Giáo án Tin học 7 tiết 7, 8: Bài thực hành số 2 làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính

Giáo án Tin học 7 tiết 7, 8: Bài thực hành số 2 làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính

Bài thực hành số 2

LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần trên trang tính.

- Chọn các đối tượng trên trang tính.

- Mở và lưu bảng tính trên máy tính.

2. Kỹ Năng:

- Thành thạo thao tác chọn một trang tính, mở và lưu trang tính, chọn các đối tượng trên trang tính.

3. Thái độ:

- Rèn luyện cho học sinh ý thức học tập Tự giác, ham học hỏi.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 tiết 7, 8: Bài thực hành số 2 làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/09	Tuần: 04
Ngày dạy: 16/09	Tiết: 7,8
Bài thực hành số 2
làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần trên trang tính.
- Chọn các đối tượng trên trang tính.
- Mở và lưu bảng tính trên máy tính.
2. Kỹ Năng :
- Thành thạo thao tác chọn một trang tính, mở và lưu trang tính, chọn các đối tượng trên trang tính.
3. Thái độ:
- Rèn luyện cho học sinh ý thức học tập Tự giác, ham học hỏi.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo trình, giáo án điện tử, phòng máy tính.
2. Học sinh: Kiến thức, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
- Thực hành trực tiếp trên máy tính.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định:
Kiểm tra sỉ số và ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào được gọi là một trang tính được kích hoạt.
? Các thành phần chính của một trang tính.
	TL: - Trang tính được kích hoạt có nhãn màu trắng, tên viết = chữ đậm.
- Một trang tính gồm: Các hàng, cột, các ô tính, ngoài ra còn có hộp tên, khối ô, thanh công thức.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác để mở một bảng tính.
GV: Em có thể mở một bảng tính mới hoặc bảng tính đã lưu trên máy.
- Hướng dẫn học sinh thao tác trên máy tính.
GV: Giới thiệu cách lưu lại trang tính với một tên khác mà vẫn còn trang tính ban đầu.
GV: Thực hiện thao tác lưu trên máy cho học sinh theo dõi
Hoạt động 2:
GV: Củng cố lại một số thao tác và giao bài tập cho học sinh.
BT1. Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính.
GV: Trinh chiếu Slide Bài tập 1 cho học sinh quan sát và hướng dẫn học sinh làm.
GV: Hướng dẫn học sinh cách thực hành với các bài tập còn lại trong SGK.
GV: Chiếu Slide đề bài tập lên màn hình cho học sinh quan sát và thực hành.
Hoạt động 1:
HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- Ghi chép.
HS: Nghe hướng dẫn và làm theo.
HS: Quan sát thao tác và làm theo.
HS: chu ý theo dõi.
- Ghi chép nội dung.
Hoạt động 2:
HS: Nghe và ghi chép nội dung.
HS: Quan sát và thực hiện.
HS: Chú ý lắng nghe hướng dẫn của giáo viên và làm bài thực hành.
Các nhóm thực hiện lần lượt các bài tập mà GV hướng dẫn.
1. Mở và lưu bảng tính với một tên khác:
a) Mở một bảng tính:
- Mở bảng tính mới:
Nháy nút lệnh New () trên thanh công cụ trong chương trình bảng tính.
- Mở bảng tính đã lưu:
Mở thư mục chứa tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp.
b) Lưu bảng tính với một tên khác:
Ta có thể lưu một bảng tính đã được lưu trước đó với một tên khác mà không mất đi bảng tính ban đầu:
- Ta vào bảng chọn File - > Save as.
Hộp thoại Save as xuất hiện:
- Gõ tên mới vào ô File Name và nháy vào nút Save.
2. Bài tập:
a) Bài tập 1:
- Khởi động Excel, nhận biết các thành phần chính.
- Kích hoạt các ô khác nhau, quan sát sự thay đổi nội dung trong ô.
- Nhập dữ liệu vào ô, quan sát sự thay đổi nội dung trên thanh công thức.
- Gõ = 5 + 7 và 1 ô và nhấn Enter. Chọn lại ô đó và so sánh nọi dung dữ liệu trong ô đó và trên thanh công thức.
b) Bài tập 2:
Chọn các đối tượng trên trang tính.
SGK trang 20.
c) Bài tập 3:
Mở bảng tính
SGK trang 21
d) Bài tập 4:
Nhập dữ liệu vào trang tính
SGK trang 21.
4. Củng cố và dặn dò:
- Củng cố:
 +Nhắc lại các thao tác đã học.
- Dặn dò:
 +Thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện.
 + Xem trước bài 3 _ Thực hiện tính toán trên trang tính. 
V. Rút Kinh Nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 04.doc