GIÁO ÁN
BÀI THỰC HÀNH 7:
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN(T2)
I MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết và thực hiện tốt các thao tác định dạng văn bản đơn giản.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng trình bày trang văn bản
- Thao tác thực hiện nhanh chóng, chính xác.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính kiên trì và khả năng sáng tạo trong học tập.
GIÁO ÁN BÀI THỰC HÀNH 7: EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN(T2) Ngày soạn: 15/2/2011 Người soạn: Nguyễn Văn Thường Người dạy: Nguyễn Văn Thường Ngày dạy: I MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết và thực hiện tốt các thao tác định dạng văn bản đơn giản. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng trình bày trang văn bản - Thao tác thực hiện nhanh chóng, chính xác. 3. Thái độ - Rèn luyện tính kiên trì và khả năng sáng tạo trong học tập. II CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Giáo án - Sách Tin học THCS quyển 1 - Bài giảngđiện tử - Hai mẫu văn bản: Một mẫu đã được định dạng và một mẫu chưa định dạng 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới. - Sách Tin học THCS quyển 1 và vở ghi bài. III PHƯƠNG PHÁP - Giảng giải, nêu vấn đề, vấn đáp, máy tính IV TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG A. ỔN ĐỊNH LỚP 6A: . 6B: . 6C: .. 6D: . B. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa định dạng ký tự và định dạng đoạn văn bản? Trả lời: - Dựa vào khái niệm => Khác với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn thì nó tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó. Câu 2: Trình bày các bước định dạng đoạn văn bản bằng cách sử dụng các nút lệnh? Trả lời: B1: Đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản B2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng C. BÀI MỚI * Đặt vấn đề: Tiết trước chúng em đã được thực hành mục ( a) định dạng văn bản, tiết này chúng ta tiếp tục thực hành tiếp muc (b) thực hành. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Đưa ra hai mẫu văn bản một mẫu đã được định dạng và một mẫu chưa được định dạng và yêu cầu học sinh quan sát và cho biết điểm giống và khác nhau giữa 2 mẫu văn bản trên. HS: Quan sát và trả lời Giống nhau: Có nội dung giống nhau. Khác nhau: Một văn bản chưa được định dạng và một văn bản đã được định dạng. GV: Trình bày lại sự giống và khác nhau của hai đoạn văn bản Giống nhau: Có nội dung giống nhau. Khác nhau: Một văn bản chưa được định dạng và một văn bản đã được định dạng. HS: Quan sát và lắng nghe GV: Các em cần thực hiện những kiểu định dạng văn bản nào để được văn bản mẫu trên. HS: Trả lời theo suy nghĩ của mình: + Tiêu đề phải có kiểu chữ nghiêng, đậm và được căn giữa. + Toàn bộ nội dung của văn bản được căn giữa và có kiểu chữ nghiêng. + Phần cuối được căn lề phải GV: Khẳng định lại + Tiêu đề phải có kiểu chữ nghiêng, đậm và được căn giữa. + Toàn bộ nội dung của văn bản được căn giữa và có kiểu chữ nghiêng. + Phần cuối được căn lề phải GV: Hướng dẫn học sinh cách gõ đoạn văn bản theo mẫu(Làm mẫu một lần cho học sinh quan sát). HS: Quan sát GV: Yêu cầu học sinh mở một trang word mới gõ và định dạng đoạn văn bản theo mẫu trong SGK(Trang 93) HS: Học sinh thực hiện trên máy theo mẫu trong sách giáo khoa GV: Đưa một bài làm tốt nhất lên màn hình cho toàn bộ lớp quan sát và nhận xét bài làm và cho điểm. HS: Quan sát GV: Để lưu văn bản với tên Tre xanh em thực hiện như thế nào? HS: Trả lời theo suy nghĩ của mình. GV: Thực hiện cho học sinh quan sát. HS: Quan sát GV: Yêu cầu học sinh lưu văn bản với tên Tre xanh HS: Thực hiện GV: Nhận xét bài làm của các em và cho điểm một số em. 1. Thực hành - Gõ và định dạng đoạn văn bản theo mẫu: Tre xanh Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu! Có gì đâu, có gì đâu Mở màu ít chất dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất ngèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. (Theo Nguyễn Du) * Yêu cầu + Tiêu đề phải có kiểu chữ nghiêng, đậm và được căn giữa. + Toàn bộ nội dung của văn bản được căn giữa và có kiểu chữ nghiêng. + Phần cuối được căn lề phải - Lưu văn bản với tên Tre xanh GV: Yêu cầu học sinh mở một trang word mới D CŨNG CỐ - GV hệ thống lại nội dung chính của tiết thực hành. - Nhận xét chung về giờ thực hành, động viên khích lệ những học sinh thực hành tốt đồng thời nhắc nhở những học sinh thực hành còn yếu -> lần sau khắc phục. E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập lại kiến thức cũ, thực hành thêm (nếu có máy). - Tiếp tục xem trước nội dung bài 18 (Trang 94) F. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: