Giáo án Tin 8 tuần 1 đến 12 - Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Than Uyên

Giáo án Tin 8 tuần 1 đến 12 - Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Than Uyên

Tiết 1

BÀI 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

I: MỤC TIÊU:

Biết con nguời chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.

Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.

Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.

Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình

Biết vai trò của chương trình dịch

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, phấn, thước kẻ, máy vi tính.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới, Vở, bút, thước kẻ, SGK.

 

doc 58 trang Người đăng vultt Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin 8 tuần 1 đến 12 - Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/08/2010
Ngày giảng: 23/08 ( 8A3,8A1),27/08 (8A2)
Tiết 1
BÀI 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I: MỤC TIÊU: 
Biết con nguời chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình
Biết vai trò của chương trình dịch
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, phấn, thước kẻ, máy vi tính.
Học sinh: Chuẩn bị bài mới, Vở, bút, thước kẻ, SGK.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
1.Tổ chức ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số, các điều kiện liên quan đến quá trình học tập.
Nhận xét chung về tình hình học tập của lớp học
3.Tiến trình dạy học
 Hoạt động 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
- - GV: chúng ta đã biết máy tính là công cụ trợ giúp con người để xử lý thông tin một cách rất hiệu quả. Tuy nhiêm máy tính thực chất chỉ là một thiết bị điện tử vô tri vô giác. Để máy tính có thể thực hiện một công việc theo mong muốn của mình, con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy tính
- - GV: Khi nháy đúp chuột lên biểu tượng của một phần mềm trên màn hình nền, phần mềm sẽ được khởi động. Bằng cách đó ta đã cho máy tính những chỉ dẫn, nói cách khác, đã ra lệnh cho máy tính khởi động phần mềm
- - GV yêu cầu học sinh lấy thêm một số ví dụ khác
- - GV: Ta muốn ra lệnh cho máy tính thực hiện một lệnh nào đó ta phải làm gì?
- - GV: củng cố kiến thức của phần 1 
- - HS: Lắng nghe 
- - HS: Lắng nghe, ghi chép
- - HS: Lấy ví dụ 
- - HS: Trả lời 
- - HS: Lắng nghe và ghi các ý chính vào vở
 Hoạt động 2: Ví dụ Robot nhặt rác
- - GV: Đưa ra hình vẽ như SGK, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để đưa ra các lệnh để Rôbot đi nhặt rác
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
- - GV: Gợi ý cho học sinh có thể nêu cách khác
- GV: Ta cũng có thể ra lệnh cho rôbốt di theo cách khác
B1: Quay trái, tiến 1 bước
B2: Quay trái, tiến 2 bước
B3: Nhặt rác
B4: Tiến 3 bước, quay trái
B5: Bỏ rác vào thùng
- GV nhận xét: Các cách làm khác có thể khác nhưng cùng chung mục đích: đi đến được vị trí thùng rác và đổ rác
- HS: Nêu cách khác bằng cách ra lệnh cho Rôbot nhặt rác
B1: Tiến 2 bước
B2: Quay trái, tiến 1 bước
B3:Nhặt rác
B4: Quay phải, tiến 3 bước
B5: Quay trái, tiến 2 bước
B6: Bỏ rác vào thùng
- - HS: Lắng nghe và ghi chép
Hoạt động 3: Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc
.-- GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 3 trong sgk và thảo luận cách viết chương trình
Chú ý: TT chương trình do học sinh tự đặt ra để dễ nhớ trong quá trình làm bài tập
- GV: Đưa ví dụ SGK rồi giới thiệu cho học sinh các thành phần của chương trình
- - GV: Quan sát và hướng dẫn học sinh cách thực hiện 
- GV: ? Máy tính thực hiện các lệnh như thế nào?? (tuần tự)
- GV: Kết luận Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Mặc dù chương trình chứa các lệnh riêng lẻ nhưng bản thân tên chương trình cũng được xem là một lệnh, ta có thể yêu cầu máy tính thực hiện bằng cách gọi tên của nó. Khi thực hiện chương trình máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, nghĩa là thực hiện xong lệnh này sẽ thực hiện các lệnh tiếp theo
- GV: Giới thiệu Để chương trình chạy được, máy tính phải hiểu các lệnh được viết trong chương trình- do đó ta phải sử dụng ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ lập trình. Người viết chương trình gọi là lập trình viên
-- HS: Đọc mục 3 SGK, thảo luận nhóm nhận xét về một cấu trúc chương trình. Để rôbót làm việc nhanh chóng thay vì đi theo chỉ dẫn từng việc 6 lệnh trên sẽ được tập hợp thành một chương trình “ Nhặt rác” hoặc “quét nhà” khi đó ta chỉ cần ra lệnh nhặt rác hoặc quét nhà là rôbót sẽ tự động thực hiện công việc của mình
- HS: Trả lời
- - HS: Lắng nhe và ghi chép
- Lắng nghe và ghi bài
Hoạt động 4: Chương trình và ngôn ngữ lập trình
- - GV: Dẫn dắt học sinh bằng các kiến thức cũ -> Máy tính chỉ hiểu được ngôn ngữ máy
- - GV: ? Máy tính có thể hiểu được ngôn ngữ của chúng ta hay không?
- GV: Máy tính “hiểu” và “Nói” bằng một ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ máy.
- - GV:? Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ như thế nào?
- - GV: Việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian, công sức. vì vậy mong muốn có thể sử dụng được các từ có nghĩa, dễ hiểu và dễ nhớ để viết các câu lệnh thay cho các dãy bit khô khan. Các ngôn ngữ lập trình ra đời đểm phục vụ mục đích đó.
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính
Như vậy để tao chương trình máy tính, chúng ta phải viết chương trình theo một ngôn ngữ lập trình nào đó. Có thể nói ngôn ngữ lập trình là công cụ giúp tạo ra các chương trình máy tính. Tuy nhiên máy tính vẫn chưa thể hiểu được các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình. Các chương trình còn cần được chuyển đổi sang ngôn ngữ máy gọi là chương trình dịch tương ứng
Kết quả nhận được sau bước (1) là danh sách các lệnh được lưu thành một tệp văn bản trong máy tính. Các tệp kết quả đó được gọi chung là chương trình
- - HS: Lắng nghe và xâu chuỗi lạ kiến thức cũ
- - HS: Máy tính không thể hiểu được ngôn ngữ của con người, không phân biệt được các mùi vị..
- - HS: Ngôn ngữ máy sử dụng các dãy bit 0 và 1
- - HS: Lắng nghe và chắt lọc các ý chính
- - HS: Lắng nghe
4. Củng cố kiến thức đã học
- Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh
- Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể
- Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính được gọi là ngôn ngữ lập trình
 - Ôn tập lại các kiến thức đã học của tiết học hôm nay và làm bài tập trong SGK: 1, 2, 3, 4
	Ngày 22 tháng 08 năm 2010
	Giáo viên HD tập sự duyệt
Ngày soạn : 24/082010
Ngày giảnGV: 25/08(8A1),27/08(8A3), 28/08(8a2)
Tiết 2
BÀI 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH
I: MỤC TIÊU: 
Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình
Biết vai trò của chương trình dịch
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, phấn, thước kẻ, máy vi tính.
Học sinh: Chuẩn bị bài mới, Vở, bút, thước kẻ, SGK.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.
1.Tổ chức ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số, các điều kiện liên quan đến quá trình học tập.
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là chương trình và ngôn ngữ lập trình?
3.Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1:Ví dụ về chương trình. 
- - GV: Giới thiệu chương trình đơn giản như Ví dụ 1, giải thích câu lệnh trong chương trình, kết quả chạy chương trình
- - GV: Yêu cầu học sinh nêu nghĩa của các từ khóa như: PROGRAM, BEGIN, END
- - GV: nhận xét PROGRAM nghĩa tiếng anh có nghĩa là “Chương trình”. BEGIN có nghĩa là bắt đầu, END có nghĩa là kết thúc.
- - GV: Chương trình trên chỉ có năm dòng lệnh. Mỗi dòng lệnh gồm các từ khác nhau được tạo từ các chữ cái.Trong thực tế có những chương trình có thể có đến hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu dòng lệnh
Trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về các câu lệnh
- GV: Đọc đi đọc lại chương trình trên theo ngôn ngữ tự nhiên để học sinh dễ hình dung 
- - HS: Lắng nghe
- - HS: Nêu ý nghĩa của các từ 
- - HS: Lắng nghe và ghi bài 
- - HS: Lắng nghe và ghi nhớ
 Hoạt động 2: Ngôn ngữ lập trình gồm những lệnh gì?
- - GV: Giống như ngôn ngữ tự nhiên, mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái, quy tắc để ghép các chữ cái thành một từ có nghĩa (từ khóa), ghép các từ thành một câu(lệnh). Từ đó, ta có thể hiểu ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc sao cho có thể viết được các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính
- - GV: Chú ý tuân thủ theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt của ngôn ngữ lập trình
 - - GV: Cú pháp là quy tắc để viết chương trình. Dựa vào chúng người lập trình và chương trình dịch biết được tổ hợp nào của các kí tự trong bảng chữ cái là hợp lệ và tổ hợp nào là không hợp lệ
Ngữ nghĩa: Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó
- - HS: Lắng nghe, suy nghĩ và ghi chép
- - HS: Chú ý quan sát và lắng nghe
- - HS: Lắng nghe và ghi chép
4. Củng cố kiến thức đã học
- Ngôn ngữ lập trình bao gồm những gì?
 - Về nhà học bài cũ và đọc trước phần tiếp theo 
	Ngày 24 tháng 08 năm 2010
	Giáo viên HD tập sự duyệt
Ngày soạn : 29/08/2010
Ngày giảnGV: 30/08(8A3,8A1),03/09(8A2)
Tiết 3
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: - HS tiếp tục tìm hiểu về các thành phần của chương trình 
	- HS hiểu được cấu trúc của chương trình và một số ví dụ về chương trình
*Kỹ năng: - - HS biết ứng dụng một số ví dụ để tập viết chương trình 
	- - HS Biết áp dụng phân tích cấu trúc của chương trình đó
*Thái độ : - HS nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, Máy chiếu
- HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, trực quan
IV. Tiến trình bài giảng
A. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sỹ số 
B. Kiểm tra bài cũ: 
? Ngôn ngữ lập trình là gì? hãy nêu một số ngôn ngữ lập trình mà em biết ?
C. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Đặt vấn đề vào bài
Hoạt động 1: 3,Từ khoá và tên:
- Viết ví dụ về chương trình lên bảng
Program Ct-dau-tien;
Uses crt;
begin
Writeln(‘chao cac ban’);
end.
- Phân tích ví dụ, làm nổi bật lên các từ khoá và những từ là tên trong chương trình 
Program, uses, begin, end,...
- Sử dụng máy chiếu cho học sinh quan sát sự khác nhau của các từ trên
- Giới thiệu và phân tích cho học sinh hiểu các từ trên là Từ khoá và các từ khoá này được quy định tuỳ theo từng ngôn ngữ lập trình 
-Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không dùng các từ khoá này cho bất kỳ một mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.
? Từ ví dụ trên em hãy cho biết ngoài các từ khoá còn có gì?
- Nhận xét và giới thiệu cho học sinh về tên có trong chương trình 
VD: CT-dau-tien,... 
-Tên được dùng trong chương trình để phân biệt nhận biết các đại lượng khác nhau.
? Hãy nêu các quy tắc khi đặt tên cho chương trình?
- Nhận xét và chốt kiến thức
VD2: đọc ví dụ và hướng dẫn học sinh phân tích các tên đúng trong chương trình pascal.
-Gọi học sinh đưa ra ý kiến của mình, giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng 
Hoạt động 2: Cấu trúc chung của chương trình 
- Trong một chương trình mặc dù gồm rất nhiều hay ít câu lệnh thì bao giờ cấu trúc của chương trình cũng gồm 2 phần: Phần khai báo và phần thân chương trình .
Cho học sinh quan sát ví dụ trên bảng 
? Em hãy phân tíc ... 
Writeln(‘ Lop : 8A1’);
End.
Viết đúng chương trình2(4điểm):
uses crt;
var
a,b: Interger;
S,dien_tich:Real;
Thong_bao: String;
Chạy được 2 chương trình 2điểm
Ngày giảng: 10/11(8A2), 11/11(8A1,8A3)
Tiết 22
TÌM HIỂU THỜI GIAN VỚI PHẦN MỀM SUNTIME
I. Mục tiêu.
 	Học xong bài học này, học sinh có khả năng sau: 
	- Bước đầu làm quen với phần mềm Suntimes.
	- Tìm hiểu màn hình làm việc của phần mềm, cách cài đặt và khởi động phần mềm.
II. Phương pháp giảng dạy
Đàm thoại, phân tích, tổng hợp, nhận xét, lấy ví dụ minh họa
III. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, đề kiểm tra., đáp án và biểu điểm
- HS: Giấy kiểm tra
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp
2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm
GV: giới thiệu sự ra đời và mục đích ra đời của phần mềm.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Giới thiệu và giải thích sơ qua một số chức năng chính của phần mềm
HS: Quan sát giáo viên hướng dẫn trên màn hình, ghi chép bài cẩn thận
- Quan sát và nhận biết một số vị trí trên màn hình.
- Phóng to một vùng bản đồ.
- Nhận biết thời gian ngày và đêm.
- Xem thông tin chi tiết một vị trí.
- Đặt thời gian quan sát theo ý muốn.
- Tìm các vị trí có thông số thời gian giống nhau.
- Tìm kiếm nhật thực.
- cho thời gian chuyển động tự động.
Hoạt động 2: Cài đặt.
GV: Dùng máy chiếu, hướng dẫn học sinh cách cài đặt phần mềm.
HS: quan sát cách làm, ghi nhớ, chép bài cẩn thận.
- B1: Chạy trình Setup, nhấn OK để cài đặt.
- B2: Nháy chuột vào biểu tượng máy tính ở cửa sổ tiếp theo.
- B3: chọn Continuos để tiếp tục
- B4: chờ quá trình cài đặt, bấm OK để hoàn tất quá trình cài đặt.
Hoạt động 3: Khởi động phần mềm.
GV: Đàm thoại gợi nhớ: “Có mấy cách để khởi động một phần mềm”
HS: Suy nghĩ và trả lời theo kinh nghiệm: có 3 cách với biểu tượng trên nền màn hình, sử dụng bảnng chọn start.
GV: Từ cách khởi động một phần mềm giáo viên giới thiệu cách khởi động phần mềm Suntimes.
HS: Chú ý lắng nghe, ghi chép bài`
- C1: Vào Starts\programs\Suntimes\ Suntimes v5.0.
- C2: sử dụng biểu tượng trên nền màn hình.
4. Hoạt động 4: Màn hình chính
GV: sử dụng máy chiếu giới thiệu với học sinh màn hình làm việc của phần mềm.
HS: Chú ý quan sát.
- Bảng chọn và các nút lệnh
- các bảng chứa thông tin về một vị trí.
- Vùng sáng (ban ngày)
- Vùng tối (ban đêm).
- Đường ranh giới giữa vùng sáng và vùng tối à đường ranh giới giữa ngày và đêm, thời điểm mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn.
5. Hoạt động 5: Hướng dẫn sử dụng:
GV: Giới thiệu, kết hợp làm mẫu một số chức năng làm việc của phần mềm.
HS: Chú ý lắng nghe.
a/ Phóng to một vùng bản đồ.
- Bằng cách kéo thả chuột phải
b/Nhận biết thời gian ngày và đêm.
- Vùng sáng: ngày, vùng tối: đêm
- Đường ranh giới giữa ngày và đêm: thời điểm mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn.
- vùng tối chuyển động theo chiều từ phải sang trái của khung màn hình, tương ứng với mặt trời chuyển động từ đông sang tây.
c/ Quan sát và nhận biết thông tin chi tiết tại một địa điểm
- B1: Thông tin về thời gian
- B2: Thông tin địa lý
- B3: Thông tin mặt trời mọc, lặn, 
- B4: Thông tin về toạ độ địa điểm
* Lưu ý: Màu nền của bảng 1, 2 sẽ tương ứng với thời gian cụ thể trong ngày.
d/ Quan sát vùng đệm giữa ngày và đêm.
- bên phải vùng đệm là mặt trời mọc.
- bên trái vùng đệm là mặt trời lặn.
e/ Đặt thời gian quan sát:
- Thay đổi thời gian ngày
- Thay đổi thời gian giờ, phút, giây.
- lấy lại giờ của hệ thống
* Một số chức năng khác:
- ẩn hiện hình ảnh bầu trời: option\map\ show sky color
- Cố định vị trí và thời gian quan sát: Option\map\ Hover Update.
- Tìm các địa điểm có thông tin thời gian trong ngày giống nhau: Option\Anchor time to\ chọn thông tin thời gian.
Ngày dạy: 12/11(8A1,8A2,8A3)
	Tiết 22
TÌM HIỂU THỜI GIAN VỚI PHẦN MỀM SUNTIMES (T2)
I. Mục tiêu. 
 	Học xong bài học này, học sinh có khả năng sau: 
	- Tìm hiểu một số chức năng của phần mềm.
II. Phương pháp giảng dạy
Đàm thoại, phân tích, tổng hợp, nhận xét, lấy ví dụ minh họa
III. Chuẩn bị của GV, HS
 	- GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, đề kiểm tra., đáp án và biểu điểm
- HS: Giấy kiểm tra
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp
2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng:
GV: Giới thiệu, kết hợp làm mẫu một số chức năng làm việc của phần mềm.
HS: Chú ý lắng nghe.
a/ Phóng to một vùng bản đồ.
- Bằng cách kéo thả chuột phải
b/Nhận biết thời gian ngày và đêm.
- Vùng sáng: ngày, vùng tối: đêm
- Đường ranh giới giữa ngày và đêm: thời điểm mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn.
- vùng tối chuyển động theo chiều từ phải sang trái của khung màn hình, tương ứng với mặt trời chuyển động từ đông sang tây.
c/ Quan sát và nhận biết thông tin chi tiết tại một địa điểm
- B1: Thông tin về thời gian
- B2: Thông tin địa lý
- B3: Thông tin mặt trời mọc, lặn, 
- B4: Thông tin về toạ độ địa điểm
* Lưu ý: Màu nền của bảng 1, 2 sẽ tương ứng với thời gian cụ thể trong ngày.
d/ Quan sát vùng đệm giữa ngày và đêm.
- bên phải vùng đệm là mặt trời mọc.
- bên trái vùng đệm là mặt trời lặn.
e/ Đặt thời gian quan sát:
- Thay đổi thời gian ngày
- Thay đổi thời gian giờ, phút, giây.
- lấy lại giờ của hệ thống
* Một số chức năng khác:
- ẩn hiện hình ảnh bầu trời: option\map\ show sky color
- Cố định vị trí và thời gian quan sát: Option\map\ Hover Update.
- Tìm các địa điểm có thông tin thời gian trong ngày giống nhau: Option\Anchor time to\ chọn thông tin thời gian.
3. Củng cố
	- Nhận biết ngày và đêm,vùng đệm
	- Cài đặt một số chức năng của phần mềm
4. Hướng dẫn về nhà
	Thực hành với phần mềm để tìm hiểu địa lý thế giới
Ngày dạy: 
	Tiết 23
TÌM HIỂU THỜI GIAN VỚI PHẦN MỀM SUNTIMES (T3)
I. Mục tiêu. 
 	Học xong bài học này, học sinh có khả năng sau: 
	- Bước đầu làm quen với phần mềm Suntimes.
	- Tìm hiểu màn hình làm việc của phần mềm, cách cài đặt và khởi động phần mềm.
II. Phương pháp giảng dạy
	Đàm thoại gợi nhớ, làm mẫu, quan sát.
III. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Giáo án thực hành, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
IV. Tiến trình lên lớp 
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
- CH1: Nêu cách khai báo biến và lấy ví dụ trong pascal.
- CH2: Nêu cú pháp câu lệnh gán và lấy ví dụ câu lệnh gán trong pascal.
3. Bài mới 
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1> Hướng dẫn mở đầu
GV: Giới thiệu
HS: Lắng nghe.
? Cách khởi động phần mềm? Biểu tượng của phần mềm?
? Các thao tác chính trên phần mềm?
HS: Nhớ lại, trả lời câu hỏi.
GV: Nhắc lại.
HS: Lắng nghe
GV: Trình diễn mẫu trực tiếp trên máy tính, hướng dẫn các bước làm cụ thể.
HS: Quan sát, ghi nhớ các bước cụ thể.
- Mục đích yêu cầu của bài thực hành.
- Các kiến thức liên quan:
 + Khởi động Suntimes
 + Các thực hiện một số chức năng của phần mềm.
- Làm mẫu:
 Một số chức năng của phần mềm
Hoạt động 2> Hướng dẫn thường xuyên.
GV: Phân công theo nhóm
HS: Ngồi vị trí các máy theo các nhóm.
GV: Giao bài tập trong sách giáo khoa.
GV: Quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra học sinh làm bài.
HS: Tập trung làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Phân công vị trí thực hành.
- Giao bài tập:
 các thao tác trong bài học
- Làm bài tập thực hành trên máy
 + Bài tập 1- 2 
4. Củng cố
	- Khởi động phần mềm? Các thành phần cơ bản trên giao diện của phần mềm
	- Một số thao tác?
5. Hướng dẫn về nhà
	Thực hành các thao tác trên phần mềm
Ngày dạy: 
Tiết 24
TÌM HIỂU THỜI GIAN VỚI PHẦN MỀM SUNTIMES (T3)
I. Mục tiêu. 
 	Học xong bài học này, học sinh có khả năng sau: 
	- Bước đầu làm quen với phần mềm Suntimes.
	- Tìm hiểu màn hình làm việc của phần mềm, cách cài đặt và khởi động phần mềm.
II. Phương pháp giảng dạy
	Đàm thoại gợi nhớ, làm mẫu, quan sát.
III. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Giáo án thực hành, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
IV. Tiến trình lên lớp 
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
- CH1: Nêu cách khai báo biến và lấy ví dụ trong pascal.
- CH2: Nêu cú pháp câu lệnh gán và lấy ví dụ câu lệnh gán trong pascal.
3. Bài mới 
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1> Hướng dẫn mở đầu
GV: Giới thiệu
HS: Lắng nghe.
? Cách khởi động phần mềm? Biểu tượng của phần mềm?
? Các thao tác chính trên phần mềm?
HS: Nhớ lại, trả lời câu hỏi.
GV: Nhắc lại.
HS: Lắng nghe
GV: Trình diễn mẫu trực tiếp trên máy tính, hướng dẫn các bước làm cụ thể.
HS: Quan sát, ghi nhớ các bước cụ thể.
- Mục đích yêu cầu của bài thực hành.
- Các kiến thức liên quan:
 + Khởi động Suntimes
 + Các thực hiện một số chức năng của phần mềm.
- Làm mẫu:
 Một số chức năng của phần mềm
Hoạt động 2> Hướng dẫn thường xuyên.
GV: Phân công theo nhóm
HS: Ngồi vị trí các máy theo các nhóm.
GV: Giao bài tập trong sách giáo khoa.
GV: Quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra học sinh làm bài.
HS: Tập trung làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Phân công vị trí thực hành.
- Giao bài tập:
 các thao tác trong bài học
- Làm bài tập thực hành trên máy
 + Bài tập 1- 2 
4. Củng cố
	- Khởi động phần mềm? Các thành phần cơ bản trên giao diện của phần mềm
	- Một số thao tác?
5. Hướng dẫn về nhà
	Thực hành các thao tác trên phần mềm
Ngày dạy: 
	Tiết 24
TÌM HIỂU THỜI GIAN VỚI PHẦN MỀM SUNTIMES (T4)
I. Mục tiêu. 
 	Học xong bài học này, học sinh có khả năng sau: 
	- Tìm hiểu một số chức năng của phần mềm.
II. Phương pháp giảng dạy
	Đàm thoại gợi nhớ, làm mẫu, quan sát.
III. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Giáo án thực hành, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính.
 	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi.
IV. Tiến trình lên lớp 
1. Tổ chức lớp 
- Sĩ số lớp 
- Vệ sinh lớp 
2. Bài mới 
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1> Hướng dẫn mở đầu
GV: Nhắc lại.
HS: Lắng nghe
- Các kiến thức liên quan:
 - Khởi động chương trình
- Lưu tệp 
Hoạt động 2> Hướng dẫn thường xuyên.
GV: Giao bài tập trong sách giáo khoa.
GV: Quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra học sinh làm bài.
HS: Tập trung làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Làm bài tập thực hành trên máy
Hoạt động 3> Hướng dẫn kết thúc
GV: Tổng hợp, đánh giá kết quả buổi thực hành.
HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm
GV: Nhắc nhở học sinh thực hiện
.- Đánh giá kết quả buổi thực hành.
- Vệ sinh phòng máy
4. Củng cố
	- Khởi động phần mềm? Các thành phần cơ bản trên giao diện của phần mềm
	- Một số thao tác?
5. Hướng dẫn về nhà
	Thực hành các thao tác trên phần mềm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tin 8 2011 tuan 112.doc