A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : Đánh giá được đầy đủ kiến thức học tập của học sinh về các nội dung đã học bao gồm : Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn.
2. Kĩ năng : Học sinh có kĩ năng Đọc - Hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản.
3. Thái độ : Điều chỉnh phương pháp dạy - học môn Ngữ văn cho hiệu quả hơn trong học kì II.
B. Hình thức kiểm tra :
Kiểm tra viết : Trắc nghiệm khách quan và Tự luận
Phòng GD &ĐT Phú Thọ Tiết 67;68 : Kiểm tra tổng hợp cuối kì I Môn : Ngữ văn 6 A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Đánh giá được đầy đủ kiến thức học tập của học sinh về các nội dung đã học bao gồm : Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn. 2. Kĩ năng : Học sinh có kĩ năng Đọc - Hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản. 3. Thái độ : Điều chỉnh phương pháp dạy - học môn Ngữ văn cho hiệu quả hơn trong học kì II. B. Hình thức kiểm tra : Kiểm tra viết : Trắc nghiệm khách quan và Tự luận. C. Ma trận đề : Mức độ Phần /Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Mức độ thấp Mức độ cao I. Trắc nghiệm khách quan Văn Nhớ được kiến thức văn đã học Số câu : 2 Điểm : 1đ Tiếng Việt Nhớ được kiến thức về Tiếng Việt Số câu : 2 Điểm : 1đ Tập làm văn Nhớ được kiến thức về TLV. Số câu : 2 Điểm : 1đ. Số câu : 6 Số điểm : 3đ Tổng : 6 câu 3 điểm = 30 % II. Tự luận 1. Truyện dân gian Từ việc hiểu nghĩa của từ " Đồng bào" suy nghĩ về nguồn gốc dân tộc qua truyện " Con rồng cháu tiên" Số câu : 1 Điểm 1đ = 10 % Số câu : Số điểm : 1đ 2. Truyện Trung đại Hiểu được NT cơ bản bao trùm trong câu truyện " Con hổ có nghĩa" Số câu : 1 Điểm 1đ= 10 % 3. Tập làm văn Viết bài TLV: Kể về một người thân yêu của em. Số câu : 1 Điểm 5 đ = 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỷ lệ % Số câu : 6 Số điểm : 3 = 30 % Số câu : 1 Số điểm : 1 = 10% Số câu : 1 Số điểm : 1= 10% Số câu :1 Số điểm:5 = 50% Số câu : 9 Số điểm 10 = 100% D : Biên soạn câu hỏi Tiết : 67;68 : Kiểm tra tổng hợp cuối kì I Thời gian làm bài : 90 phút. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3đ): * Khoanh tròn vào kết luận đúng trong các kết luận sau đây. Câu 1. Truyện " Sơn Tinh Thủy Tinh" thuộc loại truyện dân gian nào đã học ? A: Truyền thuyết. B: Cổ tích. C: Truyện Cười . D: Truyện Ngụ ngôn. Câu 2 : Truyện " Con hổ có nghĩa" thuộc thể loại truyện nào ? A: Truyện dân gian . B: Truyện Trung đại Việt Nam. C: Truyện hiện đại Việt Nam. D: Không thuộc thể loại truyện nào kể trên. Câu 3 : Có những lỗi dùng từ nào thường gặp sau đây ? A : Lỗi lặp từ . B: Lẫn lộn các từ gần âm. C : Dùng từ không đúng nghĩa. D : Cả 3 lỗi trên. Câu 4 : Nhân vật và sự việc là 2 yếu tố cơ bản của phương thức tự sự. A: Đúng. B: Sai. Câu 5 : Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể truyện. A: Đúng . B: Sai. Câu 6 : Chọn kết luận , điền tiếp để có kết luận đúng. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do...................................................................................................................................... A: Một số từ tạo thành. B: Danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành Phần II : Tự luận (7đ): Câu 1 (1đ): Hiểu nghĩa của từ " Đồng bào" trong văn bản " Con rồng cháu tiên" là gì ? Từ nội dung văn bản em có suy nghĩ gì về nguồn gốc của dân tộc. Câu 2 (1đ) : Cho biết nghệ thuật cơ bản bao trùm trong câu truyện " Con hổ có nghĩa" là gì ? Câu 3(5đ) : Kể về một người thân yêu của em. E. Hướng dẫn chấm bài kiểm tra tổng hợp cuối kì I. Môn : Ngữ văn 6. Phần I : Trắc nghiệm khách quan (3đ). - Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 đ - câu 1 Câu 2 Câu 3 câu 4 câu 5 câu 6 A B D A A B - Câu 6 học sinh điền tiếp : Danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Phần II : Tự luận (7đ): Câu 1(1đ) : - Giải nghĩa được nghĩa của từ " Đồng bào" cho 0,25 đ. - Tự hào về nguồn gốc giống nòi cao quý. Sự đoàn kết, thống nhất cộng dồng của người Việt . Cho 0,75đ.( HS viết thành đoạn văn). Câu 2 (1đ): - Loại truyện hư cấu, nghệ thuật nhân hóa .Mượn truyện loài vật để nói chuyện của con người. Câu 3 (5đ) : Yêu cầu : - HS viết thành một bài Tập làm văn hoàn chỉnh. - Thể loại : Văn tự sự ( kể chuyện đời thường). - Nội dung : Câu chuyện về một người thân yêu ( HS có thể chọn người thân yêu là : Bố, me, ông, bà, thầy, cô, bạn bè... a. Mở bài : Giới thiệu người thân yêu đó là ai ? Vì sao lại chọn kể về người đó? b. Thân bài : Kể được câu chuyện về người đó. c. Kết bài : Tình cảm của em ..... * Cách cho điểm : - Viết đúng yêu cầu phần mở bài, phần kết luận ( mỗi phần cho 1đ). - Phần thân bài : Kể được câu chuyện theo đúng yêu cầu đã học (cho 3đ).
Tài liệu đính kèm: