Tên bài giảng:
BÀI TẬP
A. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
Học sinh thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu trên máy tính.
Học sinh thực hiện được các thao tác lọc dữ liệu trên máy tính.
2) Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng công cụ sắp xếp sữ liệu trong bảng tính Excel.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bộ lọc trong bảng tính Excel.
3) Thái độ:
Yêu thích bộ môn Tin học.
Có thái độ tích cực và nghiêm túc trong giờ thực hành.
B. DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp dạy học bằng phương tiện trực quan.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
Họ và tên GV hướng dẫn: Môn dạy: Tin Học Lớp: 7 Tiết: 47 Giáo sinh: Tuần: 26. Ngày soạn: 27/02/2012. Ngày giảng: 01/03/2012. Tên bài giảng: BÀI TẬP MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu trên máy tính. Học sinh thực hiện được các thao tác lọc dữ liệu trên máy tính. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng công cụ sắp xếp sữ liệu trong bảng tính Excel. Rèn luyện kĩ năng sử dụng bộ lọc trong bảng tính Excel. Thái độ: Yêu thích bộ môn Tin học. Có thái độ tích cực và nghiêm túc trong giờ thực hành. DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thuyết trình. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp quan sát. Phương pháp dạy học bằng phương tiện trực quan. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS: Giáo viên: Phòng máy. Giáo án. Học sinh: Sách giáo khoa tin học Quyển 3. Vở ghi chép. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định lớp: Ổn định trật tự, tạo tâm lí tốt để bắt đầu tiết dạy (2 phút). Sĩ số:.. Có mặt:.Vắng mặt:.. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) Em hãy cho biết sắp xếp dữ liệu và lọc dữ liệu là gì? Tiến trình bài mới: Thời gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Bài tập 2: Sắp xếp và lọc dữ liệu. 15 phút Yêu cầu HS mở bảng tính Cac nuoc DNA đã được lưu trong Bài thực hành 6. Cho HS đọc SGK yêu cầu của câu b. GV hỏi HS: “ Có mấy cách để sắp xếp dữ liệu?” Chia lớp ra làm hai nhóm thực hiện câu b: Nhóm 1: thực hiện sắp xếp tăng dần về: diện tích, dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân số thành thị. Nhóm 2: thực hiện sắp xếp giảm dần về: diện tích, dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân số thành thị. GV yêu cầu HS cách lọc ra dữ liệu các hành có giá trị nhỏ nhất và các hàng có giá trị thấp nhất? Yêu cầu HS thực hành câu c. Thực hành theo yêu cầu của GV. Đọc SGK. HS trả lời có 2 cách để sắp xếp DL: Sử dụng bảng chọn Sort: Vào Menu DataÞ Chọn Sort ÞBảng chọn Sort hiện raÞ Chọn Acesding (SX tăng dần) hoặc Descending (SX giảm dần). Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ: SX tăng dần SX giảm dần HS thực hành HS trả lời: : Sử dụng bảng chọn Filter. Chọn Top: lọc ra DL có giá trị lớn nhất. Chọn Bottom: lọc ra DL có giá trị nhỏ nhất. Chọn số hàng cần lọc. Chọn OK HS thực hành Bài tập 2: Sắp xếp và lọc dữ liệu. Câu b: SX DL: Sử dụng bảng chọn Sort : Vào Menu DataÞ Chọn SortÞ Bảng chọn Sort hiện raÞ Chọn Acesding (SX tăng dần) hoặc Descending (SX giảm dần). Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ: SX tăng dần SX giảm dần Câu c: Sử dụng bảng chọn Filter: Chọn Top: lọc ra DL có giá trị lớn nhất. Chọn Bottom: lọc ra DL có giá trị nhỏ nhất. Chọn số hàng cần lọc. Chọn OK Hoạt động 2:Thực hành bài tập theo yêu cầu GV 15 phút GV phát mẫu bài tập (mẫu 1) yêu cầu HS tự thực hành trên máy của mình. GV kiểm tra và chấm điểm cho nhóm làm xong nhanh nhất bài tập yêu cầu. HS tự thực hành các yêu cầu của bài tập. Hoạt động 3: Bài tập 3: Tìm hiểu thêm về sắp xếp và lọc dữ liệu. 10 phút Yêu cầu HS đọc đề BT3. Cho HS thực hiện yêu cầu câu a và đưa ra câu hỏi: “ Khi chọn một ô DL ngoài danh sách thì thao tác SX và lọc DL có thực hiện không?” Cho HS thực hiện câu b,c và đưa ra câu hỏi: “tại sao trong câu b,c khi chọn một ô trong khu vực bất kì thì việc sắp xếp và lọc DL chỉ thực hiện ở khu vực đó?” HS đọc yêu cầu BT3. Trả lời câu hỏi: “Không, vì nó không nằm trong phạm vi vùng dữ liệu” Việc SX và lọc DL lúc đó của hai bảng tính được coi là có hai bảng DL khác nhau. Bài tập 3: Tìm hiểu thêm về sắp xếp và lọc dữ liệu. Khi chọn một ô DL ngoài danh sách thì thao tác SX và lọc DL không được thực hiện, vì nó không nằm trong phạm vi vùng dữ liệu. Khi thực hiện thao tác chèn thêm cột trống hoặc dòng trống thì vùng dữ liệu SX và lọc sẽ bị thay đổi DẶN DÒ: Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
Tài liệu đính kèm: