Giáo án Tin học 7 Tuần 20 Bài 6: Định dạng trang tính

Giáo án Tin học 7 Tuần 20 Bài 6: Định dạng trang tính

Bài 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hiểu được mục đích của việc định dạng trang tính; nắm được chương trình bảng tính còn có chức năng định dạng dữ liệu, giúp trình bày dữ liệu rõ ràng hơn, nắm được các chức năng của các công cụ định dạng dữ liệu.

- Kỉ năng: HS biết cách chọn, thay đổi phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ cho nội dung trong một hoặc nhiều ô tính

- Thái độ: Nhận thức được việc định dạng trang tính sẽ giúp phân biệt, trình bày dữ liệu rõ ràng, dễ nhìn và thuận tiện trong việc tính toán.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu

- Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 Tuần 20 Bài 6: Định dạng trang tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	20	Ngày soạn: 23/12/2010
Tiết: 37	Ngày dạy: 27/12/2010
Bài 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Hiểu được mục đích của việc định dạng trang tính; nắm được chương trình bảng tính còn có chức năng định dạng dữ liệu, giúp trình bày dữ liệu rõ ràng hơn, nắm được các chức năng của các công cụ định dạng dữ liệu.
Kỉ năng: HS biết cách chọn, thay đổi phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ cho nội dung trong một hoặc nhiều ô tính
Thái độ: Nhận thức được việc định dạng trang tính sẽ giúp phân biệt, trình bày dữ liệu rõ ràng, dễ nhìn và thuận tiện trong việc tính toán.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
Sĩ số của các lớp:
Lớp 7A1: . ; 7A2: .; 7A3: ..; 7A4: 
2. Bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU TRONG BẢNG TÍNH (15 phút)
GV: đặt vấn đề: đưa ra hai bảng điểm và cho HS nhận xét
GV: chốt lại:
Bảng 1: chưa được định dạng
Bảng 2: đã được định dạng
GV: các em hãy nhận xét và so sánh về hai bảng tính
GV: kết luận: chức năng chính của các chương trình bảng tính là hỗ trợ tính toán. Tuy nhiên chúng cũng có các công cụ phong phú giúp cho việc trình bày trang tính như thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề trong ô tính, tô màu nền các công cụ này được gọi với tên chung là công cụ định dạng.
HS: quan sát và nhận xét
HS: lắng nghe
HS: nhận xét và so sánh
HS: cách trình bày bảng 2 dễ phân biệt dữ liệu hơn so với bảng 1
* Nhận xét: SGK
Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (20 phút)
Đặt vấn đề: như các em đã thấy, nếu trang tính được định dạng phông chữ, màu chữ, kiểu chữ, căn lề. Thì trang tính sẽ đẹp hơn, dễ dàng phân biệt dữ liệi. Sau đây chúng ta cùng ôn tập lại những công cụ của chương trình bảng tính cho phép định dạng trang tính.
GV: giới thiệu thanh công cụ định dạng: gồm các chức năng định dạng dữ liệu
GV: hỏi: các em hay chó biết thanh công cụ định dạng có những nút lệnh nào? GV: chốt lại kiến thức bằng cách lần lượt trình chiếu từng nút lệnh của thanh công cụ trên bài giảng.
a) Chọn và thay đổi phông chữ:
GV: đưa ra màn hình bảng tính minh hoạ
Hỏi: "để chọn hoặc thay đổi phông chữ của dữ liệu, ta phải làm gì?"
GV: tiếp nhận các câu trả lời của HS, chuẩn bị lại kiến thức bằng cách lần lượt trình chiếu từng bước thực hiện
Bước 1: chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng nội dung
Bước 2: Nháy chuột vào ô Font khi đó một danh sách tên các loại phông chữ sẽ hiển thị.
Bước 3: chọn phông chữ thích hợp
b) chọn và thay đổi kiểu chữ:
GV: yêu cầu HS quan sát màn hình
GV: "Làm thế nào để chọn và thay đổi cỡ chữ trong trang tính?"
GV: chốt lại
c) Chọn và thay đổi kiểu chữ
GV: muốn thay đổi kiểu chữ trong trang tính ta cần phải làm gì?
GV: chốt lại: khẳng định việc thao tác với ba nút lệnh B, I , U tương tự nhau
GV: có thể chọn nhiều thuộc tính định dạng cho cùng một đối tượng được không? Nếu có thì kiểu chữ nhận được sẽ như thế nào?
GV: nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại: có thể chọn nhiều thuộc tính định dạng cho một đối tượng. Kiểu chữ nhận được sẽ là kiểu kết hợp từ các định dạng đã chọn
d) chọn và thay đổi màu chữ
GV: giới thiệu công cụ Font Color và minh hoạ trên trang tính
GV: muốn tô màu cho văn bản trong trang tính thì ta làm như thế nào?
GV: nhận xét câu trả lời của HS và tổng kết lại
HS: lắng nghe
HS: Nút lện chọn phông chữ, cỡ chữ, chữ đậm, chữ nghiêng, và gạch chân.
HS: 
Bước 1: chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng nội dung
Bước 2: Nháy chuột vào ô Font khi đó một danh sách tên các loại phông chữ sẽ hiển thị.
Bước 3: chọn phông chữ thích hợp
HS: 
Bước 1: chọn ô (hoặc các ô) cần thay đổi kiểu chữ 
Bước 2: Nháy chuột vào ô SIZE khi đó một danh sách tên các loại phông chữ sẽ hiển thị.
Bước 3: chọn cỡ chữ thích hợp
HS: 
Bước 1: chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng nội dung
Bước 2: Nháy chuột vào nút B
HS: trả lời
HS: lắng nghe
HS: 
Bước 1: Chọn ô cần tô màu văn bản
Bước 2: nháy chuột vào mũi tên xổ xuống của nút Font Color khi đó một bảng danh sách màu sẽ hiển thị
Bước 3: chọn màu thích hợp cho văn bản
1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ
a) Thay đổi phông chữ 
b) Thay đổi cỡ chữ
c) Thay đổi kiểu chữ 
2. Chọn màu phông
Hoạt động 3: CỦNG CỐ (10 phút)
GV: yêu cầu HS nêu lại các thao tác định dạng với bảng tính vừa học
GV: nhận xét
GV: cho HS thực hành các thao tác định dạng vừa học
HS: nhắc lại: thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.
HS: thực hành các thao tác trên theo nhóm
5. Củng cố - Bài tập
6. Dặn dị
- Xem lại lí thuyết của Bài học 
IV – RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần	20	Ngày soạn: 23/12/2010
Tiết: 38	Ngày dạy: 27 /12/2010
Bài 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Hiểu được mục đích của việc định dạng trang tính; nắm được chương trình bảng tính còn có chức năng định dạng dữ liệu, giúp trình bày dữ liệu rõ ràng hơn, nắm được các chức năng của các công cụ định dạng dữ liệu.
Kỉ năng: HS biết cách căn lề, tô màu cho ô tính, thay đổi màu chữ cho dữ liệu trong các ô tính.
Thái độ: Nhận thức được việc định dạng trang tính sẽ giúp phân biệt, trình bày dữ liệu rõ ràng, dễ nhìn và thuận tiện trong việc tính toán.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
Sĩ số của các lớp:
Lớp 7A1: . ; 7A2: .; 7A3: ..; 7A4: 
2. Bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (30 phút)
* căn lề cho ô tính:
GV: giới thiệu các nút lệnh căn lề
GV: hãy quan sát các biểu tượng và nêu chức năng của công cụ căn lề
GV: minh hoạ cho HS quan sát
GV: muốn căn giữa toàn bô bảng điểm thì ta phải làm như thế nào?
GV: Nêu các bước thực hiện căn lề cho ô tính
GV: nhận xét và chốt lại
GV: giới thiệu công cụ căn giữa nhiều ô
GV: trong nhiều trường hợp định dạng văn bản, các em muốn căn văn bản vào giữa nhiều ô tính ta phải làm như thế nào?
GV: minh hoạ trên màn chiếu
GV: giới thiệu nút Merge and Center và hướng dẫn HS các sử dụng
GV: yêu cầu HS nêu các bước căn giữa trong nhiều ô
* Tăng giảm số chữ số thập phân trong ô tính
GV: trong bảng điểm, điểm trung bình cuối năm của mỗi học sinh phải làm tròn đến một chữ số thập phân. Em hãy nhắc lại các qui tắc làm tròn?
GV: nhắc lại qui tắc.
GV: giới thiệu công cụ và qui tắc làm tròn số thập phân trong ô tính?
* Tô màu nền cho ô tính
GV: giới thiệu công cụ tô màu nền: Fill Color
GV: Hướng dẫn HS tô màu nền cho ô tính
GV: lưu ý cho HS: nên chọn những màu nền làm nổi bật văn bản trong ô tính.
* Kẻ đường biên cho ô tính: 
GV: trình chiếu một ô tính đã kẻ đường biên
GV: quan sát và nhận xét
GV: hướng dẫn HS các bước kẻ đường biên.
HS: quan sát và lắng nghe
HS: căn lề trái ô; căn giữa ô; căn lề phải ô
HS: chọn ô cần căn lề
Nháy chuột vào nút căn giữa
HS: lắng nghe
HS: suy nghĩ
HS: quan sát và lắng nghe
HS: Quan sát và lắng nghe
HS: chữ số thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 sẽ được làm tròn lên
Chữ số thập phân nhỏ hơn 5 sẽ được làm tròn xuống
HS: lắng nghe
HS: chọn ô cần tăng/ giảm số chữ số thập phân
Nháy chuột vào nút tăng/giảm số chữ số thập phân 
HS: lắng nghe
HS: chọn các ô cần tô màu nền
Nháy mũi tên xổ xuống ở nút Fill Color danh sách các màu sẽ hiển thị
Chọn màu nền thích hợp
HS: lắng nghe
HS: quan sát
HS: nhận xét 
HS: các ô trong trang tính đã có đường biên dễ dàng phân biệt thông tin giữa các ô, các hàng
3. Căn lề trong ô tính
4. Tăng giảm số chữ số thập phân trong ô tính
5. Tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính 
Hoạt động 2: ÔN TẬP KIẾN THỨC (15 phút)
GV: yêu cầu HS nêu lại các thao tác định dạng với bảng tính vừa học
GV: nhận xét
GV: chiếu trên màn hình các câu hỏi trắc nghiệm, gọi HS trả lời.
HS: nhắc lại
HS: trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của GV
5. Củng cố - Bài tập
6. Dặn dị
- Xem lại lí thuyết của Bài học 
- Xem trước bài thực hành 6
IV – RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin 7 tuan 20.doc