A. MỤC TIÊU.
* Kiến thức: - Biết được vai trò quan trọng của các phương tiện điều khiển.
- Nắm được, vì sao phải có hệ điều hành?
* kỹ năng: - Quan sát thực tế để lấy ví dụ.
* Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học.
B. PHƠNG PHÁP.
- Đặt, giải quyết vấn đề.
- Đối thoại, tương tác.
C. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK.
Ngày soạn: Ngày giảng: Chương 3: Hệ điều hành Bài 9. vì sao cần có hệ điều hành (Tiết 19) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Biết được vai trò quan trọng của các phương tiện điều khiển. - Nắm được, vì sao phải có hệ điều hành? * kỹ năng: - Quan sát thực tế để lấy ví dụ. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phơng pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Đối thoại, tương tác. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Chúng ta đã học và làm quen với các thiết bị máy tính. Vậy, làm thế nào để máy tính hoạt động một cách nhịp nhàng và điều khiển chuột, bàn phím? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của một số phương tiện điều khiển trong cuộc sống. (39 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: 1. Vật gì giúp cho người đi đường biết được lúc nào đi, lúc nào đứng lại? 2. Vai trò của đèn tín hiệu giao thông? HS: Thảo luận, trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: 1. Giả sử không có thời khoá biểu khi đến trường, điều gì sẽ xãy ra? HS: Thảo luận, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu HS tự rút ra nhận xét cho 2 quan sát trên. HS: Thực hiện. 1. Các quan sát. a) Quan sát 1: - Quan sát một ngã tư đường phố. b) Quan sát 2: - Hoạt động của trường khi TKB bị mất và mọi người không nhớ TKB. * Nhận xét. IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ, nêu rỏ vai trò quan trọng của phương tiện điều khiển. V. Dặn dò: - Học bài, xem trước phần 2 “Cái gì điều khiển máy tính”. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 9. vì sao cần có hệ điều hành (Tiết 20) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Biết được vị trí, tầm quan trọng của hệ điều hành. - Biết được HĐH thực hiện công việc gì. * kỹ năng: - Phân biệt được HĐH với các phần mềm khác. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phơng pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Đối thoại, tương tác. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Lấy ví dụ về hoạt động thực tế, nêu rỏ vai trò quan trọng của phương tiện điều khiển. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: ở tiết trước qua các quan sát hiện tượng xung quanh ta thấy được phương tiện điều khiển có vai trò rất quan trọng. Máy tính cũng tương tự nó hoạt động được nhờ có PTĐK để hài hoà phần cứng và phần mềm. Đó chính là HĐH. 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Cái gì điều khiển máy tính? (10 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Khi máy tính làm việc, các đối tượng nào sẽ hoạt động? HS: Trả lời. GV: Vậy hoạt động của các đối tượng đó cần phải được điều khiển không? HS: Trả lời. GV: Cái gì điều khiển hoạt động của các đối tượng trên? HS: Trả lời. GV: Hệ điều hành có chức năng gì? HS: Thảo luận, đưa ra kết luận. GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bảng. HS: Chú ý, ghi bài. GV: Em hãy kể tên các thiết bị phần cứng mà HĐH điều khiển? HS: Trả lời. GV: Kể tên các chương trình mà HĐH điều khiển? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, giải thích thêm về việc HĐH sẽ điều khiển các phần cứng như thế nào. 2. Cái gì điều khiển máy tính. - Hệ điều hành đảm nhận công việc điều khiển hoạt động của các đối tượng phần cứng hoặc phần mềm trong máy tính. + Điều khiển các thiết bị phần cứng: Màn hình, chuột, bàn phím, loa, máy in ... + Điều khiển các chương trình (phần mềm): Soạn thảo văn bản, các phần mềm học tập, phần mềm luyện gõ... IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức cơ bản cần phải nắm trong bài học hôm nay. V. Dặn dò: - Học bài, học thuộc phần ghi nhớ, làm các bài tập ở SGK.
Tài liệu đính kèm: