Giáo án Tin học 7 tuần 9 tiết 17 + 18: Sử dụng hàm để tính toán

Giáo án Tin học 7 tuần 9 tiết 17 + 18: Sử dụng hàm để tính toán

Tuần 9

TIẾT 17: SỬ DỤNG HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN ( tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như Sum, Average, Max, Min.

- Viết đúng được cú pháp của hàm, sử dụng các hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.

II/ Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:

GV: Chuẩn bị phòng máy (Có thể sử dụng phòng máy để học lý thuyết).

HS: Học bài ôn lại các kiến thức về công thức và các sử dụng địa chỉ ô nhớ trong công thức.

III/ Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

Hs1?: Hãy nêu cách nhập công thức trong ô tính. Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định?

Hs2?: Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức. Trả lời câu hỏi bài tập 4 SGK tr 24.

2HS lên bảng trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 tuần 9 tiết 17 + 18: Sử dụng hàm để tính toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 17: sử dụng hàm để tính toán ( tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như Sum, Average, Max, Min...
- Viết đúng được cú pháp của hàm, sử dụng các hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
II/ Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
GV: Chuẩn bị phòng máy (Có thể sử dụng phòng máy để học lý thuyết).
HS: Học bài ôn lại các kiến thức về công thức và các sử dụng địa chỉ ô nhớ trong công thức.
III/ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hs1?: Hãy nêu cách nhập công thức trong ô tính. Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định?
Hs2?: Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức. Trả lời câu hỏi bài tập 4 SGK tr 24.
2HS lên bảng trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV + HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hàm trong chươmg trình bảng tính
GV:Giới thiệu như SGK và nhấn mạnh : 
- Việc sử dụng dụng công thức giúp ta thấy được sự tiện lợi của bảng tính, tuy nhiên có nhiều công thức phức tạp và nhập vào ô tính không phải dễ dàng.
- Để khắc phục điều đó trong EXCEL có nhất nhiều hàm được thiết kế sẵn à giúp tính toán dễ dàng và nhanh chóng.
?: Nêu công thức tính trung bình cộng của ba số 3, 10 và 2?
GV: Chương trình bảng tính có hàm AVERAGE để tính công thức đó.
=AVERAGE(3,10,2)
GV: Giống như trong các công thức, địa chỉ của các ô tính cũng có thể đóng vai trò là các biến trong các hàm.
H? Hãy tính TB cộng của các ô A1, A2 A3 ?
HS: Chú ý nghe giảng.
HS: =(3+10+2)/3
HS theo dõi và ghi nhớ.
HS: =AVERAGE(A1,A2,A3)
Hoạt động 2: Cách sử dụng hàm
GV: Giới thiệu cách nhập hàm hình 28 SGK. 
Khi nhập hàm vào một ô tính, giống như với công thức, dấu = ở đầu là ký tự bắt buộc.
HS: Quan sát H28 SGK để biết cách nhập một hàm.
Hình 28 : Nhập hàm như công thức
GV: Có 2 cách nhập hàm vào ô tính:
 - Nhập trực tiếp như một công thức vào ô tính, ví dụ =Average(A1,A2) cách này đòi hỏi phải nhớ cú pháp của hàm.
 - Nhập hàm bằng cách sử dụng nút lệnh Insert Function ở bên trái thanh công thức. 	 
Hoạt động 3: Một số hàm trong chương trình bảng tính
GV: Giới thiệu một số hàm trong chương trình bẳng tính.
1. Hàm tính tổng: 
? Nêu cú pháp của hàm tính tổng? Giải thích cú pháp.
GV: Lấy các ví dụ 1, 2, 3 SGK tr 29
?: Hãy tính tổng của các ô trong khối A3:C5 ?
GV: Đặc biệt hàm SUM còn cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức.
H?: Việc sử dụng địa chỉ các khối có lợi ích gì? 
 =SUM(a,b,c,...) 
- Trong đó a, b, c là các tham số của hàm là các số hoặc các địa chỉ ...
- Các tham số cách nhau bởi dấu phẩy, số lượng các tham số không hạn chế.
HS: Theo dõi ví dụ để nắm được hàm SUM
HS: thực hiện
* Việc sử dụng địa chỉ các khối làm đơn giản việc liệt kê các giá trị khi tính toán.
VD:=SUM(A1,B3,C1:C10)
 = A1+B3+C1+C2 + .....+C10
3. Củng cố:
GV: Củng cố lại nội dung giờ học: Cách nhập một hàm, cách sử dụng hàm SUM.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV: Tổng kết lại giờ học: Củng cố lại cách sử dụng hàm, lợi ích của việc sử dụng các hàm trong tính toán.
HS : Trả lời bài tập 1 và 2 SGK tr 31.
tiết 18: sử dụng hàm để tính toán ( tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như Sum, Average, Max, Min...
- Viết đúng được cú pháp của hàm, sử dụng các hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
II/ Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
GV: Chuẩn bị phòng máy.
HS: Học bài ôn lại các kiến thức về cách sử dụng hàm trong công thức, cú pháp và cách sử dụng hàm SUM 
III/ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hs1?: Hãy nêu cách nhập hàm trong công thức. Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng hàm trong công thức.
Hs2?: Nêu cú pháp của hàm SUM. Trả lời câu hỏi bài tập 2 SGK tr 31.
2 HS lên bảng trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV + HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Một số hàm trong chương trình bảng tính
GV: Giới thiệu tiếtp một số hàm trong chương trình bẳng tính.
H? Nêu cú pháp của hàm tính TB cộng? Giải thích cú pháp.
GV: Lấy các ví dụ 1, 2 SGK tr 30
H?: Hãy tính TB cộng của các ô trong các khối A3:C5 và D2:F:5?
GV: Cũng giống như hàm SUM, hàm AVERAGE cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức.
H?: Việc sử dụng địa chỉ các khối có lợi ích gì? 
H? Nêu cú pháp của hàm xác định giá trị lớn nhất? Giải thích cú pháp.
- 
GV: Lấy các ví dụ 1, 2 SGK tr 30( phần hàm MAX)
GV: Cũng giống như hàm SUM và hàm AVERAGE, hàm MAX cũng cho phép sử dụng địa chỉ các khối trong công thức.
GV: Giới thiệu hàm MIN tương tự như phần trên.
HS: Thực hiện tương tự như hàm MAX.
2. Hàm tính trung bình cộng: 
 =AVERAGE(a,b,c,...) 
- Trong đó a, b, c là các tham số của hàm là các số hoặc các địa chỉ ...
- Các tham số cách nhau bởi dấu phẩy, số lượng các tham số không hạn chế.
HS: Theo dõi ví dụ để nắm được hàm AVERAGE 
VD: AVERAGE(15,24,45) tương đương với công thức =(15+24+45)/3
3. Hàm xác định giá trị lớn nhất: 
=MAX(a,b,c,...) 
Trong đó a, b, c là các tham số của hàm là các số hoặc các địa chỉ ...
- Các tham số cách nhau bởi dấu phẩy, số lượng các tham số không hạn chế.
HS : Theo dõi các ví dụ SGK để nắm được cách sử dụng hàm MAX.
VD:=MAX(47,5,64,4,13,56) cho kết quả là 64.
4. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất
Tên hàm: MIN.
- Cách nhập : =MIN(a,b,c)
Trong đó a, b, c là các tham số của hàm là các số hoặc các địa chỉ ...
- Các tham số cách nhau bởi dấu phẩy, số lượng các tham số không hạn chế.
VD:=MIN(47,5,64,4,13,56) cho kết quả là 4.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Lập công thức tính tổng, TB cộng của các ô sau: A2:E6; C5: F10
Bài 2: Tìm giá trị lớn nhất, bé nhất của các ô trong bài tập 1.
HS: Lên bảng thực hiện.
=SUM(A2:E6; C5:F10).	 =AVERAGE(A2:E6; C5:F10).
HS: Lên bảng thực hiện. 
=MAX(A2:E6;C5:F10).
=MIN(A2:E6; C5:F10).
3. Củng cố:
GV: Củng cố lại nội dung bài học: Cách nhập một hàm, cách sử dụng hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN
HS: Nêu cú pháp các hàm đã học trong bài.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV: Tổng kết lại giờ học: Củng cố lại cách sử dụng hàm, lợi ích của việc sử dụng các hàm trong tính toán và cách sử dụng các hàm đã học SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
- HS: Trả lời bài tập 1, 2 và 3 SGK tr 31.
Tổ chuyên môn ký duyệt ngày / / 2009
TTCM
Nguyễn Thị An

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 tin hoc 7.doc