Giáo án Tin học 7 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính (t2)

Giáo án Tin học 7 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính (t2)

BÀI 3:

THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (t2)

I. Mục đích, yêu cầu:

Giúp học sinh:

- Biết được ý nghĩa của việc sử dụng đại chỉ trong công thức.

- Thành thạo việc thực hiện một số tính toán trên trang tính.

- Làm một số bài tập áp dụng.

II. Đồ dùng dạy học:

Giáo án, SGK, sách tham khảo, tivi.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định nề nếp:

- Giữ trật tự lớp học.

- Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Các phép toán trong công thức được thực hiện theo trình tự nào?

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính (t2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Tiết: 14 
BÀI 3: 
THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (t2) 
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp học sinh:
Biết được ý nghĩa của việc sử dụng đại chỉ trong công thức.
Thành thạo việc thực hiện một số tính toán trên trang tính.
Làm một số bài tập áp dụng.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo án, SGK, sách tham khảo, tivi.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Các phép toán trong công thức được thực hiện theo trình tự nào?
Đáp án: 
Các phép toán được hiện theo trình tự:
Các phép toán trong cặp dấu ngoặc đơn “(“ và “)” được thực hiện trước
Sau đó là phép nâng lên luỹ thừa
Tiếp theo là các phép nhân và phép chia, cuối cùng là phép cộng và phép trừ.
Câu 2: Nêu các bước nhập công thức vào ô tính?
Đáp án: 
- Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức.
- Bước 2: Gõ dấu =
- Bước 3: Nhập công thức
- Bước 4: Nhấn Enter.	
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: 
Trong tiết học trước chúng ta đã nắm được cách sử dụng công thức để tính toán, các bước nhập công thức vào ô tính. 
Như chúng ta đã biết khả năng tính toán của chương trình bảng tính là kết quả tính toán sẽ tự động cập nhật dữ liệu mà không cần phải tính toán lại nếu dữ liệu ban đầu thay đổi. 
Vậy làm cách nào để kết quả tính toán có thể tự động cập nhập dữ liệu? 
Chúng ta tiếp tục bài học của tiết trước:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Sử dụng địa chỉ trong công thức 
Gv: Địa chỉ ô là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Trong công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô.
Hs: Lắng nghe
Gv: Nhập dữ liệu vào trong ô A1, B1 lần lượt là 8, 17. Tính trung bình cộng của nội dung 2 ô A1 và B1, nhập vào ô C1 công thức như sau =(18+2)/2. Nhận xét kết quả trong ô C1 đúng hay sai?
Hs: Nhận xét.
Gv: Bây giờ chúng ta sửa nội dung trong ô A1 là 5. Vậy kết quả trong ô C1 (trung bình cộng của nội dung 2 ô A1 và B1) còn đúng hay không?
Hs: Trả lời
Gv: Như vậy nếu nội dung của 1 trong 2 ô (A1 và B1) bị thay đổi thì chúng ta phải tính lại kết quả trong ô C1.
Gv: Nhập dữ liệu vào trong ô A2, B2 lần lượt là 10, 14. 
Tính trung bình cộng của nội dung 2 ô A2 và B2, nhập vào ô C2 công thức như sau =(A2+B2)/2. Nhận xét kết quả trong ô C2 đúng hay sai?
Hs: Nhận xét.
Gv: Bây giờ chúng ta sửa nội dung trong ô A2 là 20. Vậy kết quả trong ô C2 (trung bình cộng của nội dung 2 ô A2 và B2) còn đúng hay không?
Hs: Trả lời
Gv: Như vậy nếu chúng ta sử dụng địa chỉ của ô trong công thức tính toán thì kết quả trong ô C2 sẽ được tự động cập nhật mỗi khi nội dung trong các ô A2 và B2 thay đổi mà không cần phải tính toán lại. 
Vì vậy việc sử dụng địa chỉ của ô trong công thức tính toán rất tiện lợi giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Hs: Lắng nghe và ghi bài
Hoạt động 2: Bài tập
Bài 1/24:
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài.
Hs: Đọc bài
Gv: Cho Hs 2 phút suy nghĩ tìm câu trả lời.
Hs: Làm vào nháp.
Gv: Gọi 1 Hs trả lời câu hỏi.
Hs: Trả lời
Gv: Gọi 1 Hs khác nhận xét câu trả lời
Hs: Nhận xét
Gv: Nhận xét và đưa ra lời giải đúng.
Hs: Ghi câu trả lời đúng vào vở.
Bài 2/24:
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài.
Hs: Đọc bài
Gv: Chia mỗi bàn là một nhóm. Yêu cầu từng nhóm thảo luận tìm lời giải.
Hs: Thảo luận
Gv: Gọi 1 số nhóm trả lời câu hỏi.
Hs: Trả lời
Gv: Gọi 1 nhóm khác nhận xét câu trả lời
Hs: Nhận xét
Gv: Nhận xét và đưa ra lời giải đúng.
Hs: Ghi câu trả lời đúng vào vở.
Bài 4/24:
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài.
Hs: Đọc bài
Gv: Chia mỗi bàn là một nhóm. Yêu cầu từng nhóm thảo luận tìm lời giải.
Hs: Thảo luận
Gv: Gọi 1 số nhóm trả lời câu hỏi.
Hs: Trả lời
Gv: Gọi 1 nhóm khác nhận xét câu trả lời
Hs: Nhận xét
Gv: Nhận xét và đưa ra lời giải đúng.
Hs: Ghi câu trả lời đúng vào vở.
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức: 
- Trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô.
- Khi sử dụng địa chỉ của ô trong công thức tính toán thì kết quả tính toán sẽ tự động cập nhật dữ liệu mà ta không phải tính toán lại.
4. Bài tập:
Bài 1/24:
Bạn Hằng gõ vào một ô tính nội dung 8+2*3 với mong muốn tìm được giá trị công thức vừa nhập. Nhưng trên ô tính vẫn chỉ hiển thị nội dung 8+2*3 thay vì giá trị 14 mà Hằng mong đợi, vì trước khi nhập công thức bạn Hằng không gõ dấu =. Chính vì thế mà bạn Hằng không nhận được kết quả như mong đợi.
Bạn Hằng phải gõ công thức = 8+2*3 khi đó mới nhận được kết quả là 14.
Bài 2/24:
Để biết một ô chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định thì chúng ta sẽ chọn ô đó, quan sát nội dung trên thanh công thức và dữ liệu trong ô tính:
- Nếu nội dung trên thanh công thức và dữ liệu trong ô tính giống nhau thì ô đó chứa dữ liệu cố định.
- Nếu trên thanh công thức hiển thị công thức tính toán và trong ô tính hiển thị kết quả thì ô đó chứa công thức.
Bài 4/24:
Trong các công thức đã cho thì công thức đúng là:
c, =(D4+C2)*B2
4. Củng cố: 
5. Dặn dò:
Về nhà học bài, làm bài tập còn lại..
Xem trước Bài thực hành 3: Bảng điểm của em
IV. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 3t2.doc