Giáo án Tin học 7 Bài 17: Định dạng đoạn văn bản

Giáo án Tin học 7 Bài 17: Định dạng đoạn văn bản

Bài 17 :ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết các nội dung định dạng đoạn văn bản.

- Biết cách thực hiện các thao tác định dạng đoạn văn bản.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản.

3. Thái độ phẩm chất:

- Học tập nghiêm túc, nhận biết được mục đích và ý nghĩa của bài học.

B. Phương pháp – phương tiện:

1. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, thuyết trình, làm mẫu, luyện tập.

2. Phương tiện:

- Máy tính, máy chiếu Project.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1412Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 Bài 17: Định dạng đoạn văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17 :định dạng đoạn văn bản
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Biết các nội dung định dạng đoạn văn bản.
Biết cách thực hiện các thao tác định dạng đoạn văn bản.
2. Kỹ năng:
Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản.
3. Thái độ phẩm chất:
Học tập nghiêm túc, nhận biết được mục đích và ý nghĩa của bài học.
B. Phương pháp – phương tiện:
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, thuyết trình, làm mẫu, luyện tập.
2. Phương tiện:
- Máy tính, máy chiếu Project.
C. Chuẩn bị:
GV: nghiên cứu tài liệu, soạn bài; Bảng phụ
HS: học bàI cũ, chuẩn bị bài mới.
D. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
? Cho biết tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh , , , .
3. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
GV cho HS quan sát 2 văn bản (1 đã định dạng, 1 chưa định dạng)
? Em hãy quan sát và nhận xét về cách trình bày của hai văn bản trên?
(HS trả lời)
GV nhận xét, chỉ ra sự khác biệt và kết luận đó chính là định dạng đoạn văn bản.
Vậy định dạng đoạn văn bản là gì? Làm thế nào để có thể định dạng được đoạn văn bản? Để trả lời cho các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay
Bài 7 - Định dạng đoạn văn bản
2. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: 1, Định dạng đoạn văn
Em hãy theo dõi SGK và cho cô biết định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất nào của đoạn văn bản?
- GV nhận xét và đưa ra tính chất chung của đoạn văn bản. 
- Gọi 1 HS đọc lại.
GV: Để biết khoảng cách giữa các dòng và các đoạn được xác định như thế nào ta quan sát hình vẽ sau:
(GV cho HS quan sát hình trang 89 – SGK (đã chuẩn bị sẵn))
GV giảng giải về khoảng cách giữa các đoạn và khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn bản.
GV: Khác với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
HS quan sát SGK và trả lời.
Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
Kiểu căn lề
Vị trí lề của cả đoạn so với toàn trang
Khoảng cách lề của dòng đầu tiên
Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn
HS Phát biểu:
Dòng đầu tiên được căn giữa
Đoạn thứ nhất căn thẳng lề trái
Đoạn thứ hai căn thẳng lề phải
Đoạn thứ ba căn thẳng hai lề
đoạn thứ tư thụt lề dòng đầu tiên
Đoạn thứ năm cả đoạn thụt lề.
HS quan sát, tiếp thu
Hoạt động 2: 2, Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
? Bước đầu tiên của định dạng đoạn văn là gì?
? Vậy làm thế nào để em chọn được đoạn văn bản?
GV chốt: Để chọn đoạn văn bản ta chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản. 
Để định dạng ta sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng
GV treo hình ảnh của thanh công cụ định dạng trên đó có ghi chú tác dụng của các nút lệnh để định dạng đoạn văn. Yêu cầu HS quan sát và nhận biết các nút lệnh.
GV chỉ và giải thích và cách nhớ các nút lệnh để 
Căn lề:
+ : căn thẳng lề trái
+ : căn thẳng lề phải
+ : căn giữa 
+ : căn thẳng hai lề
Thay đổi lề của cả đoạn văn:
+ : giảm lề trái của đoạn
+ : tăng lề trái của đoạn
- Khoảng cách dòng trong đoạn văn: 
Khi định dạng kí tự ta có thể thực hiện bằng cách sử dụng thanh công cụ Formating hoặc dùng hộp thoại Font. Vậy khi định dạng đoạn văn bản ngoài việc sử dụng thanh công cụ Formating thì chúng ta có thể thực hiện bằng cách nào khác nữa không?
=> Chúng ta còn có thể thực hiện được bằng cách sử dụng hộp thoại Paragraph như sau:
HS: phải chọn đoạn văn bản cần định dạng.
HS trả lời theo ý hiểu.
Bước 1: đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản. 
Bước 2: sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
HS quan sát
HS đưa ra ý kiến.
Hoạt động 3: 3, Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph
? Trước khi thực hiện định dạng đoạn văn bản em phải làm gì?
- GV nhấn mạnh lại 1 lần nữa.
? Hãy tìm hiểu thông tin trong SGK và cho biết cách mở hộp thoại Paragraph?
- GV thực hiện mở hộp thoại Paragraph và giới thiệu các lựa chọn trong hộp thoại..
Mục Alignment: căn lề
+ Left: căn thẳng lề trái
+ Right: căn thẳng lề phải
+ Center: căn giữa
+ Justified: căn thẳng hai lề
Mục Indentation: khoảng cách lề
Mục Before: khoảng cách đến đoạn trên
Mục After: khoảng cách đến đoạn dưới
Line spacing: khoảng cách các dòng trong đoạn
Special: thụt lề dòng đầu
? Hãy thực hiện định dạng đoạn văn bản thứ 2 với yêu cầu sau:
- Khoảng cách giữa các dòng là 1,5
- Khoảng cách đến đoạn văn bản trên và dưới là 6pt.
- Đoạn văn bản được căn đều 2 bên.
? Hãy chỉ ra các lựa chọn định dạng đoạn văn trên hộp thoại Paragraph tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng?
? Sử dụng hộp thoại Paragraph và các nút lệnh trên thanh công cụ cách nào thực hiện nhanh hơn và thực hiện được nhiều chức năng hơn?
? Chúng ta không thể thực hiện được định dạng nào khi sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ?
HS: đưa con trỏ vào đoạn văn bản cần định dạng
HS: mở bảng chọn Format chọn Paragraph 
HS quan sát, tiếp thu kết hợp ghi bài.
1 HS lên thực hiện
HS trả lời.
HS: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ nhanh hơn nhưng thực hiện được ít chức năng hơn.
HS: Không thể chọn khoảng cách giữa các đoạn bằng cách sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ.
 E. Bài tập củng cố: (4 phút)
1. Để thực hiện định dạng đoạn văn bản căn lề đều 2 bên thì cách thực hiện nào sau đây là đúng?
A. Lựa chọn phần văn bản cần định dạng, nhấn nút 
B. Nháy chuột vào đoạn văn bản cần định dạng và nhấn nút 
C. Nháy chuột vào đoạn văn bản cần định dạng và nhấn nút 
2. Nêu ý nghĩa của các nút công cụ sau:
Nút lệnh
ý nghĩa
F. Nhiệm vụ về nhà
 1. Ghi nhớ các tính chất của đoạn văn bản và cách thực hiện các định dạng này.
2. Chuẩn bị bài thực hành
3. Thực hành trên máy (nếu có)
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 7 - Dinh dang doan van ban (Yen 06b - HD).doc