Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
MỤC TIÊU:
- Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu.
- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính
- Hiểu khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính.
- Biết cách nhập, sửa, xóa dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính.
CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án, phòng máy tính, máy chiếu Projector.
- Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2).
Ngày dạy: ... Tiết: – Tuần:.. Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? F MỤC TIÊU: - Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu. - Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập. - Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính - Hiểu khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính. - Biết cách nhập, sửa, xóa dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính. I CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án, phòng máy tính, máy chiếu Projector. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2). : PHƯƠNG PHÁP: - Minh họa, thuyết trình ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2./ Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ. 3./ Giảng bài mới: a./ Giới thiệu bài mới: (1’) Ở chương trình lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu về phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word với những ứng dụng rộng rãi của nó trong việc soạn thảo văn bản, hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em một phần mềm nữa cũng rất quan trọng và được ứng dụng nhiều trong thực tế đó là phần mềm phần mềm bản tính điện tử trong Microsoft Excel thuộc bộ Microsoft Office của hãng Microsoft. b./ Tiến trình bài dạy: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bảng và nhu cầu xử lý thông tin dạng bảng.(15’) Ở cuối năm học lớp 6, các em đã được học cách trình bày một số nội dung văn bản bằng bảng cho cô đọng và dễ hiểu, dễ so sánh. Hỏi: Em nào có thể đưa ra một số ví dụ về việc trình bày bằng bảng? Đưa ra thêm 1 số ví dụ về bảng như bảng điểm của lớp (hình 1 trang 3 SGK). Nếu ta trình bày bằng bảng trong Word chúng ta phải nhập số liệu cụ thể cho từng ô nhưng trong bảng tính điện tử các công việc tính toán chúng ta có thể thực hiện một cách tự động, nhanh chóng và chính xác nhờ cách sử dụng các công thức hay hàm tính toán thích hợp như trong bảng điểm trên thì cột điểm trung bình được tính toán tự động nhờ việc sử dụng công thức tính toán phù hợp. Công việc này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian mà kết quả lại nhanh chóng và chính xác. Các em hãy quan sát ví dụ thứ 3 trang 4 SGK. Hỏi: Em nào có thể cho các bạn biết bản tính điện tử còn những ích lợi nào nữa? Ngoài ra bảng tính điện tử còn có nhiều tính năng khác như sắp xếp dữ liệu theo 1 thứ tự nhất định, tìm kiếm nhanh dữ liệu, Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các tính năng của bảng tính điện tử trong các phần tiếp theo. Trả lời: Danh bạ điện thoại, địa chỉ, bảng báo cáo kết quả học tập cá nhân, bảng tổng sắp huy chương các kì thể thao, lịch thi đấu bóng đá, HS quan sát và lắng nghe về ích lợi của bản tính điện tử. Trả lời: bảng tính điện tử còn có thể giúp ta biểu diễn các số liệu bằng biểu đồ trực quan sinh động để dễ so sánh và dễ nhớ. Hoạt động 2: Giới thiệu chương trình bảng tính. (20’) a. Màn hình làm việc: Các em hãy quan sát màn hình làm việc của một số chương trình bảng tính (hình 4 trang 5 SGK). Hỏi: Các em hãy so sánh giữa màn hình làm việc của chương trình bảng tính với màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản Word ( giống nhau và khác nhau)? b. Dữ liệu: Chương trình bảng tính dùng chủ yếu để thực hiện các tính toán nên nó có các tính năng riêng khác với chương trình soạn thảo văn bản. chương trình bảng tính lưu giữ và xử lí nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Ví dụ: dữ liệu kiểu kí tự (họ tên), kiểu số (điểm các môn học), Dữ liệu nhập vào được lưu giữ và xử lí trong các ô. Hỏi: các em hãy chỉ ra các kiểu dữ liệu có trong ví dụ 2 trang 4 SGK? c. Khả năng tính toán và sử dụng các hàm có sẵn: -Với chương trình bảng tính, em có thể thực hiện một cách tự động nhiều công việc tính tóan mà không cần tính lại. Khi dữ liệu ban đầu thay đổi kết quả tính toán sẽ tự động cập nhập. Ngoài ra các hàm có sẵn: tính trung bình, tính tổng sẽ rất thuận tiện cho việc tính toán với số lượng lớn dữ liệu. d. Sắp xếp và lọc dữ liệu: Các em hãy quan sát bảng điểm hình 5 trang 6 SGK và so sánh với bảng điểm hình 1 trang 3 SGK, chúng có điểm nào khác nhau? e. Tạo biểu đồ: Ngoài ra, chương trình bảng tính còn có thể tạo biểu đồ mà ta đã xem ở ví dụ 3 và nhiều loại biểu đồ khác nữa. * Với các tính năng trên các em có thể thấy chương trình bảng tính rất tiện dụng và hữu ích trong cuộc sống và trong học tập. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về các tính năng này trong các bài tiếp theo. Trả lời: - Giống nhau: có thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ và thanh nút lệnh . - Khác nhau: màn hình làm việc của chương trình bảng tính được trình bày dưới dạng bảng và được chia thành các hàng, các cột. HS: Quan sát, lắng nghe và ghi lại kiến thức HS: Chỉ ra các kiểu dữ liệu cụ thể. HS: Quan sát, lắng nghe Trả lời: Bảng điểm hình 5 trang 6 SGK có cột điểm trung bình được sắp xếp giảm dần. HS: Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ kiến thức Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. (7’) -Em hãy tìm 1 vài ví dụ về thông tin dưới dạng bảng? - Hãy nêu các tính năng chung của chương trình bảng tính? - Bảng lương, danh sách học sinh, danh bạ điện thoại, - Tính toán nhanh, chính xác và tự động, sử dụng các hàm có sẵn. Vẽ biểu đồ, sắp xếp và lọc dữ liệu. 4./ Dặn dò về nhà: (1’) Về nhà các em xem lại bài, tìm thêm các ví dụ về ứng dụng của bảng tính trong thực tế và chuẩn bị trước bài học tiết tiếp theo. -------------&-------------- Ngày dạy: ... Tiết: – Tuần:.. Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ ? (tt) F MỤC TIÊU: - Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và chọn màu. - Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập. - Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính - Hiểu khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính. - Biết cách nhập, sửa, xóa dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên trang tính. I CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án, phòng máy tính, máy chiếu Projector. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2). : PHƯƠNG PHÁP: - Minh họa, thuyết trình ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2./ Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài cũ) 3./ Giảng bài mới: a./ Giới thiệu bài mới: (1’) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về bảng tính, tiết hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về bảng tính điện tử và các tính năng của chúng. b./ Tiến trình bài dạy: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu màn hình làm việc của chương trình bảng tính. (12’) Các em hãy quan sát hình 6 trang 7 SGK. Em nào có thể cho các bạn biết màn hình làm việc của bảng tính Excel gồm các thành phần nào? Các em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa màn hình làm việc Excel và màn hình Word? Các em hay nêu địa chỉ một vài ô tính trong bảng tính? Nêu địa chỉ của một khối? Trả lời: -Thanh tiêu đề. - Thanh công cụ. - Thanh bảng chọn. - Thanh công thức. - Thanh trạng thái. - Tên các trang tính. - Tên cột, tên hàng. - Trang tính với các ô tính. Trả lời: - Giống nhau: Thanh tiêu đề, thanh công cụ, thanh bảng chọn, thanh trạng thái, và các thanh cuốn dọc, cuốn ngang. - Khác nhau: Thanh công thức, bảng chọn Data, tên cột, tên hàng, tên các trang tính, ô tính. HS nêu các địa chỉ bất kì. HS có thể chỉ ra 1 khối bất kì. Hoạt động 2: Nhập dữ liệu và trang tính (15’) a./ Nhập và sửa dữ liệu Để nhập dữ liệu ta thực hiện theo các bước sau: - Nháy con trỏ chuột vào ô cần nhập dữ liệu, ô đó được kích hoạt và có đường viền đen. - Gõ dữ liệu vào. - Nhấn Enter hoặc chọn ô khác. * Chú ý: Để sửa dữ liệu trong 1 ô tính ta nháy đúp chuột vào ô cần sửa và thực hiện sửa như trong Word. b./ Di chuyển trên trang tính: Ở phần mềm soạn thảo Word để di chuyển trên văn bản ta làm thế nào? Trong bảng tính chúng ta cũng có thể thực nhiện tương tự c./ Gõ chữ việt trên trang tính: Trong sọan thảo văn bản, muốn gõ chữ Việt ta làm thế nào? Tương tự như vậy, trong bảng tính ta cũng làm như vậy để gõ Tiếng Việt. Hỏi: Một em hãy nhắc lại qui tắc gõ dấu Tiếng Việt? HS quan sát hướng dẫn của giáo viên và ghi lại kiến thức. Trả lời: - Sử dụng chuột và các thanh cuốn dọc, cuốn ngang. - Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím. Trả lời: Cần có chương trình hỗ trợ gõ Tiếng Việt và phông chữ thích hợp. Trả lời: - Nêu qui tắc gõ dấu kiểu Telex. - Nêu qui tắc gõ dấu kiểu Vni. Hoạt động 3 : Củng cố (15’) Cho học sinh làm quen với bảng tính Excel trên máy và giải đáp các câu hỏi bài tập 3,4,5 SGK trang 9. 4./ Dặn dò về nhà:: (1’) Về nhà các em xem lại bài, tìm thêm các ví dụ về ứng dụng của bảng tính trong thực tế và chuẩn bị trước bài học tiết tiếp theo. -------------&-------------- Ngày dạy: ... Tiết: – Tuần:.. Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI BẢNG TÍNH EXCEL F MỤC TIÊU: Thực hiện được việc khởi động và thoát khỏi phần mềm bảng tính. Nhận biết được màn hình làm việc của bảng tính Thực hiện được việc nhập dữ liệu vào trang tính và di chuyển trên trang tính. Thực hiện được thao tác lưu bảng tính. I CHUẨN BỊ: Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án; phòng máy tính (đã cài đặt chương trình MS Excel), bài tập mẫu, máy chiếu Projector. Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2). : PHƯƠNG PHÁP: Hướng dẫn, thực hành. ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2./ Kiểm tra bài cũ: (6’) Câu 1: Hãy nêu chương trình bản tính là gì ? Trả lời: Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng biểu Câu 2: Trang tính là gì ? Trả lời: Trang tính gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng tính. Vùng giao nhau giữa cột và hàng là ô tính dùng để chứa dữ liệu. 3./ Giảng bài mới: a./ Giới thiệu bài mới: (1’) Bài học trước các em đã làm quen với chương trình bảng tính. Để biết chương trình đó như thế nào và sử dụng ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài thực hành số 1. b./ Tiến trình bài dạy: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Một số thao tác cơ bản.(10’) a./ Khởi động Excel. Hỏi: Một em hãy nhắc lại các cách để khởi động Word? Khởi động Microsoft Excel cũng tương tự như khởi động Microsoft Word. b./ Lưu kết quả và thoát khỏi Excel. Cũng tương tự như Word để lưu kết quả và thoát khỏi Excel ta làm thế nào? Một số tổ hợp phím tắt: - Ctrl + S: Lưu. - Alt + O: Mở Trả lời: - Nháy chuột trái hai lần liên tiếp vào biểu tượng Word trên màn hình. - Nháy chuột trên nút Start-Program-Microsoft Word. Trả lời: + Lưu kết quả. Chọn File\Save hay nháy nút lệnh để tiến hành lưu tập tin. + Thoát khỏi Excel Chọn File\Exit hay nháy nút lệnh ... o ra những hàng, cột trống làm bảng tính mất đẹp, thiếu sự thống nhất như vậy để xóa hàng hoặc cột ta làm thế nào? Chèn thêm cột Chèn thêm hàng. B1: Nháy chuột chọn một hàng. (hoặc 1 ô) B2: Mở bảng chọn Insert và chọn Rows. HS: Chèn cột: . Bên trái. Bên trên. Xóa mẫu tin đó. HS: Trả lời.. B1: Chọn các cột / hàng cần xóa. B2: Chọn Edit/ Delete. Hoạt động 3: Củng cố (4’) Các bước thực hiện các thao tác chèn hàng hoặc cột? Các bước xóa hàng hoặc cột? 4./ Dặn dò về nhà: (1’) Các em về xem lại bài, chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo -------------&-------------- Ngày dạy: ... Tiết: – Tuần:.. Bài 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH (tt) F MỤC TIÊU: -Biết cách điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng. -Biết chèn thêm hoặc xóa hàng, cột. -Biết sao chép và di chuyển dữ liệu. -Biết sao chép công thức -Hiểu được sự thay đổi địa chỉ ô tính khi sao chép công thức. I CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án, phòng máy tính, máy chiếu Projector, hình ảnh, bảng phụ, các ví dụ minh họa. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2), bài cũ.. : PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình, giảng giải, làm mẫu. ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2./ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Khi nào ta cần thực hiện thao tác điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng? Cách thực hiện. Câu 2: Các em có thể sử dụng phím Delete để xóa hàng, cột không? Các bước để chèn, xóa hàng cột? Trả lời: 3./ Giảng bài mới: a./ Giới thiệu bài mới: (1’) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về các thao tác nào? HS: Các thao tác . Các em thấy các thao tác đó có cần thiết không? HS: Có. Hôm nay thầy sẽ giới thiệu tiếp với các em về thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và công thức trong bảng tính. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thao tác này xem chúng có điểm gì hay không nha. b./ Tiến trình bài dạy: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Sao chép và di chuyển dữ liệu (14’) Ở trong Word các em đã biết về thao tác sao chép và di chuyển vậy em nào có thể nêu lợi ích của thao tác sao chép và di chuyển? Vậy để thực hiện thao tác sao chép dữ liệu các em phải thực hiện theo các bước nào? Sau khi nháy nút copy các em sẽ thấy dấu hiệu gì? Các em có thể quan sát hình 43b (trang 41 SGK) để hiểu rõ hơn về thao tác này. Khi thực hiện sao chép các em phải lưu ý điều gì để tránh đè lên dữ liệu đã có? Tương tự như vậy, để di chuyển dữ liệu ta phải thực hiện như thế nào? Sao chép và di chuyển giúp chúng ta tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức. Giúp ta làm việc mau chóng hơn, không phải tốn thời gian để gõ lại những nội dung đã có. -Các bước: B1: Chọn ô hoặc các ô có thông tin muốn sao chép. B2. Nháy nút Copy trên thanh công cụ. B3. Chọn ô em muốn đưa thông tin được sao chép vào. B4. Nháy nút Paste trên thanh công cụ. -Có 1 đường biên sẽ xuất hiện quanh ô được sao chép. - Khi chọn ô đích, nội dung các ô trong khối được sao chép vào các ô bên dưới và bên phải ô được chọn. -Nếu sao chép nội dung của 1 ô và chọn 1 khối làm đích thì nội dung đó sẽ được sao chép vào mọi ô trong khối đích. - Các bước: B1: Chọn ô hoặc các ô có thông tin muốn di chuyển. B2. Nháy nút Cut trên thanh công cụ. B3. Chọn ô em muốn đưa thông tin được di chuyển vào. B4. Nháy nút Paste trên thanh công cụ. Hoạt động 2: Sao chép công thức (17’) Cho học sinh tự nguyên cứu SGK khoảng 4’. Nêu ví dụ: Như hình trên. Nếu sao chép công thức ô F2 đến vị trí f6, g2, thì địa chỉ trong công thức sẽ thay đổi thế nào? GV: Phân tích cách thay đổi địa chỉ trong ô tính dựa trên các ví dụ đưa ra. Như vậy em nào có thể trình bày các bước sao chép nội dung các ô có công thức chứa địa chỉ? Khi chèn thêm hoặc xóa cột, hàng thì ô chứa công thức có địa chỉ sẽ thay đổi như thế nào? Các em hãy quan sát hình 47a và 47b trang 44 SGK. Các em có nhận xét gì khi ta thực hiện thao tác di chuyển ô tính có công thức chứa địa chỉ? Khi thực hiện 1 thao tác sai (nhầm) em cần làm gì? HS: Nguyên cứu SGK HS: Có thể thảo luận và đưa ra đáp án đúng hoặc sai. HS: Theo dõi, thảo luận, rút ra kết luận. -Các bước: B1: Chọn ô có công thức. B2: Nháy nút lệnh Copy. B3: Chuyển đến ô đích. B4: Nháy nút Paste. Các địa chỉ trong các ô này sẽ thay đổi thích hợp để công thức vẫn đúng. HS: Quan sát. Địa chỉ ô tính trong công thức không thay đổi. Nhấn nút Undo để khôi phục lại trạng thái trước. Hoạt động 3: Củng cố (6’) Em hãy so sánh sự khác biệt giữa thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu? Em hãy so sánh sự giống nahu và khác nhau giữ sao chép dữ liệu và sao chép công thức có chứa địa chỉ ô tính. Khi sử dụng sao chép ô tính chứa công thức không chứa địa chỉ ô tính thì thế nào? 4./ Dặn dò về nhà: (1’) -Các em về xem lại bài, học các bước thực hiện thao tác sao chép và di chuyển. -Tìm hiểu sự thay đổi địa chỉ trong thao tác sao chép ô công thức có chứa địa chỉ -Chuẩn bị bài thực hành số 5. -------------&-------------- Ngày dạy: ... Tiết: – Tuần:.. Bài thực hành 5: CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM F MỤC TIÊU: -Thực hiện được các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột, chiều cao của hàng.\ -Thực hiện được thao tác chèn thêm, xóa hàng, cột. -Thực hiện được các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu. I CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án, phòng máy tính, máy chiếu Projector, bài tập. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2), bài cũ. : PHƯƠNG PHÁP: - Làm mẫu, hướng dẫn thực hành. ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2./ Kiểm tra bài cũ: (Tiến hành trong thực hành) 3./ Giảng bài mới: a./ Giới thiệu bài mới: (1’) Tiết hôm nay các em hãy vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã biết về bảng tính để hoần thành bài thực hành hôm nay một cách tốt nhất, qua đó các em hãy rút ra các kinh nghiệm cần thiết cho bản thân mình. b./ Tiến trình bài dạy: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Bài tập 1 (18’) Bảng điểm lớp 7A STT Họ và tên Toán Vật lí Ngữ văn Tin học Điểm TB 1 Đinh Vạn Hoàng An 8 7 7 10 2 Lê Thị An 9 9 9 8 3 Lê Thái Anh 6 6 6 9 4 Vũ Việt Anh 10 8 10 8 5 Phạm Thanh Bình 7 5 7 7 6 Trần Quốc Bình 5 10 8 10 7 Nguyễn Linh Chi 8 9 8 9 8 Vũ Xuân Cương 9 7 9 6 9 Nguyễn Anh Duy 7 8 6 8 10 Phạm Hoàng Hải 10 9 10 9 Khởi động Excel, mở File “Bảng điểm lớp em” lưu trong BTH4. a./ Chèn cột trống trước cột D (Vật lí) để nhập điểm môn Tin. b./ Chèn thêm hàng trống và điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng như hình 48a. c./ kiểm tra lại công thức trong cột điểm trung bình và điều chỉnh nếu công thức sai. d./ di chuyển dữ liệu để có bảng điểm như hình 48b. Lưu bảng tính. Gv: Hướng dẫn và theo dõi nhắc nhở học sinh thực hiện đúng yêu cầu Hoạt động 2: Bài tập 2 (20’) Sử dụng bảng điểm lớp em a./ Di chuyển dữ liệu cột D sang cột khác và xóa cột D. Sử dụng hàm tính điểm trung bình Toán, lí, ngữ văn. Thực hiện sao chép công thức. b./ Chèn cột mới vào sao cột ngữ văn, sao chép dữ liệu từ cột Tin vào cột vừa chèn. Kiểm tra công thức, nhận xét. c./ Chèn cột trước cột DTB và nhập dữ liệu để có bảng tính như hình 49 trang 47 SGK. Kiểm tra công thức điểm trung bình và có sự điều chỉnh thích hợp. Rút ra kết luận. Đóng bảng tính và không lưu kết quả. Gv: Hướng dẫn và theo dõi nhắc nhở học sinh thực hiện đúng yêu cầu Hoạt động 3: Củng cố (4’) Qua các thao tác chèn, xóa, sao chép, di chuyển các em rút ra được kết luận gì về sự thay đổi trong công thức? (Cho mỗi trường hợp trong bài) Đánh giá, nhận xét tiết thực hành (những HS làm tốt và làm chưa được). 4./ Dặn dò về nhà: (1’) -Các em về nhà tìm hiểu thêm thông qua những gì đã học và đã thực hành -Chuẩn bị bài tập 3 và bài tập 4 trong bài thực hành số 5. -------------&-------------- Ngày dạy: ... Tiết: – Tuần:.. Bài thực hành 5: CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM (tt) F MỤC TIÊU: -Thực hiện được các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột, chiều cao của hàng.\ -Thực hiện được thao tác chèn thêm, xóa hàng, cột. -Thực hiện được các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu. I CHUẨN BỊ: - Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án, phòng máy tính, máy chiếu Projector, bài tập. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2), bài cũ. : PHƯƠNG PHÁP: - Làm mẫu, hướng dẫn thực hành. ÿ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1./ Giáo viên: Bài tập, phần mềm Excel, đảm bảo phòng máy hoạt động bình thường, máy chiếu. 2./ Học sinh: Sách vở, các kiến thức,kĩ năng cần thiết III./ Hoạt động dạy học: 1./ Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. 2./ Kiểm tra bài cũ: (tiến hành trong thực hành) 3./ Giảng bài mới: a./ Giới thiệu bài mới: (1’) Tiết trước chúng ta đã thực hiện được một số thao tác trên trang tính. Tiết hôm nay các em hãy tiết tục tìm hiểu thêm về các thao tác với bảng tính: Chèn, xóa, sao chép, di chuyển qua đó tìm hiểu thêm về sự thay đổi của địa chỉ trong công thức. b./ Tiến trình bài dạy: Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Bài tập 3 (18’) Baì tập 3 1 2 3 6 11 1 1 1 4 5 6 15 26 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4 4 4 1 4 a./ Tạo tramg tính với nội dung hình 50 trang 47 SGK. b./ Sử dụng công thức hoặc hàm thích hợp để tính tổng tại ô D1. c./ Sao chép công thức trong ô D1 vào các ô D2, E1, E2, E3. Quan sát và giải thích. Di chuyển công thức ô D1 vào ô G1, ô D2 vào ô G2. Quan sát và nhận xét. d./ Sao chép ô A1 vào khối H1:J4. Sao chép khối A1:A2 vào khối A5:A7, B5:B8, C5:C9. Quan sát và cho nhận xét. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành và kiểm tra kết quả, đánh giá nhận xét. Hoạt động 2: Bài tập 4 (18’) Danh sách lớp em STT Họ và tên Địa chỉ Điện thoại Ngày sinh Chiều cao (m) Nặng (kg) 1 Đinh Vạn Hoàng An 198 Tân Thành I, Tam Quan Bắc 0563999888 12/5/1994 1.5 36 2 Lê Thị Hoài An 3 Lê Thái Anh 4 Phạm Như Anh 5 Vũ Việt Anh 6 Phạm Thanh Bình 7 Trần Quốc Bình 8 Nguyễn Linh Chi 9 Vũ Xuân Cương 10 Nguyễn Anh Duy Mở sổ theo dõi thể lực trong bài thực hành 2. Thực hiện chèn hàng, cột, điều chỉnh độ rộng hàng, độ cao cột để có trang tính tương tự như hình 51 trang 48 SGK. Nhập thêm các dữ liệu cần thiết. Lưu bảng tính. GV: Cho học sinh thực hành, theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện đúng yêu cầu. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Hoạt động 3: Củng cố (6’) -Các bước để thực hiện thao tác sao chép, di chuyển? -Các bước chèn, xóa hàng, cột? -Khi thực hiện các thao tác trên, địa chỉ ô tính trong công thức sẽ như thế nào? 4./ Dặn dò về nhà: (1’) Về nhà cần học nắm thao tác định dạng trang tính và công dụng của nó. Chuẩn bị bài cho tiết kiểm tra 1 tiết tiếp theo.
Tài liệu đính kèm: