Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Kỳ Sơn

Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Kỳ Sơn

PHẦN 1: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

 Tiết 1: Ngày soạn

 Ngày dạy

Bài 1. Chương trình bảng tính là gì? (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.

- Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính;

- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính;

- Hiểu rõ những khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính;

- Biết nhập, sửa, xóa dữ liệu;

- Biết cách di chuyển trên bảng tính.

B. Chuẩn bị :

 - Nội dung: SGV, SGK Tin học dành cho THCS quyển 2

 - ĐDDH: Bảng phụ, phòng máy vi tính.

 

doc 98 trang Người đăng vultt Lượt xem 1316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Kỳ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Bảng tính điện tử
 Tiết 1:	 Ngày soạn
 Ngày dạy 
Bài 1.	Chương trình bảng tính là gì? (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.
- Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính;
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính;
- Hiểu rõ những khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính;
- Biết nhập, sửa, xóa dữ liệu;
- Biết cách di chuyển trên bảng tính.
B. Chuẩn bị :
	- Nội dung:	SGV, SGK Tin học dành cho THCS quyển 2
	- ĐDDH:	Bảng phụ, phòng máy vi tính.
III.Phương pháp
 -Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp
 - Nêu và giải quyết vấn đề
C. Tiến trình bài dạy:
Mở bài
a. GV ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
b. Kiểm tra bài cũ
Phát triển bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bảng tính và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng
- GV yêu cầu HS đọc TT SGK và tìm hiểu về nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng của con người.
- GV giới thiệu thêm và lấy các ví dụ
- Y/c HS lấy các ví dụ thực tế về nhu cầu xử lí TT dạng bảng.
-> Giáo viên giải thích, lấy thêm một số ví dụ thực tế, rồi kết luận:
Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
- HS cả lớp theo dõi, tìm hiểu
- HS theo dõi GV giới thiệu.
- HS các nhóm lấy ví dụ, đại diện mỗi nhóm lấy 1 ví dụ
- HS chú ý
- HS ghi bài
Hoạt động 2: Chương trình bảng tính
GV: Hiện nay có nhiều chương trình bảng tính khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có một số đặc trưng chung .
a) Màn hình làm việc
- Thế nào là giao diện?
Đặc trưng chung của các chương trình bảng tính là dữ liệu và các kết quả tính toán luôn luôn được trình bày dưới dạng bảng trong cửa sổ làm việc.
b)Dữ liệu:
? Ta đã học những loại dữ liệu nào?
Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lí nhiều dạng dữ liệu khác nhau, trong đó có dữ liệu số, dữ liệu dạng văn bản, dữ liệu kiểu số
c) Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn:
- Y/c HS tìm hiểu SGK về khả năng tính toán và sử dụng hàm của chương trình bảng tính.
- GV giải thích cho HS hiểu
d) Sắp xếp và lọc dữ liệu:
- GV giới thiệu về việc sắp xếp và lọc dữ liệu trong bảng tính.
e) Tạo biểu đồ:
- GV giới thiệu: Có thể tạo biểu đồ trong trong chương trình bảng tính
HS trả lời.
- HS trả lời tương tự phần Word đã học
- HS theo dõi GV giới thiệu.
- HS tìm hiểu
- HS chú ý
- HS chú ý
- HS chú ý, tìm hiểu.
Hoạt động 3: Củng cố
- GV yêu cầu HS học và ghi nhớ phần 1, 2 SGK.
* Kiểm tra đánh giá
 Chương trình bảng tính là gì?
- HS thực hiện.
- Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cánh trực quan các số liệu có trong bảng.
 3.Giao bài tập 
Học thuộc khái niệm về bảng tính
Làm các bài tập 1 và bài tập 2 trong SGK
- Y/c về nhà HS đọc trước phần 3, 4 và tìm hiểu
 Tiết 2:	Ngày soạn
 Ngày dạy
Bài 1.	Chương trình bảng tính là gì? (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.
- Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính;
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính;
- Hiểu rõ những khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính;
- Biết nhập, sửa, xóa dữ liệu;
- Biết cách di chuyển trên bảng tính.
II. Chuẩn bị :
	- Nội dung:	Bài 1 SGV, SGK Tin học dành cho THCS quyển 2
	- ĐDDH:	Bảng phụ, phòng máy vi tính.
III.Phương pháp
Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
C.Tiến trình bài dạy:
Mở bài
GV ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu tính năng chung của các chương trình bảng tính
 2. Phát triển bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính
Giáo viên cho học sinh quan sát màn hình làm việc của bảng tính. Và giới thiệu:
+ Thanh tiêu đề
+ Thanh bảng chọn ( thanh Menu)
+ Các thanh công cụ
+ Thanh công thức
+ Tên cột kí hiệu là các chữ cái in hoa (A – Z ...)
+ Tên hàng là các số thứ tự ( 1, 2, 3, ...)
+ Trang tính
+ Tên các trang tính ( Sheet 1, Sheet 2,...)
+ Thanh trạng thái
? Thanh bảng chọn (Thanh menu) trong bảng tính có gì giống và khác nhau so với thanh bảng chọn của chương trình soạn thảo Word?
? Màn hình của bảng tính có gì khác so với màn hình soạn thảo Word?
GV lưu ý:
-Thanh công thức: Đây là thanh công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính. Thanh công thức được sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
- Bảng chọn Data ( dữ liệu): Trên thanh bảng chọn có bảng chọn Data gồm các lệnh dùng để xử lí dữ liệu.
- Địa chỉ của một ô tính : là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó. ( địa chỉ ô là giao của cột và hàng).
Ví dụ: ô C4 là ô ở cột C, hàng 4.
?ô F3 là .....?, cho học sinh trả lời.
- Khối: là tập hợp các ô tính liền nhau tạo thành một vùng hình chữ nhật.
- Địa chỉ khối: là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được phân cách nhau bởi dấu hai chấm (: ).
Ví dụ: C3:E4 là khối gồm các ô nằm trên các cột C, D, E và nằm trên các hàng 3, 4. (Tức là gồm các ô C3, D3, E3, C4, D4, E4)
? D3:G7 là .... (yêu cầu học sinh trả lời)
- GV giải thích cho HS hiểu.
- HS quan sát, tìm hiểu
- HS ghi bài
- HS tìm hiểu, trả lời
- HS tìm hiểu màn hình Excel và so sánh với màn hình Word và trả lời:
Màn hình làm việc của bảng khác với màn hình làm việc của Word là: Màn hình làm việc của Excel dưới dạng bảng (có các cột, dòng), còn màn hình làm việc của word thì không.
- HS chú ý, ghi bài
- Ô F3 là ô ở cột F, hàng 3
- HS trả lời được:
D3:G7 là khối gồm các ô nằm trên các cột D, E, G và nằm trên các hàng 3, 4, 5, 6, 7.
Hoạt động 2: Nhập dữ liệu vào bảng tính
a) Nhập và sửa dữ liệu:
- GV giải thích
+ Để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính em nháy chuột chọn ô đó và đưa dữ liệu vào từ bàn phím. Để kết thúc việc nhập dữ liệu cho ô đó em có thể chọn một ô tính khác hoặc nhấn phím Enter.
+ Để sửa dữ liệu của một ô cần phải nháy đúp chuột vào ô đó và thực hiện việc sửa chữa tương tự như khi soạn thảo văn bản.
b) Di chuyển trên trang tính.
- Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím.
- sử dụng chuột và các thanh cuốn.
c) Gõ chữ việt trên trang tính.
- GV hướng dẫn HS gõ chữ Việt trên trang tính giống như trong Word.
- HS tìm hiểu SGK và chú ý bài.
- HS chú ý, ghi bài
- HS chú ý
Hoạt động 3: Củng cố bài học
- Cho HS trả lời một số câu hỏi SGK
- Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau thực hành.
* Kiểm tra đánh giá
CH: Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và nút lệnh quen thuộc giống như Word giao diện của Excel này còn có thêm những gì?
TL: Giao diện Excel còn có thêm: thanh công thức, bảng chọn Data, trang tính.
 3.Giao bài tập
Học thuộc khái niệm bảng tính
Làm các bài tập 3,4,5
 Tiết 3:	 Ngày soạn
 Ngày dạy
Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình 
 bảng tính EXCEL (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Khởi động và kết thúc EXCEL
- Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính
- Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
II. Chuẩn bị :
- Phòng máy vi tính được cài đặt sẵn chương trình bảng tính Excel.
- Các mẫu sẵn để hướng dẫn cho học sinh trực tiếp trên máy cho học sinh quan sát.
III. Phương pháp:
 -Đàm thoại, phân tích, tổng hợp, nhận xét.
 -Làm việc nhóm
C.Tiến trình bài dạy:
Mở bài
GV ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các thành phần của Màn hình làm việc của Excel
 2. Phát triển bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phân công nhóm thực hành 
 và nêu nội quy phòng thực hành
- GV nêu nội dung bài thực hành
- GV chia nhóm HS, mỗi nhóm 3, 4 HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm ngồi 1 máy.
- HS tìm hiểu nội dung thực hành
- HS thực hiện chia nhóm theo y/c của GV.
Hoạt động 2: Khởi động.
- GV giới thiệu cách khởi động Excel:
Có nhiều cách khởi động Excel khác nhau. Cách sau đây thường được sử dụng, Khởi động từ biểu tượng màn hình 
Hoặc Start g Program g Microsoft office g Microsoft office Excel 
 	- Yêu cầu học sinh thực hành theo các thao tác đó.
- HS chú ý, tìm hiểu
- HS thực hành khởi động Excel
Hoạt động 3: Lưu kết quả và thoát kỏi Excel
- Để lưu kết quả làm việc, chọn File g Save hoặc nháy và nút lệnh Save trên thanh công cụ. Các tệp bảng tính do Excel tạo ra và ghi lại có phần đuôi mặc định là .xls
- Để thoát khỏi Excel, chọn File g Exit hoặc nháy vào nút đỏ trên góc phải của thanh tiêu đề.
- Y/c HS tìm hiểu và làm bài tập 1 SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài, chỉ dẫn cho HS hiểu và thực hiện.
- HS chú ý và thực hiện (lưu văn bản tương tự như Word)
- HS thực hiện
- HS tìm hiểu và thực hiện
- HS thực hiện.
Hoạt động 3: Kết thúc tiết thực hành
- GV yêu cầu HS kiểm tra lại bài làm thực hành trên máy.
- Y/c đóng tất cả các chương trình và thực hiện lệnh tắt máy mà các em đã được học từ trước.
* Kiểm tra đánh giá 
Yêu cầu 2 HS thực hành
HS1:Thực hành mở chương trình Excel
HS2: Thực hành nhập dữ liệu vào một ô tính rồi lưu
- HS thực hiện
- HS thực hiện
3.Giao bài tập 
 GV y/c HS về nhà đọc và tìm hiểu trước các bài tập trong SGK để tiết sau thực hành tiếp	 Ngày soạn
 Ngày dạy
Tiết 4:	 Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình
bảng tính EXCEL (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Khởi động và kết thúc EXCEL
- Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính
- Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
II. Chuẩn bị:
- Phòng máy vi tính được cài đặt sẵn chương trình bảng tính Excel.
- Các mẫu sẵn để hướng dẫn cho học sinh trực tiếp trên máy cho học sinh quan sát.
III. Phương pháp
 - Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở
 -Làm việc nhóm
III.Tiến trình bài dạy:
1.Mở bài
a. GV ổn định trật tự lớp,kiểm tra sĩ số
b. Kiểm tra bài cũ
 CH:Nêu các cách cơ bản để lưu kết quả làm việc ở Excel?
 TL:Có 2 cách cơ bản 1. File/Save
 2.Nháy chuột trái vào biểu tượng Save trên thanh công cụ
2. Phát triển bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phân công nhóm thực hành 
 và nêu nội quy phòng thực hành
- GV nêu nội dung bài thực hành
- GV chia nhóm HS, mỗi nhóm 3, 4 HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm ngồi 1 máy.
- HS tìm hiểu nội dung thực hành
- HS thực hiện chia nhóm theo y/c của GV.
Hoạt động 2: Khởi động.
- GV Y/c khởi động Excel
- Y/c HS làm việc nghiêm túc theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện khởi động chương trình Excel để làm việc.
- HS thực hiện
Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1 SGK mà GV đã yêu cầu thực hiện từ tiết trước.
- Y/c HS tiếp tục làm bài tập 2, 3 trong SGK.
- Trong quá trình học sinh thực hành GV t ... up chọn nhãn Page
quan sát và ghi nhận thiết đặt ngầm định Portrait(đứng). Đánh dấu chọn trong ô Landscape và quan sát tác dụng. 
? Cho học sinh rút ra nhận xét
Cuối cùng đặt hướng giấy đứng.
	Trên trang có lựa chọn co giãn tỉ lệ để nội dung vừa khít với số trang mà em có thể chỉ định trước.
Đánh dấu vào ô Fit to và giữ nguyên các thông số khác. Quan sát kết quả và rút ra kết luận về tác dụng của thiết đặt này.
	Mở hộp thoại và quan sát sự thay đổi trong ô Adjust to. Cuối cùng chọn lại ô Adjust to và sửa lại thông số là 100.
c) Trở lại với các thiết đặt trang đứng và không có tỉ lệ, kiểm tra các trang bằng chế độ hiển thị Page Break Preview. Kðo thả chuột để điều chỉnh lại sao cho các cột được in hết trong một trang, mỗi trang in khoảng 25 dòng.
Tiết 44:
	 Ngày soạn: 02/05/2008
Bài thực hành số 7
In danh sách lớp em (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết kiểm tra trang tính trước khi in.
- Thiết lập lề và hướng giấy cho trang in.
- Biết điều chỉnh các dấu ngắt trang phù hợp với yêu cầu in.
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị phòng máy, đảm bảo đúng chương trình thực hành và có máy in để học sinh thực hành in.
- HS chuẩn bị nội dung thực hành 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 3: Bài tập 3. Định dạng và trình bày trang in
	Mở bảng tính Sotheodoitheluc đã được điều chỉnh các hàng và các cột trong bài TH số 5.
a) Thực hiện các định dạng cần thiết để có trang tính tương tự như hình 81 SGK.
* Yêu cầu: 
- Dữ liệu trong hàng tiêu đề ( hàng 3) được căn giữa với kiểu chữ đậm và cỡ chữ to hơn.
- Dữ liệu trong các cột Stt, chiều cao, Nặng được căng giữa; trong các cột Họ và tên, Địa chỉ, Điện thoại- căn trái; trong cột Ngày sinh – căn phải.
- Dữ liệu số trong cột Chiều cao được định dạng với hai chữ số thập phân.
- Các hàng được tô màu nền phân biệt để tra cứu.
b) Xem trước các trang in, kiểm tra các dấu ngắt trang và thiết đặt hướng trang năm ngang để in hết các cột trên một trang, thiết lập lề thích hợp và lựa chọn để in nội dung giữa trang giấy theo chiều ngang.
c) lưu bảng tính và thực hiện in dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
	Sau khi thực hiện GV cho điểm một vài nhóm.
Hoạt động 4: Tổng kết
- Giáo viên nhận xét buổi thực hành hôm nay.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài 8 SGK.
Tiết 45:
	 Ngày soạn: 04/05/2008
Bài 8: sắp xếp và lọc dữ liệu (Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết và hiểu được các thao tác sắp xếp dữ liệu.
- Biết được khái niệm lọc dữ liệu và thực hiện các bước để lọc dữ liệu.
II. Chuẩn bị:
- Tranh chụp SGK
- Phòng máy
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
Khi tạo trang tính, dữ liệu được lưu trong các ô theo đúng thứ tự em nhập vào. Khi sử dụng rất có thể em sẽ cần sắp xếp lại chúng để dễ so sánh. Chẳng hạn, để dễ tra cứu, tên các bạn trong bảng điểm lớp em thường được sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái. Ngoài ra em còn có thể lọc ra các bạn đạt điểm trung bình cao nhất của lớp. Bài học này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu vấn đề này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sắp xếp dữ liệu
- Y/c HS đọc và tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
?H: Sắp xếp dữ liệu là gì?
?H: Vậy, để sắp xếp dữ liệu em thực hiện các bước như thế nào?
- GV lưu ý HS: Nừu không nhìn thấy các nút lệnh sắp xếp trên thanh công cụ, HS thực hiện các bước như minh hoạ hình 85.SGK hoặc Vào thực đơn Data\ chọn Sort (Máy tính sẽ thực hiện tương tự như trên.
- GV lấy ví dụ minh hoạ (hình 86, 87 SGK)
- HS các nhóm tìm hiểu thông tin SGK
- HS trả lời:
Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần.
- HS tìm hiểu, đại diện nhóm trả lời:
Để sắp xếp dữ liệu em thực hiện các bước sau:
(1) Nháy chuột chọn một ô trong cột cần sắp xếp dữ liệu.
(2) Nháy nút lệnh Sort trên thanh công cụ để sắp xếp (tăng dần) hoặc nháy nút để sắp xếp (giảm dần).
- HS quan sát và tìm hiểu ví dụ:
Trang tính dưới đây là kết quả thi đấu của đoàn vận động viên các nước tham gia Sea Games 22 (h.86):
Để sắp xếp thứ hạng các nước theo tổng số huy chương đạt được, em cần thực hiện như sau:
(1) Nháy chuột chọn một ô trong cột F (ví dụ ô F3)
(2) Nháy nút trên thanh công cụ
Em sẽ được kết quả tự tự như hình minh hoạ dưới đây (h.87):
Hoạt động 3: Tìm hiểu lọc dữ liệu
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu TT SGK, trả lời câu hỏi:
?H: Lọc dữ liệu là gì?
- GV giải thích thêm.
?H: Để lọc dữ liệu em thực hiện như thế nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát như hình 89.SGK:
- HS tìm hiểu SGK, đại diện nhóm trả lời:
Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thoả mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó.
- HS tìm hiểu, trả lời:
Bước 1:
(1) Nháy chuột chọn một ô trong vùng dữ liệu cần lọc.
(2) Mở bảng chọn Data/chọn Filter/ chọn AutoFilter.
Bước 2: Lọc
Nháy vào nút trên hàng tiêu đề cột chỉ hiển thị các giác trị khác nhau của dữ liệu trong cột (h.91):
- Sau khi có kết quả lọc, em có thể thoát khỏi chế độ lọc như sau:
Chọn lệnh Data\chọn Filter\AutoFilter trên bảng chọn Filter.
Hoạt động 4: Kết thúc tiết học
- GV yêu cầu HS nêu lại các ý chính đã học SGK.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và tìm hiểu trước mục 3: Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất) để tiết sau học tiếp và thực hành.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS thực hiện.
Tiết 46:
	 Ngày soạn: 05/05/2008
Bài 8: sắp xếp và lọc dữ liệu (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết và hiểu được các thao tác sắp xếp dữ liệu.
- Biết được khái niệm lọc dữ liệu và thực hiện các bước để lọc dữ liệu.
II. Chuẩn bị:
- Tranh chụp SGK
- Phòng máy
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV đặt câu hỏi kiểm tra HS:
?1: Em hãy nêu các bước để sắp xếp dữ liệu? Nêu một vài ví dụ về dữ liệu cần sắp xếp?
?2: Hãy nêu các bước để lọc dữ liệu? Nêu các ví dụ về dữ liệu cần lọc?
- 2 – 3 HS lên bảng trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Lọc các hàng có giá trị lớn nhất 
(hay nhỏ nhất)
- Y/c HS đọc thông tin SGK, tìm hiểu các lọc dữ liệu theo yêu cầu (lớn nhất hoặc nhỏ nhất).
- GV giải thích cho HS các bước thực hiện (như hình 93 đã hướng dẫn)
- HS tìm hiểu TT SGK và tìm hiểu hình 93, đưa ra các bước thực hiện lọc dữ liệu các hàng có giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
2. Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc.
1. Chọn Top (lớn nhất) hoặc Bottom (nhỏ nhất)
3. Nháy OK
- GV hướng dẫn HS và yêu cầu HS tìm hiểu, tìm hướng làm cho bài tập.
- GV ra bài tập (ghi vào bảng phụ), yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài, chỉ ra những sai xót.
- HS thực hiện
- HS các nhóm làm bài
- Đại diện nhóm lên bảng làm bài, HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập SGK, tóm tắt nội dung chính của bài.
- Y/c HS về nhà hoàn thành các bài tập SGK, đọc và chuẩn bị trước bài thực hành số 8.
- 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Tiết 47:
	 Ngày soạn: 08/05/2008
Bài thực hành số 8
Ai là người học giỏi (Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết và thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu
- Biết khái niệm lọc dữ liệu và thực hiện được các bước để lọc dữ liệu.
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị phòng máy, đảm bảo đúng chương trình thực hành 
- HS chuẩn bị nội dung thực hành. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Bài tập 1. Sắp xếp và lọc dữ liệu
- GV cho học sinh thực hành theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm làm theo yêu cầu của bài tập 1. SGK:
Khởi động chương trình bảng tính Excel. Mở bảng tính Bang diem lop em đã được lưu trong Bài thực hành 6.
a) Thực hiện các thao tác sắp xếp theo điểm các môn học và điểm trung bình.
b) Thực hiện các thao tác lọc dữ liệu để chọn các bạn có điểm 10 môn Tin học.
c) Hãy lọc ra các bạn có điểm trung bình cả năm là ba điểm cao nhất và các bạn có điểm trung bình là hai điểm thấp nhất.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, thực hiện theo yêu cầu của bài tập.
- Y/c HS làm việc nghiêm túc, đúng yêu cầu.
- GV hướng dẫn những sai xót còn mắc phải của HS.
- Các nhóm đánh giá chéo kết quả thực hành của nhau. GV nhận xét và có thể cho điểm HS.
Hoạt động 2: Bài tập 2: Lập trang tính, sắp xếp và lọc dữ liệu
- Y/c HS đọc kĩ đề bài của bài tập 2 và thực hành.
a) Mở bảng tính Cac nuoc DNA đã được tạo và lưu trong Bài thực hành 6 với dữ liệu các nước trong khu vực Đông Nam á như hình 95:
	- Y/c HS làm bài tập theo yêu cầu SGK:
	b) Hãy sắp xếp các nước theo:
	Diện tích tăng dần hoặc giảm dần
	Dân số tăng dần hoặc giảm dần
	Mật độ dân số tăng dần hoặc giảm dần
	Tỉ lệ dân số thành thị tăng dần hoặc giảm dần.
	c) Sử dụng công cụ lọc để:
	Lọc ra các nước có diện tích là năm diện tích lớn nhất
	Lọc ra các nước có số dân là ba số dân ít nhất
	Lọc ra các nước có mật độ dân số thuộc ba mật độ dân số cao nhất.
	- Y/c các nhóm làm thực hành theo yêu cầu, chú ý những sai xót còn mắc phải.
	- GV đi từng nhóm hướng dẫn HS, chú ý HS làm bài nghiêm túc.
	- GV nhận xét và đánh giá kết quả từng nhóm
Hoạt động 3: Kết thúc tiết học
- Y/c HS xem lại bài đang làm, lưu dữ liệu và thực hiện tắt máy tính theo yêu cầu đã học.
- Dặn dò HS về nhà đọc trước bài tập 3 SGK để tiết sau thực hành tiếp.
Tiết 48:
	 Ngày soạn: 10/05/2008
Bài thực hành số 8
Ai là người học giỏi (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết và thực hiện được các thao tác sắp xếp dữ liệu
- Biết khái niệm lọc dữ liệu và thực hiện được các bước để lọc dữ liệu.
II. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị phòng máy, đảm bảo đúng chương trình thực hành 
- HS chuẩn bị nội dung thực hành. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ HS:
?H: Thế nào là lọc dữ liệu? Cho ví dụ?
- 1 – 2 HS lê bảng trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Bài tập 3: Tìm hiểu thêm về sắp xếp và lọc dữ liệu
- Y/c HS vẫn sử dụng bài tập 2 để thực hành.
a) Sử dụng trang tính của Bài tập 2, hãy nháy chuột tại một ô ngoàidanh sách dữ liệu. Thực hiện các thảo tác sắp xếp hoặc lọc dữ liệu. Các thao tác đó có thực hiện được không? Tại sao?
	b) Chèn thêm ít nhất một hàng trống vào giữa hai nước Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma. Nháy chọn ô C3 và thực hiện một số thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu. Quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét.
	c) Sử dụng lại trang tính của bài tậo 2, hãy chèn thêm ít nhất một cột trống vào giữa cột D và cột E. Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu tương tự như câu a. Cho nhận xét kết quả nhận được.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học
- Y/c HS xem lại bài đang làm, lưu dữ liệu và thực hiện tắt máy tính theo yêu cầu đã học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTin hoc 7Duong.doc