏi: + Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? - Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường ... Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ khó. - Giải nghĩa từ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” - Học sinh lắng nghe. + Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? - Học sinh gạch dưới ý cần trả lời - Học sinh lần lượt trả lời Giáo viên chốt lại - Thảo luận nhóm đôi - Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 Giáo viên chốt lại - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 - Học sinh nêu cách đọc đoạn 1 - Giáo viên ghi bảng giọng đọc - Giọng đọc - Nhấn mạnh từ - Đọc lên giọng ở câu hỏi - Lần lượt học sinh đọc đoạn 1 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 - Học sinh đọc đoạn 2 : Phần còn lại - Giáo viên hỏi: + Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? - Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp ... - Giải nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. - Học sinh lắng nghe + Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? - Học sinh trả lời - Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 - Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 - Học sinh tự nêu theo ý độc lập (Dự kiến: Học tập tốt, bảo vệ đất nước) Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 - Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Thực hành _GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2) - 2, 3 học sinh - Yêu cầu HSĐ dcảm đoạn thư theo cặp - Nhận xét cách đọc - GV theo dõi , uốn nắn - 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm _GV nhận xét - HS nhận xét cách đọc của bạn * Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng _HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL * Hoạt động 5: Củng cố - Hoạt động lớp - Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? - Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất - Học sinh đọc Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Học thuộc đoạn 2 - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 01 Tiết : 02 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tập đọc Ngày dạy : Bài dạy : QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài. - Hiểu nội dung chính: bài văn miêu tả cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ khó - Đọc diễn cảm bài văn miêu tả cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả: chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu vàng của cảnh vật. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, tự hào là người Việt Nam. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tranh vẽ cảnh cánh đồng lúa chín - bảng phụ - Học sinh: SGK - tranh vẽ cảnh trong vườn với quả xoan vàng lịm, cảnh buồng chuối chín vàng, bụi mía vàng xọng - Ở sân: rơm và thóc vàng giòn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: Hát 2. Bài cũ: - GV kiểm tra 2, 3 HS đọc thuộc lòng 1 đoạn văn (để xác định), trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung thư. Giáo viên nhận xét. - Học sinh đọc thuộc lòng đoạn 2 - học sinh đặt câu hỏi - học sinh trả lời. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp Phương pháp: Thực hành, giảng giải - Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau theo từng đoạn. - Lần lượt học sinh đọc trơn nối tiếp nhau theo đoạn. - Học sinh nhận xét cách đọc của bạn, tìm ra từ phát âm sai - dự kiến s - x - Hướng dẫn học sinh phát âm. - Học sinh đọc từ câu có âm s - x - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân Phương pháp: Thảo luận, trực quan, đàm thoại, giảng giải - Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm cho câu hỏi 1: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó? - Các nhóm đọc lướt bài - Cử một thư ký ghi - Đại diện nhóm nêu lên - Các nhóm thi đua: lúa - vàng xuộm; nắng ... Giáo viên chốt lại - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 2/ SGK/ 13. - Học sinh lắng nghe. + Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ? _lúa:vàng xuộm màu vàng đậm : lúa vàng xuộm là lúa đã chín . Giáo viên chốt lại - Học sinh lần lượt trả lời và dùng tranh minh họa. - Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi 3/ SGK/ 13. - 2 học sinh đọc yêu cầu của đề - xác định có 2 yêu cầu. + Những chi tiết nào nói về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động như thế nào ? - Học sinh lần lượt trả lời: Thời tiết đẹp, thuận lợi cho việc gặt hái. Con người chăm chỉ, mải miết, ... Giáo viên chốt lại - Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4/ SGK/ 13: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ? - Học sinh trả lời: Dự kiến (yêu quê hương, tình yêu của người viết đối với cảnh - yêu thiên nhiên) Giáo viên chốt lại - Yêu cầu HS nêu ND chính của bài. - 6 nhóm làm việc, thư ký ghi lại và nêu. Giáo viên chốt lại - Ghi bảng - Lần lượt học sinh đọc lại * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Thực hành - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn, mỗi đoạn nêu lên cách đọc diễn cảm - Học sinh lần lượt đọc theo đoạn và nêu cách đọc diễn cảm cả đoạn. - Nêu giọng đọc và nhấn mạnh từ gợi tả Giáo viên đọc diễn cảm mẫu đoạn 2 và 3 - Học sinh lần lượt đọc diễn cảm - HS thi đua đọc dc đoạn 2, 3 và cả bài. Giáo viên nhận xét và cho điểm * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp + Bài văn trên em thích nhất là cảnh nào ? Hãy đọc đoạn tả cảnh vật đó. - Học sinh nêu đoạn mà em thích và đọc lên - Giải thích tại sao em yêu cảnh vật đó ? - HS giải thích GD :Yêu đất nước , quê hương - HS lắng nghe 5. Tổng kết - dặn dò: - Tiếp tục rèn đọc cho tốt hơn, diễn cảm hơn - Chuẩn bị: “Nghìn năm văn hiến” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 02 Tiết : 03 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tập đọc Ngày dạy : Bài dạy : NGHÌN NĂM VĂN HIẾN Theo Mai Hồng và H.B I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài với giọng tự hào . - Biết đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê . 3. Thái độ: Học sinh biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam. II. Chuẩn bị: - Thầy: Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc. - Trò : Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. - Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi. - Học sinh lần lượt đọc cả bài, đoạn - học sinh đặt câu hỏi - học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: - Đất nước của chúng ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử ... - Giáo viên ghi tựa. - Lớp nhận xét - bổ sung. 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp, nhóm đôi Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, giảng giải _ 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài + tranh - Học sinh lắng nghe, quan sát - Chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu... 3000 tiến sĩ + Đoạn 2: Bảng thống kê + Đoạn 3: Còn lại - Lần lượt học sinh đọc nối tiếp bài văn - đọc từng đoạn. - Hướng dẫn họ ... Giáo viên chốt lại - Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 - Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 - Học sinh tự nêu theo ý độc lập Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 - Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu - Yêu cầu học sinh đọc ù đoạn 3 + Oâng Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ? - Oâng hướng dẫ bà con trồng cây thảo quả + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - Muốn sống có hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm - Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3 - HS phát biểu - GV yêu cầu HS rút nội dung bài văn - Đại ý : Ca ngợi tinh thần dám nghĩ dám làm của ông Lìn đã thay đổi tập quán của một vùng. Nhờ vậy mà đã làm cuộc sống từ nghèo đói trở nên ấm no, hạnh phúc . * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Thực hành _GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2) - 2, 3 học sinh - Yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp - Nhận xét cách đọc - GV theo dõi , uốn nắn - 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm _GV nhận xét - HS nhận xét cách đọc của bạn * Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng _HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL * Hoạt động 5: Củng cố - Hoạt động lớp - Câu chuyện giúp em có suy nghĩ gì? - Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất - Học sinh đọc Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Đọc diễn cảm lại bài - Chuẩn bị: “Ca dao về lao động sản xuất” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 17 Tiết : 34 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tập đọc Ngày dạy : Bài dạy : CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được lao động vất vả trên đồng ruộng của người nông dân đã đem lại cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc . 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy, diễn cảm các bài ca dao (thể lục bát) 3. Thái độ: - Ca ngợi tinh thần lao động cần cù của người nông dân . II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to. + HS: Bài soạn. III . Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: Hát 2. Bài cũ: “Ngu Công xã Trịnh Tường ” - GV nhận xét và cho điểm - Học sinh TLCH 3. Giới thiệu bài mới: - Giáo viên khai thác tranh minh họa để giới thiệu bài - Học sinh lắng nghe 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động lớp Phương pháp: Thực hành, giảng giải - Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. - Lần lượt học sinh đọc từ câu - Sửa lỗi đọc cho học sinh. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải - GV nêu câu hỏi : + Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất ? + Nỗi vất vả : Cày đồng buổi trưa, mồ hôi ruộng cày, bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần + Sự lo lắng : trông nhiều bề : . + Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân ? + Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng + Tìm những câu ứng với mỗi nội dung ( a, b , c ) a) Khuyên nông dân chăm chỉ cày cấy “Ai ơi .. bấy nhiêu “ b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất “Trông cho . tấm lòng “ c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo “ Ai ơi . muôn phần” - GV yêu cầu HS rút nội dung bài văn - Đại ý : Ca ngợi công việc vất vả, khó nhọc trên đồng ruộng của người nông dân và khuyên mọi người hãy trân trọng , nhớ ơn những người đã làm ra hạt gạo nuôi sống cả xã hội . * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Thực hành _GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2) - 2, 3 học sinh - Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp - Nhận xét cách đọc - GV theo dõi , uốn nắn - 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm _GV nhận xét - HS nhận xét cách đọc của bạn * Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng _HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL * Hoạt động 5: Củng cố - Hoạt động lớp - Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất - Học sinh đọc Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Oân tập ( Tiết 1)” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 18 Tiết : 35 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tập đọc Ngày dạy : Bài dạy : ÔN TẬP CUỐI HK I (TIẾT 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh . 2. Kĩ năng: - Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm. Giữ lấy màu xanh. 3. Thái độ: - Biết nhận xét nhân vật trong bài tập đọc. - Dẫn chứng về nhân vật đó. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to. + HS: Bài soạn. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập tiết 1. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. Phương pháp: Thực hành. Giáo viên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học. Giáo viên nhận xét cho điểm. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Giữ lấy màu xanh”. Phương pháp: Thảo luận, bút đàm, đàm thoại. Yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên nhắc học sinh chú ý yêu cầu lập bảng thống kê. Giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên nhận xét. v Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét về nhân vật Mai (truyện “Vườn chim” của Vũ Lê Mai). Phương pháp: Bút đàm, đàm thoại. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét về nhân vật Mai. Giáo viên nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm. Giáo viên nhận xét – Tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Về nhà rèn đọc diễn cảm. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học Hát Học sinh đọc bài văn. Học sinh tự đọc câu hỏi – Học sinh trả lời. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ khác nhau. Hoạt động nhóm, lớp. 1 học sinh đọc yêu cầu. ® Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc theo nhóm – Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng. Đại diện nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét. Hoạt động cá nhân. Học sinh đọc yêu cầu đề bài. Học sinh làm bài. Học sinh trình bày. Dự kiến: Mai rất yêu, rất tự hào về đàn chim và vườn chim. Bạn ghét những kẻ muốn hại đàn chim . Chi tiết minh họa: + Mai khoe tổ chim bạn làm. + Khiếp hãi khi thấy chú Tâm định bắn chim, Mai đã phản ứng rất nhanh: xua tay và hô to cho đàn chim bay đi, rồi quay ngoắt không thèm nhìn chú Tâm. ® Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc diễn cảm. Học sinh nhận xét. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn Tuần : 18 Tiết : 36 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Tập đọc Ngày dạy : Bài dạy : ÔN TẬP CUỐI HK I (TIẾT 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng của học sinh . - Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”. - Biết nói về cái hay của những câu thơ thuộc chủ điểm mà em thích để nhận được sự tán thưởng của người nghe. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, lập bản thống kê liên quan nội dung bài Tập đọc. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu cái hay của câu thuộc chủ điểm. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to. + HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một vài đọan văn. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập tiết 2. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. Phương pháp: Thực hành. Bài 1: Giáo viên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ thuộc các chủ điểm đã học. Giáo viên nhận xét cho điểm. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”. Phương pháp: Thảo luận nhóm, bút đàm, đàm thoại. Yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên nhận xét + chốt lại. v Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh trình bày những cái hay của những câu thơ thuộc chủ điểm mà em thích. Phương pháp: Cá nhân, bút đàm, đàm thoại. Giáo viên hường dẫn học sinh tìm những câu thơ, khổ thơ hay mà em thích. Hoạt động nhóm đôi tìm những câu thơ, khổ thơ yêu thích, suy nghĩ về cái hay của câu thơ, khổ thơ đó. Giáo viên nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức. Phương pháp: Trò chơi, động não. Thi đua: “Hái hoa”. 2 dãy/ 4 em. Chọn hoa ® đọc nội dung yêu cầu trên thăm ® thực hiện yêu cầu. 5. Tổng kết - dặn dò: Về nhà rèn đọc diễn cảm. ® GV nhận xét + Tuyên dương. Chuẩn bị: Người công dân số 1 Nhận xét tiết học Hát Học sinh đọc một vài đọan văn. Học sinh tự đọc câu hỏi – Học sinh trả lời. Hoạt động cá nhân. Học sinh lần lượt đọc trước lớp những đoạn văn, đoạn thơ khác nhau. Hoạt động nhóm. 1 học sinh đọc yêu cầu. ® Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc theo nhóm – Nhóm nào xong dán kết quả lên bảng. Đại diện nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét. 1 Học sinh đọc yêu cầu đề bài. Học sinh đọc thầm lại hai bài thơ: Hạt gạo làng ta và ngôi nhà đang xây. Học sinh tìm những câu thơ, khổ thơ mà em yêu thích – Suy nghĩ về cái hay của các câu thơ đó. Một số em phát biểu. ® Lớp nhận xét, bổ sung. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG HIỆU TRƯỞNG Khối trưởng Người soạn
Tài liệu đính kèm: