Giáo án Tin học 7 tuần 5 bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính

Giáo án Tin học 7 tuần 5 bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được các kí hiệu dùng để tính toán trong trang tính.

- Biết cách nhập công thức để tính toán

2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng về tính toán trên trang tính cho HS

 3. Thái độ: Tập trung nghiêm túc trong giờ thực hành

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV: SGK,

2. Chuẩn bị của HS: Xem trước nội dung bài mới, học bài cũ.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 tuần 5 bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	
Tiết 9
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được các kí hiệu dùng để tính toán trong trang tính.
Biết cách nhập công thức để tính toán
Kỹ năng: Hình thành kỹ năng về tính toán trên trang tính cho HS
	3. Thái độ: Tập trung nghiêm túc trong giờ thực hành
II. Chuẩn bị của GV và HS:
Chuẩn bị của GV: SGK,
Chuẩn bị của HS: Xem trước nội dung bài mới, học bài cũ.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sỉ số lớp
	2. KTBC: (5’)
	Câu hỏi 1: Hãy nêu các thành phần chính trên trang tính?
	Câu hỏi 2: Trình bày các dạng dữ liệu trên trang tính?
	- GV gọi 2 HS lên bảng KTBC sau đó nhận xét, đánh giá và cho điểm.
	3. Giảng bài mới:
	- Giới thiệu bài: (1’)
	Các em đã làm quen với chương trình bảng tính và biết 1 số thành phần chính của bảng tính. Khi nói đến bảng tính là nói đến khả năng tính toánChúng ta sẽ sử dụng để tính toán như thế nào, cách nhập công thức ra sao tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết điều này.
	- Nội dung bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
10’
 Hoạt động 1:
- GV: trong toán học các em đã sử dụng các phép toán nào để tính toán?
- GV: trong Excel cũng sử dụng các phép toán đó và bất kỳ các phép toán nào được thực hiện trong toán học thì Êxcel đều có thể thực hiện được. Ngoài ra. Excel còn có thể thực hiện phép lấy luỹ thừa và phần trăm.
- GV: trong toán học thứ tự ưu tiên các phép toán như thế nào?
- GV: các phép toán trong công thức được sử dụng trong bảng tính được thực hiện theo thứ tự giống như trong toán học.
 Hoạt động 1:
- HS: các phép cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa.
- HS: lắng nghe, ghi nhớ và chép bài đầy đủ.
- HS: trả lời
- HS: lắng nghe, ghi nhớ
1. Sử dụng công thức để tính toán:
-Từ các dữ liệu đã được nhập vào các ô tính em có thể thực hiện các tính toán và lưu lại kết quả tính toán.
- Có thể sử dụng các công thức để tính toán trong bảng tính. Các kí kiệu thường dùng trong công thức: +, - , *, /, %, ^,...
24’
 Hoạt động 2:
- GV: để nhập công thức vào ô tính ta thực hiện các bước sau: 
 + Chọn ô tính cần nhập công thức
 + Gõ dấu bằng
 + Nhấn phím Enter để kết thúc
- GV: để nhập 1 công thức nào đó trong ô tính thì dấu bằng ( = ) được gõ trước tiên.
- GV: Khi chọn một ô không có cônng thức và ô có công thức thì nội dung trên thanh công thức sẽ như thế nào?
- GV: nếu ô đó không có công thức thì nội dung trong ô tính sẽ giống như nội dung trên thanh công thức, còn nếu ô đó có công thức thì ta sẽ nhìn thấy công thức trên thanh công thức, còn trong ô tính là kết quả tính toán bằng công thức.
 Hoạt động 2:
- HS: lắng nghe và chép bài đầy đủ.
- HS: tập trung suy nghĩ và tìm câu trả lời
- HS: lắng nghe và ghi nhớ
2. Nhập công thức:
- Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu bằng ( = )
- Nhấn phím Enter để kết thúc.
3’
Hoạt động 3:
- GV: em hãy nhắc lại các bước để nhập công thức?
Hoạt động 3:
- HS: trả lời 
	4. Dặn dò: (1’)
	- Bài học hôm nay các em cần nắm: các kí hiệu để sử dụng tính toán, cách nhập công thức vào ô tính.
	- Các em về nhà học bài và xem trước nội dung phần còn lại của bài học trong SGK.
	IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5	
Tiết 10
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hiểu được cách sử dụng công thức để tính toán
Biết cách sử dụng địa chỉ của ô tính trong công thức.
2. Kỹ năng: 
	- Biết sử dụng công thức và địa chỉ ô tính trong công thức để tính toán.
	3. Thái độ: 
	- Tập trung, nghiêm túc, tạo hứng thú khi học môn Tin học cho học sinh.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, bảng phụ,
2. Chuẩn bị của HS: Xem trước nội dung bài mới, học bài cũ.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp: (1’)
	- Kiểm tra sỉ số lớp
	2. KTBC: (5’)
	Câu hỏi 1: Hãy nêu cách nhập công thức vào ô tính để tính toán? Ghi công thức tính: 5*(3+5)/2
	- GV gọi 2 HS lên bảng KTBC sau đó nhận xét, đánh giá và cho điểm.
	3. Giảng bài mới:
	- Giới thiệu b ài: (1’) 
	Trong bảng tính có rất nhiều ô tính, việc tính toán với các công thức được sử dụng tại các ô tính cho nên khi tính toán phải thông qua địa chỉ ô tính. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách sử dụng địa chỉ ô tính để tính toán trong công thức.	
	- Nội dung bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
34’
 Hoạt động 1:
- GV: địa chỉ ô tính được xác định như thế nào?
- GV: trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được thông qua địa chỉ các ô (hoặc hàng, cột hay khối).
Ví dụ: ô tính A1 có dữ liệu số 12, ô B1 có dữ liệu là 8. Tính trung bình cộng của A1 và B1 (hay số 12 và 8). Nếu sử dụng công thức để tinh trung bình 2 số trên ta lập công thức thế nào?
- GV: lập công thức thông qua địa chỉ 2 ô A1 và B1 là:
 = (A1+B1)/2
- GV: việc thay đổi dữ liệu trong 2 ô tính thì kết quả tính toán sẽ tự động tính lại kết quả.
 Hoạt động 1:
- HS: địa chỉ ô tính được xác định là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó.
- HS: tập trung nghe giảng, ghi bài đầy đủ.
- HS: =(12+8)/2
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức
- Các công thức tính toán vơi dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ các ô tính (hoặc hàng, cột hay khối)
Ví dụ: ô tính A1 có dữ liệu số 12, ô B1 có dữ liệu là 8. Tính trung bình cộng của A1 và B1.
Tại ô C1 ta lập công thức: =(A1+B1)/2
*) Lưu ý: Nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như các công thưc thông thường 
3’
Hoạt động 2:
-GV: giả sử khi sử dụng công thức để tính toán thông qua địa chỉ các ô tính thì khi sử đổi dữ liệu trong các ô tính thì ô kết quả có thay đổi theo không?
Hoạt động 2:
- HS: ô tính kết quả tự động thay đổi
	4. Dặn dò: (1’)
	- Bài học hôm nay các em cần nắm: cách sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức.
	- Các em về xem toàn bộ các nội dung trong bài học này để hôm sau thực hành cho tốt.
	IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTin 7 4 cot Tuan 5.doc