Giáo án Tin học 7: Sử dụng các hàm để tính toán

Giáo án Tin học 7: Sử dụng các hàm để tính toán

I/ MỤC TIÊU:

- Biết sử dụng một số hàm cơ bản như: Sum, Average, Max, Min.

- Viết đúng cú pháp các hàm.

- Sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.

II/ CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án, máy chiếu Projector.

- Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2).

III/ PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại, trực quan, gợi mở.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7: Sử dụng các hàm để tính toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4:
 SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
I/ MỤC TIÊU:
Biết sử dụng một số hàm cơ bản như: Sum, Average, Max, Min.
Viết đúng cú pháp các hàm. 
Sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 2), giáo án, máy chiếu Projector.
Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 2).
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, trực quan, gợi mở.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: bài cũ (5 phút)
6 Khởi động Excel, nhập công thức tính tổng, tích, trung bình cộng của 1001 (ô A1) và 123 (ô B2) (có sử dụng địa chỉ ô).
HS trả lời.
HS khác nhận xét và cho điểm.
Đặt vấn đề: Trong bài học trước chúng ta đã học cách lập công thức để tính toán với các con số một cách đơn giản nhưng với số lượng ít, còn với số lượng nhiều (như ví dụ) thì việc lập công thức có dễ dàng không? Chắc chắn sẽ rất phức tạp! Trong các chương trình bảng (như Excel,...) có công cụ gọi là hàm sẽ giúp chúng ta “biến” công việc phức tạp trên thành đơn giản hơn rất nhiều. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hàm là gì, cách sử dụng hàm và các hàm tính toán đơn giản?
Hoạt động 2: hàm trong chương trình bảng tính (20 phút)
F HS biết khái niệm về hàm và cách sử dụng cũng như ích lợi của việc sử dụng hàm trong bảng tính.
GV giới thiệu khái niệm.
- Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
- Sử dụng hàm có sẵn giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn.
GV cho HS đọc VD1 (SGK).
GV minh họa VD.
GV nhập công thức vào ô B1 và yêu cầu HS cho biết kết quả.
=(3+10+2)/3
GV nhập nội dung =AVERAGE(3,10,2) vào ô B2 và cho HS dự đoán kết quả.
GV nhận xét và (nhấn Enter) cho HS xem kết quả.
GV yêu cầu HS nhận xét hai kết quả.
GV tiếp tục giới thiệu.
=AVERAGE(A2,A3)
GV thực hiện thay đổi, xóa bớt giá trị trong các ô A2, A3 để HS thấy được sự dễ dàng và nhanh chóng khi dùng hàm.
HS quan sát, lắng nghe và ghi vở.
HS đọc VD1 (SGK)
HS quan sát VD.
HS trả lời bằng 5.
HS phát biểu ý kiến.
HS quan sát kết quả.
HS nhận xét.
Hai kết quả bằng nhau.
HS quan sát.
HS quan sát và ghi nhớ.
Hoạt động 3: cách sử dụng hàm (5 phút)
F HS biết cách nhập đúng hàm vào ô tính.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách nhập công thức.
GV nêu ra sự tương tự và kết luận.
- Chọn ô cần nhập hàm.
- Gõ dấu =.
- Nhập hàm theo đúng cú pháp của nó.
- Nhấn phím Enter.
Chú ý: dấu = ở đầu là ký tự bắt buộc.
GV minh họa VD và hướng dẫn.
HS trả lời.
HS ghi vở.
HS quan sát.
Hoạt động 4: hàm SUM (15 phút)
F HS biết sử dụng hàm tính tổng Sum.
GV giới thiệu.
- Hàm tính tổng của một dãy các số có tên là SUM.
- Hàm SUM được nhập vào ô tính như sau: =SUM(a,b,c,)
Trong đó:
- Tên hàm SUM không phân biệt chữ hoa, chữ thường nhưng phải viết đúng.
- Cặp dấu () là bắt buộc.
- Các biến a, b, c cách nhau bởi dấu phẩy (hoặc dấu chấm phẩy - giải thích ở phần thực hành) và số lượng không hạn chế.
GV minh họa VD.
Ví dụ 1: Tổng của ba số 15, 24, 45:
=SUM(15,24,45)
GV đưa VD.
Ví dụ 2: Trên trang tính (như sau), hãy viết hàm tính (có sử dụng địa chỉ ô):
- Tổng của A2 và B8.
- Tổng của A2, B8 và 105.
- Tổng từ C1 đến C5.
GV cho HS trình bày kết quả và minh họa kết quả của HS.
Từ kết quả của HS, GV hướng dẫn HS sử dụng địa chỉ khối trong công thức.
=SUM(C1,C2,C3,C4,C5) có thể được viết gọn thành =SUM(C1:C5). C1:C5 là các ô liên tiếp từ C1 đến C5. =SUM(C1:C5) = C1+C2+C3+C4+C5.
GV đưa thêm VD về sử dụng địa chỉ khối trong công thức tính, chẳng hạn:
- Tinh tổng của A2, B8 và từ C1 đến C10.
GV nhận xét và minh họa.
=SUM(A2,B8,C1:C10)
HS lắng nghe, quan sát và ghi vở.
HS quan sát VD.
HS theo dõi yêu cầu của VD và viết công thức.
=SUM(A2,B8)
=SUM(A2,B8,105)
=SUM(C1,C2,C3,C4,C5)
HS quan sát.
HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
HS làm VD và trình bày kết quả.
HS lắng nghe và quan sát.
Hoạt động 5: hàm AVERAGE (15 phút)
F HS biết sử dụng hàm tính trung bình cộng AVERAGE.
GV giới thiệu.
- Hàm tính trung bình cộng của một dãy các số có tên là AVERAGE.
- Hàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau: = AVERAGE(a,b,c,)
Trong đó:
- Tên hàm AVERAGE không phân biệt chữ hoa, chữ thường nhưng phải viết đúng.
- Cặp dấu () là bắt buộc.
- Các biến a, b, c là các số hay địa chỉ của các ô cần tính.
GV minh họa VD.
Ví dụ 1:
=AVERAGE(15,24,45)	(=28)
=AVERAGE(10,34,25,23,4,0)	(=16)
GV có thể đặt câu hỏi.
6 Hãy giải thích vì sao các công thức trên lần lượt cho kết quả 28 và 16?
GV đưa VD tiếp theo.
Ví dụ 2: Hãy cho biết kết quả của các công thức trong trang tính sau:
GV minh họa để HS biết được kết quả đúng lần lượt là 5, 11, 12, 10, 3.
HS lắng nghe, quan sát và ghi vở.
HS quan sát VD.
HS trả lời.
=AVERAGE(15,24,45) = (15+24+45)/3 = 28
=AVERAGE(10,34,25,23,4,0) = (10+34+25+23+4+0)/6 = 16
HS quan sát VD, tính toán và trả lời.
HS quan sát.
Hoạt động 6: hàm MAX (10 phút)
F HS biết sử dụng hàm xác định giá trị lớn nhất MAX.
GV giới thiệu.
- Hàm xác định giá trị lớn nhất trong một dãy số có tên là MAX.
- Hàm MAX được nhập vào ô tính như sau: = MAX(a,b,c,)
Trong đó:
- Tên hàm MAX không phân biệt chữ hoa, chữ thường nhưng phải viết đúng.
- Cặp dấu () là bắt buộc.
- Các biến a, b, c là các số hay địa chỉ của các ô tính.
GV minh họa VD.
Ví dụ 1: 
=MAX(47,5,64,4,13,56) cho kết quả 64.
GV đưa VD tiếp theo.
Ví dụ 2: Hãy cho biết kết quả của các công thức trong trang tính sau:
GV minh họa để HS biết được kết quả đúng lần lượt là 27, 78, 85.
 HS lắng nghe, quan sát và ghi vở.
HS quan sát VD.
HS quan sát VD, tính toán và trả lời.
HS quan sát.
Hoạt động 7: hàm MIN (10 phút)
F HS biết sử dụng hàm xác định giá trị nhỏ nhất MIN.
GV giới thiệu.
- Hàm xác định giá trị nhỏ nhất trong một dãy số có tên là MIN.
- Hàm MIN được nhập vào ô tính như sau: = MIN(a,b,c,)
Trong đó:
- Tên hàm MIN không phân biệt chữ hoa, chữ thường nhưng phải viết đúng.
- Cặp dấu () là bắt buộc.
- Các biến a, b, c là các số hay địa chỉ của các ô tính.
GV minh họa VD.
Ví dụ 1: 
=MIN(47,5,64,4,13,56) cho kết quả 4.
GV đưa VD tiếp theo.
Ví dụ 2: Hãy cho biết kết quả của các công thức trong trang tính sau:
GV minh họa để HS biết được kết quả đúng lần lượt là 10, 2, 1.
 HS lắng nghe, quan sát và ghi vở.
HS quan sát VD.
HS quan sát VD, tính toán và trả lời.
HS quan sát.
Hoạt động 8: bài tập (5 phút)
F HS hiểu ích lợi của việc sử dụng hàm trong bảng tính.
GV đưa bài tập.
Với các giá trị trên trang tính sau, nếu không dùng các hàm có sẵn thì việc tính tổng, trung bình cộng, tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các giá trị này như thế nào? Hãy dùng các hàm cơ bản để thực hiện các công việc trên.
GV nhận xét và kết luận.
Nếu không dùng hàm có sẵn thì việc tính toán với số lượng lớn các giá trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
GV quan sát theo dõi, hướng dẫn, sửa các lỗi thường gặp khi sử dụng hàm như lỗi ?NAME# (sai tên hàm), lỗi ###### (ô tính quá nhỏ),
HS làm bài tập và trả lời.
Nếu không dùng hàm thì việc tính toán rất phức tạp, mất nhiều thời gian.
=SUM(A1:E10) = 1300
=AVERAGE(A1:E10) = 26
=MAX(A1:E10) = 112
=MIN(A1:E10) = 1
HS lắng nghe và ghi nhớ.
HS quan sát ghi nhớ.
Hoạt động 9: củng cố (5 phút)
Nhận xét tiết học.
Nhắc lại các hàm đã học.
K Chuẩn bị bài thực hành số 4.
HS lắng nghe.
HS phát biểu.
HS lắng nghe.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docDung ham tinh toan 7HayMot thoi.doc