Giáo án Tin Học 6 - Trường THCS Hải Thái

Giáo án Tin Học 6 - Trường THCS Hải Thái

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết được các khái niệm tin học cơ bản.

- Hiểu được hoạt động của thông tin và quá trình xử lí thông tin

2. Kỹ năng: - Phân tích được quá trình xữ lí thông tin.

3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học

B. Phương pháp:

- Đặt và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.

2. Học sinh: SGK, tài liệu tham khảo.

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin Học 6 - Trường THCS Hải Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 01
Ngày soạn: 21/08/2010 
 Chương I. làm quen với tin học và máy tính điện tử
 Bài 1. 	 thông tin và tin học
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết được các khái niệm tin học cơ bản.
- Hiểu được hoạt động của thông tin và quá trình xử lí thông tin
2. Kỹ năng: - Phân tích được quá trình xữ lí thông tin.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học
B. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: 	(1')	Kiểm tra sĩ số.
 II. Bài cũ: 
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Hàng ngày các em tiếp nhận thông tin như thế nào? Hoạt động thông tin của con người và máy tính diễn ra như thế nào?
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu thông tin là gì? (17')
GV: Lấy các ví dụ minh hoạ, phân tích cho học sinh hoạt động của thông tin trong các lĩnh vực khác nhau. Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ.
HS: Nghe giảng, nêu các ví dụ nằm ngoài SGK.
GV: Dựa vào các ví dụ yêu cầu HS cho biết thông tin là gì?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu 1 vài học sinh nhắc lại khái niệm thông tin.
HS: Nhắc lại
HĐ2: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người. (20')
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết hoạt động thông tin là gì?
HS: Nghiên cứu, thảo luận và trả lời.
GV: Trong hoạt động thông tin (tiếp nhận, xử lí, trao đổi) theo em quá trình nào là quan trọng nhất? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng mô tả quá trình xử lí thông tin.
HS: Lên bảng vẽ.
GV: Lấy ví dụ giải thích cho HS hiểu thêm về quá trình xử lí thông tin.
HS: chú ý nghe giảng.
1. Thông tin là gì?
* Ví dụ:
* Khái niệm: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, hiện tượng) và về chính con người.
2. Hoạt động thông tin của con người:
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
- Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất.
- Quá trình xử lí thông tin:
Xử lí
 Thông tin vào Thông tin ra 
 IV. Cũng cố: (5')
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thông tin.
- Mô tả và giải thích quá trình xử lí thông tin.
 V. Dặn dò: (2')
- Học bài, làm bài tập ở SGK (trang 5).
- Đọc bài sự phong phú của thông tin (trang 6).
Rút kinh nghiệm
Tiết: 02
Ngày soạn: 21/08/2010
Bài 1. thông tin và tin học
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết được mối quan hệ tác động giữa hoạt động thông tin và tin học.
2. Kỹ năng: - Biết được nhiệm vụ chính của tin học.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học
B. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1')
 II. Bài cũ: (7 phút)
- Thông tin là gì? lấy ví dụ?
- Mô tả và giải thích quá trình xử lí thông tin?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Em có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy hoạt động thông tin và tin học diễn ra như thế nào?
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động thông tin và tin học. (30')
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK
HS: Đọc sách.
GV: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ đâu?
HS: Trả lời.
GV: Lấy 1 vài ví dụ để giải thích cho HS hiểu về khã năng của các giác quan và bộ não.
GV: Đưa ra 1 số hạn chế của bộ não và các giác quan của con người.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Vậy máy tính điện tử được làm ra ban đầu với mục đích gì? 
HS: Trả lời.
GV: Vậy nhiệm vụ chính của tin học là gì?
HS: Trả lời.
GV: Hoạt động thông tin và máy tính điện tử có vai trò như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
HS: Nhận xét.
GV: rút ra kết luận.
HS: Ghi bài.
GV: Em hãy đưa ra một vài ví dụ về một số lĩnh vực khác trong cuộc sống có sự trợ giúp của máy tính điện tử.
HS: Lấy ví dụ.
GV: Nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động thông tin và tin học.
- Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ các giác quan và bộ não.
- Máy tính điện tử được làm ra ban đầu chính là để hổ trợ cho công việc tính toán của con người.
- Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
* Kết luận: 
- Hoạt động thông tin phát triển dẫn đến sự ra đời của máy tính điện tử. Ngược lại, máy tính điện tử ra đời thúc đẩy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động thông tin.
 IV. Cũng cố: (5 ')
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ ở SGK.
- Hoạt động thông tin là gì? Nhiệm vụ chính của tin học là gì? 
 V. Dặn dò: (2')
- Học phần ghi nhớ ở SGK, trả lời các bài tập ở SKG, nghiên cứu trước bài Thông tin và biểu diễn thông tin
Rút kinh nghiệm
Tiết: 03
Ngày soạn: 30/08/2010
	thông tin và biểu diễn thông tin
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nắm được các dạng thông tin cơ bản.
- Biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin.
2. Kỹ năng: - Phân biệt được các dạng của thông tin.
- Biết được vai trò của thông tin trong đời sống.
3. Thái độ: - Nghiêm túc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về tin học. Yêu thích môn học. 
B. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp:
 	I. ổn định: 	(1')
II. Bài cũ: (5')
- Em hãy trình bày phần ghi nhớ trong bài “Thông tin và tin học”?
- Trả lời câu hỏi 3, 5 ở SGK (trang 5)?
 	III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: ở bài học trước các em đã nắm được thế nào là thông tin và những ví dụ về thông tin. Qua các ví dụ đó các em có biết thông tin tồn tại ở những dạng cơ bản nào?
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu các dạng cơ bản của thông tin. (11')
GV: Nhắc lại các ví dụ về thông tin và yêu cầu học sinh cho biết nó tồn tại ở dạng nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
HS: Ghi bài
GV: Ngoài 3 dạng cơ bản trên, em hãy cho biết thông tin còn tồn tại dưới dạng nào?
HS: Trả lời.
HĐ2: Tìm hiểu biểu diễn thông tin và vai trò của biểu diễn thông tin. (12')
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết biểu diễn thông tin là gì?
HS: Trả lời.
GV: Có những cách biểu diễn thông tin nào?
HS: Trả lời.
GV: Theo em việc biểu diễn thông tin như vậy có vai trò gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
- Biểu diễn thông tin có vai trò rất quan trọng nên con người không ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin mới. Một trong các công cụ đó là máy tính.
HĐ3: Cách biểu diễn thông tin trong máy tính. (10')
GV: Yêu cầu HS đọc SGK - Bít là gi? Thế nào là dữ liệu?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và giải thích thêm về cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
HS: Chú ý, ghi bài.
1. Các dạng thông tin cơ bản.
* Dạng văn bản: Con số, chữ viết hay kí hiệu
* Dạng hình ảnh: Các tấm ảnh, hình vẽ minh hoạ...
* Dạng âm thanh: Tiếng chim, tiếng còi xe, tiếng gà gáy, tiếng đồng hồ báo thức.
2. Biểu diễn thông tin.
 a. Biểu diễn thông tin.
- Là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
 b. Vai trò của biểu diễn thông tin.
- Biểu diễn thông tin có vai trò rất quan trọng:
 + Nhận dạng thông tin.
 + Lưu giữ và chuyễn giao thông tin.
 + Có vai trò quyết định với hoạt động thông tin nói chung và xử lí thông tin nói riêng.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Thông tin trong máy tính được biểu diễn ở dạng bít.
 + Bit (dãy nhị phân): Gồm 2 kí tự 0 và 1.
- Thông tin được lưu trữ trong máy tính được gọi là dữ liệu.
 	IV. Củng cố: (4')
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ ở SGK.
- Trình bày lại cách biểu diễn thông tin trong máy tính. 
 	V. Dặn dò: (2')
- Học phần ghi nhớ ở SGK, trả lời các bài tập ở SKG, nghiên cứu trước bài “Em có thể làm gì nhờ máy tính”.
Rút kinh nghiệm
Tiết: 04
Ngày soạn: 07/09/2010
Em có thể làm được gì nhờ máy tính
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết được một số khả năng của máy tính.
 - Biết được có thể sử dụng máy tính vào công việc gì .
2. Kỹ năng: - Sử dụng máy tính làm công cụ học tập.
3. Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. 
B. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp:
 	I. ổn định: 	(1')
 	II. Bài cũ: (5')
- Em hãy trình bày phần ghi nhớ trong bài “Thông tin và biểu diễn thông tin”?
- Trả lời câu hỏi 3 ở SGK (trang 9)?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Các em đã biết vai trò của máy tính là công cụ hổ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, vậy máy tính có khả năng gi?
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu một số khả năng của máy tính.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết máy tính có những khả năng nào?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
HS: Nhận xét.
GV: Kết luận.
GV: Cho HS đọc và nhận xét ví dụ về số Pi ở SGK.
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung và kết luận.
GV: Cho học sinh đọc SGK, sau đó giải thích cho HS hiểu rõ hơn về khả năng lưu trử của máy tính.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về 1 khả năng khác của máy tính.
HS: Thảo luận, đưa ra ví dụ.
GV: Nhận xét, kết luận.
Máy tính thật sự đã trở thành người bạn thân quen của nhiều người.
1. Một số khả năng của máy tính.
* Khả năng tính toán nhanh.
- Phép nhân 2 số có nhiều chữ số nếu tính bằng tay phải mất hàng giờ nhưng máy tính chỉ thực hiện trong chốc lát.
* Tính toán với độ chính xác cao.
- Chữ số Pi:
 + Năm 1609 Ludolph von Ceulen tính được số Pi với 34 chữ số sau dấu thập phân.
 + Nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử, đến năm 1999 người ta đã tính được bốn mươi nghìn tỉ chữ số sau dấu thập phân.
 + Đến năm 2000, người ta đã tìm ra chữ số thứ 1 triệu tỉ sau dấu thập phân.
* Khã năng lưu trữ lớn.
- Máy tính có thể lưu trữ vài chục triệu trang sách, tương đương với khoãng 100.000 cuốn sách.
* Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.
- Máy tính có thể làm việc trong một thời gian dài.
 	IV. Cũng cố: (7')
- Yêu cầu học sinh trình bày lại những khả năng của máy tính.
- Mỗi khả năng gọi 1 đến 2 học sinh lấy ví dụ. 
V. Dặn dò: (2')
- Học phần ghi nhớ ở SGK, trả lời các bài tập ở SKG.
Rút kinh nghiệm
Tiết: 05
Ngày soạn: 10/09/2010
Em có thể làm được gì nhờ máy tính
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết được có thể sử dụng máy tính vào công việc gì .
 - Biết được những gì máy tính chưa làm được.
2. Kỹ năng: - Sử dụng máy tính làm công cụ học tập và giải trí.
3. Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. 
B. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học bài, SGK ... : Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp:
 	I. ổn định: (1')
 	II. Bài cũ: (6')
- Trình bày chức năng của máy tính?
- Máy tính có thể giúp em làm được công việc gì? Lấy ví dụ?
 	III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Em hãy cho biết quá trình xử lí thông tin được diễn ra như thế nào? Em đã biết gì về cấu trúc chung của máy tính?
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Nghiên cứu quá trình xử lí thông tin. (12')
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK.
HS: Đọc sách.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng mô tả lại quá trình xử lí thông tin. HS dưới lớp lấy ví dụ về quá trình xử lí thông tin ngoài SGK.
HS: Lên bảng mô tả và lấy ví dụ về quá trình xử lí thông tin.
GV: Qua mô hình xử lí và qua các ví dụ, em hãy rút ra nhận xét gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Tìm hiểu cấu trúc chung của máy tính điện tử. (20')
GV: Em hãy nêu cấu trúc chung của một máy tính?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, giải thích thêm.
GV: Giải thích cho HS hiểu rỏ về chức năng quan trọng của CPU.
HS: Chú ý nghe giảng, ghi bài. 
GV: Em hãy kể tên các thiết bị vào và thiết bị ra trên máy tính?
HS: Trả lời.
GV: Giải thích cho HS hiểu thế nào là bộ nhớ trong - bộ nhớ ngoài.
GV: Các khối chức năng trên có thể tự hoạt động được chưa? vì sao?
HS: Trả lời.
1. Mô hình quá trình ba bước.
 * Mô hình quá trình ba bước:
Xử lí
Nhập
(Input)
Xuất
(Output)
* Kết luận: Quá trình xử lí thông tin nào cũng có 3 bước như trên. Vì vậy máy tính cần có các bộ phận đảm nhận chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình 3 bước.
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
* Cấu trúc đó gồm:
- Bộ xử lí trung tâm: CPU - CPU - Được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán và điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
- Thiết bị vào và thiết bị ra: (Input/Output) 
 + Còn gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng.
- Các bộ nhớ: Là nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu.
* Chương trình: Là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
 	IV. Củng cố: (4')
- Yêu cầu học sinh mô tả lại quá trình 3 bước.
- Trình bày cấu trúc chung của máy tính điện tử.
 	V. Dặn dò: (2')
- Học phần ghi nhớ ở SGK, trả lời các bài tập ở SKG.
- Tìm hiểu cấu trúc chung của máy tính
Rút kinh nghiệm
Tiết: 07
Ngày soạn: 18/09/2010
máy tính và phần mềm máy tính
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nắm được các khái niệm cơ bản trong tin học.
2. Kỹ năng: - Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
3. Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. 
B. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp:
 	I. ổn định: 	(1')
 	II. Bài cũ: (5')
- Trình bày cấu trúc chung của chương trình máy tính? Thế nào chương trình?
 	III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Em đã biết được những gì về phần mềm máy tính?
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu cấu trúc chung của máy tính điện tử. (20')
GV: Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là bộ nhớ?
HS: Trả lời.
GV: Giải thích về bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
GV: Em hãy cho biết khi mất điện thì bộ nhớ nào (Rom và Ram) sẽ bị mất dữ liệu? 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và giải thích vì sao khi mất điện thì dữ liệu trong RAM sẽ bị mất còn trong ROM thì không.
HS: Chú ý nghe giảng, ghi bài.
GV: Em hãy kể tên các bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ chương trình mà em biết?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ở SGK.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK, mô tả lại quá trình xử lí thông tin.
HS: Lên bảng thực hiện.
HĐ2: Phần mềm và phân loại phần mềm. (12')
GV: Theo em hiểu như thế nào là một phần mềm?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, yêu cầu HS lấy ví dụ.
GV: Phần mềm máy tính được chia làm mấy loại?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy nêu các phần mềm hệ thống mà em biết?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ.
HS: Trả lời.
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
 * Bộ xử lí trung tâm.
 * Bộ nhớ.
 - Bộ nhớ trong: (Rom và Ram) - Được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.
 + ROM: Là loại bộ nhớ chỉ cho phép đọc dữ liệu chứ không cho phép ghi dữ liệu.
 + RAM: Là loại bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ liệu.
- Bộ nhớ ngoài: Được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu.
* Đơn vị đo thông tin trong máy tính.
- 1 Byte = 8 bit (tương ứng 1 kí tự)
- 1 KB = 210 byte = 1024 byte
- 1 MB = 210 Kbyte = 1024 Kbyte
- 1 GB = 210 Mbyte = 1024 Mbyte
3. Máy tính là công cụ xử lí thông tin.
INPUT (Thông tin Xử lí và OUTPUT (Văn 
các chương trình) lưu trữ bản, âm thanh)
4. Phần mềm và phân loại phần mềm.
* Phần mềm là gì? 
- Là các chương trình để điều khiển hoạt động của máy tính, xử lí dữ liệu phục vụ cho ứng dụng cụ thể.
 + Ví dụ: Chương trình học toán Toolkitmath, luyện gõ phím Mario – Typing test...
* Phân biệt phần mềm:
- Phần mềm được chia thành 2 loại:
 + Phần mềm hệ thống: Là tập hợp các chương trình đặc biệt có chức năng tổ chức và điều hành các chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng, chính xác.
 + Phần mềm ứng dụng: Là những chương trình được viết ra để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của người sử dụng.
IV. Củng cố: (5')
- Yêu cầu học sinh trình bày BNT - BNN và các đơn vị đo thông tin trong máy tính.
- Nhắc lại khái niệm phần mềm. Phân biệt phần mềm hệ thống - phần mềm ứng dụng.
 	V. Dặn dò: (2')
- Học phần ghi nhớ ở SGK, trả lời các bài tập ở SKG.
	- Tiết sau thực hành
Rút kinh nghiệm
Tiết: 08 
Ngày soạn: 25/09/2010
Bài thực hành 1
làm quen với một số thiết bị máy tính
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính.
2. Kỹ năng: - Biết cách bật/tắt máy tính.
- Làm quen với bàn phím và chuột.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, có ý thức bảo vệ máy, yêu thích môn học
B. Phương pháp:
- Thực hành, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính.
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp:
 	I. ổn định: 	(3')
 	II. Bài cũ: (4')
? Hãy nêu cấu trúc của máy tính? 
 	III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Em đã biết được những bộ phận nào của máy tính? Những bộ phận đó có đặc điểm gì? được sử dụng như thế nào?
2. Triển khai :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Phân biệt các bộ phận của máy tính. (14')
GV: Em hãy kể tên các thiết bị nhập dữ liệu?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và giới thiệu thêm về thiết bị nhập dữ liệu chuột - bàn phím.
GV: Cho HS quan sát bàn phím và chuột.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Mở vỏ máy cho HS quan sát thân máy và giải thích các bộ phận trên thân máy.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Yêu cầu HS nêu tên các thiết bị xuất dữ liệu đã học.
HS: Trả lời.
GV: Cho HS quan sát các thiết bị lưu dữ liệu và giải thích về vai trò của các thiết bị trên.
GV: Em hãy kể tên các thành phần cơ bản của máy tính.
HS: Trả lời.
HĐ2: Khởi động - làm quen với chuột, bàn phím và tắt máy tính. (20')
GV: Cho HS quan sát thân máy tính và hướng dẫn vị trí của nút Power.
HS: Quan sát và thực hành.
GV: Yêu cầu HS quan sát bàn phím và chuột.
GV: Hướng dẫn các vùng phím trên bàn phím và cách sử dụng chuột.
HS: Quan sát, chú ý nghe giảng và ghi bài.
GV: Yêu cầu HS thực hành trên chương trình Notepad.
HS: Thực hành.
Kết thúc tiết học GV hướng dẫn cho HS cách tắt máy.
1. Các bộ phận của máy tính.
* Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản:
- Chuột và bàn phím.
- Ngoài ra còn có các thiết bị nhập dữ liệu khác như: Webcam, ổ đĩa, máy quét ảnh
* Thân máy tính: - Chứa nhiều thiết bị phức tạp gồm: Bộ vi xử lý (CPU), Bộ nhớ (Ram - Rom) và nguồn điện Được gắn trên một bảng mạch.
* Các thiết bị xuất dữ liệu:
- Màn hình, máy in, loa
* Các thiết bị lưu dữ liệu:
- Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang, flash (USB)
* Các bộ phận cấu thành máy tính hoàn chỉnh:
- CPU, màn hình, chuột và bàn phím.
2. Bật và tắt máy tính.
 a. Bật CPU và màn hình:
- Nhấn nút lớn trên thân CPU để khởi động máy tính (Nút Power - có hình ) và đợi cho đến khi máy tính kết thúc quá trình khởi động.
 b. Làm quen với bàn phím và chuột:
- Vùng phím chức năng: từ F1 Ž F12.
- Vùng phím cơ sở: Gồm các vùng phím chữ và phím số.
- Chuột: gồm nút chuột trái và nút chuột phải.
 c. Tắt máy:
- Nháy chuột vào nút Start Ž Turn off Computer Ž Turn off. 
 	IV. Củng cố: (3')
- Nhận xét bài làm của từng nhóm và chung cho toàn lớp.
 	V. Dặn dò: (1')
- Học bài, xem trước các phần mềm học tập.
Rút kinh nghiệm
Tiết: 09
Ngày soạn: 25/09/2010
Chương II 	 Phần mềm học tập
Bài 5. luyện tập chuột
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh các thao tác sử dụng chuột.
2. Kỹ năng: - Sử dụng chuột thành thạo trên máy, thực hiện tốt các bài thực hành.
3. Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. 
B. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thực hành rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột.
C. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp:
 	I. ổn định: (1')
 	II. Bài cũ: (5')
- Nêu khái niệm phần mềm? Thế nào là phần mềm hệ thống? Lấy ví dụ?
- Thế nào là phần mềm ứng dụng? Lấy ví dụ?
 	III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:Con chuột máy tính có chức năng gì?Cách sử dụng nó như thế nào?
 2. Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Cách sử dụng chuột (18').
GV: Cho HS quan sát con chuột máy tính, nêu và hướng dẫn các tính năng của chuột.
HS: Quan sát, chú ý nghe giảng.
GV: Yêu cầu HS quan sát cách sử dụng chuột ở SGK.
HS: Xem SGK.
HĐ2:Sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills. (15')
GV: Giới thiệu với HS về phần mềm Mouse Skills.
GV: Hướng dẫn cách thực hành với phần mềm này (các thao tác, tác dụng của phàn mềm)
HS: Chú ý nghe giảng, nghiên cứu thêm ở SGK.
1. Các thao tác chính với chuột.
 - Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng (không nhấn bất cứ nút chuột nào).
- Nháy chuột: Nhấn nhanh nút chuột trái và thả tay.
- nháy đúp chuột: Nhấn nút chuột trái 2 lần liên tiếp.
- Nháy nút chuột phải: Nhấn nhanh nút chuột phải và thả tay.
- Kéo thả chuột: Nhấn và giữ chuột trái, di chuyển đến vị trí đích và thả tay.
2. Luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills.
Luyện tập thao tác sử dụng chuột với 5 mức sau:
- Mức 1: Luyện thao tác di chuyển.
- Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột.
- Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp chuột.
- Mức 2: Luyện thao tác nháy nút phải chuột.
- Mức 2: Luyện thao tác kéo thả chuột.
 	IV. Củng cố: (4')
- Yêu cầu học sinh trình bày các thao tác sử dụng chuột.
 	V. Dặn dò: (2')
- Học bài, chuẩn bị cho tiết thực hành.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tin hoc 6.doc