BÀI 3:
THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (t1)
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Biết sử dụng công thức để tính toán.
- Biết cách nhập công thức vào ô tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Muốn mở 1 tệp bảng tính đã có trong máy ta dùng lệnh gì?
Tuần: 7 Tiết: 13 BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (t1) I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: Biết sử dụng công thức để tính toán. Biết cách nhập công thức vào ô tính. II. Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK, sách tham khảo III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định nề nếp: - Giữ trật tự lớp học. - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Muốn mở 1 tệp bảng tính đã có trong máy ta dùng lệnh gì? Đáp án: Chọn lệnh File -> Open Nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ. Câu 2: Muốn mở 1 bảng tính mới ta dùng lệnh gì? Đáp án: - Chọn lệnh File -> New - Nháy nút lệnh New trên thanh công cụ. Câu 3: Muốn lưu bảng tính với tên khác ta dùng lệnh gì? Đáp án: - Chọn lệnh File -> Save As - Gõ tên mới trong hộp File Name - Nháy nút Save hoặc nhấn phím Enter 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Chương trình bảng tính giúp con người thực hiện các tính toán, vẽ biểu đồTừ dữ liệu đã được nhập vào các ô tính em có thể thực hiện các tính toán. Khả năng tính toán là một điểm ưu việt của các chương trình bảng tính nói chung và chương trình bảng tính Excel nói riêng. Muốn thực hiện các phép tính trong bảng tính chúng ta phải sử dụng đến công thức tính toán. Vậy để biết cách sử dụng công thức để tính toán và cách nhập công thức vào ô tính, chúng ta vào bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán Gv: Trong toán học chúng ta thường tính toán các biểu thức với các phép cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừaTương tự các công thức cũng được dùng trong các bảng tính. Hs: Lắng nghe Gv: Giới thiệu các kí hiệu của các phép toán trong công thức Hs: Lắng nghe Gv: Lấy 1 biểu thức làm ví dụ: 5.(10+4)/2 Gv: Thực hiện phép tính trên và cho kết quả? Hs: Trả lời Gv: Nêu trình tự thực hiện phép tính trên? Hs: Trả lời Gv: Tương tự, các phép tính toán trong công thức cũng được thực hiện theo trình tự thông thường. Gv: Giới thiệu trình tự thực hiện các tính toán trong công thức và cho Hs ghi bài. Hs: Lắng nghe và ghi bài. Hoạt động 2: Nhập công thức Gv: Giới thiệu các bước nhập công thức vào ô tính. Hs: Lắng nghe Gv: Thực hiện các bước nhập công thức trên máy cho Hs quan sát. Hs: Quan sát. Gv: Lưu ý việc quan trọng nhất trong nhập công thức là chúng ta phải gõ dấu = trước tiên. Hs: Lắng nghe. Gv: Nhập nội dung (8+4)/2 vào một ô tính. Chú ý nội dung trên thanh công thức và dữ liệu trong ô, cho nhận xét? Hs: Nhận xét. Gv: Nhập nội dung =(8+4)/2 vào một ô tính. Chú ý nội dung trên thanh công thức và dữ liệu trong ô, cho nhận xét? Hs: Nhận xét. Gv: Nếu chọn 1 ô không có công thức và quan sát thanh công thức, em sẽ thấy nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô. Nếu trong ô có công thức thì trên thanh công thức sẽ hiển thị công thức của phép toán và trong ô tính sẽ hiển thị kết quả của phép toán. 1. Sử dụng công thức để tính toán: Các kí hiệu của các phép toán trong công thức: + : phép cộng. : phép trư. * : phép nhân. Ví dụ: 3*5 / : phép chia. Ví dụ: 3/5 ^ : phép lấy luỹ thừa. Ví dụ: 2^3 %: phép lấy phần trăm. Ví dụ: 5% - Các phép toán được hiện theo trình tự: các phép toán trong cặp dấu ngoặc đơn “(“ và “)” được thực hiện trước, sau đó là phép nâng lên luỹ thừa, tiếp theo là các phép nhân và phép chia, cuối cùng là phép cộng và phép trừ. 2. Nhập công thức: - Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức. - Bước 2: Gõ dấu = - Bước 3: Nhập công thức - Bước 4: Nhấn Enter. 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: Các phép toán trong công thức được thực hiện theo trình tự nào? Nêu các bước nhập công thức vào ô tính? 5. Dặn dò: Về nhà học bài. Xem trước Phần 3 (SGK/23) Bài tập trang 24 IV. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: