A. MỤC TIÊU.
* Kiến thức: - Biết được vai trò của biến trong lập trình Pascal.
* kỹ năng: - Nắm được cách khai báo biến.
* Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học.
B. PHƠNG PHÁP.
- Đặt, giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK.
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 4. sử dụng biến trong chương trình (Tiết 11) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Biết được vai trò của biến trong lập trình Pascal. * kỹ năng: - Nắm được cách khai báo biến. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phơng pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Trình bày các tên kiểu và phạm vi giá trị của chúng trong ngôn ngữ lập trình? - Tại sao các dãy kí tự phải được đặt trong cặp dấu nháy đơn? Ví dụ: ’ Chao cac ban ’. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal ngoài những giá trị như từ khoá, kiểu dữ liệu sẽ còn thêm những gía trị gì? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về biến trong lập trình Pascal. (20 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Dẫn dắt HS vào bài. GV: Máy tính sẽ làm gì khi em nhập dữ liệu vào từ bàn phím? HS: Trả lời. GV: Em hãy cho biết tác dụng của biến trong lập trình? HS: Trả lời. GV: Biến là gì? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 1 trong SGK. ? Để in kết quả của phép cộng 15 + 5 ra màn hình em phải sử dụng câu lệnh gì? HS: Đọc bài, trả lời. ? Nếu như 2 số 15 và 5 được nhập từ bàn phím thì ntn? Vì sao? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 SGK. HS: Thực hiện. 1. Biến là công cụ trong lập trình. - Để chương trình biết chính xác DL cần được xử lí lưu trữ ở vị trí nào trong bộ nhớ, ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ gọi là biến nhớ, (gọi là biến). - Biến dùng để lưu trữ dữ liệu và DL được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. - DL do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến. * Ví dụ 1: + Có thể xem 2 biến X và Y như là tên của các vùng nhớ chứa các giá trị tương ứng. * Ví dụ 2: b. Hoạt động 2: Sử dụng biến trong lập trình. (15 phút). GV: Em hãy trình bày cấu trúc chung của 1 chương trình? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu HS nhận xét. HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Nhận xát bổ sung. ? Em hãy trình bày lại quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình? HS: Trả lời. GV: Cho HS quan sát cách khái báo biến. ? Hãy trình bày các kiểu dữ liệu có trong khai báo trên? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, giải thích thêm. 2. Khai báo biến. - Việc khai báo gồm: + Khai báo tên biến; + Khai báo kiểu dữ liệu của biến; " Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình. Var m, n : Integer; S, dientich : Real; Thong_bao : String; * Ví dụ 3: Cách khai báo biến trong Pascal. Trong đó: + Var: là từ khoá dùng để khai báo biến. + m, n: là các biến kiểu số nguyên. + S, dientích: kiểu số thực. + Thong_bao: Biến kiểu xâu. IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức cần nắm của tiết học. V. Dặn dò: - Học bài, xem trước phần 3, 4. Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 4. sử dụng biến trong chương trình (Tiết 12) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Nắm được cách sử dụng biến. - Nắm được cách khai báo hằng trong Pascal. * kỹ năng: - Hiểu và sử dụng thành thạo các biến trong lập trình. - Sử dụng Hằng trong lập trình Pascal. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phơng pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Biến nhớ là gì? - Biến có vai trò gì trong chương trình? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Biến nhớ sẽ được sử dụng như thế nào trong chương trình? Trong chương trình Pascal ngoài biến còn có thể có những giá trị nào? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Sử dụng biến. (18 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Chương trình có thể sử dụng các biến khi nào? HS: Trả lời. GV: Khi gán 1 giá trị mới điều gì sẽ xãy ra? HS: Trả lời. GV: Giá trị của biến có thể thay đổi không? vì sao? HS: Trả lời. GV: Đưa ra 1 số phép gán yêu cầu HS lên bảng trình bày ý nghĩa của các phép gán đó. HS: Lên bảng trình bày. GV: Yêu cầu HS dưới lớp làm vào vở. HS: Thực hiện. 3. Sử dụng biến trong chương trình. - Các thao tác có thể thực hiện với các biến là: + Gán giá trị cho biến; + Tính toán với giá trị của biến; - Câu lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình thường có dạng: Tên biến Đ Biểu thức cần gán giá trị cho biến. + Trong Pascal kí hiệu phép gán là: := Ví dụ 4: b. Hoạt động 2: Sử dụng Hằng. (17 phút). GV: Hằng là gì? HS: Trả lời. GV: Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa Hằng và biến? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu HS trình bày ý nghĩa của khai báo hằng trên? HS: Trả lời. GV: Các câu lệnh gán sau đây trong chương trình hợp lệ không? tai sao? Pi := 3,1416; Bankinh := bankinh + 2; HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. 4. Hằng. - Là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ DL. - Khác với biến, hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. - Giống biến, muốn sử dụng hằng ta cần khai báo tên của hằng. Ví dụ: Khai báo hằng trong pascal Const pi = 3,14; Bankinh = 2; - Trong đó: + Const là từ khoá để khai báo hằng. + Các hằng pi, bankinh được gán giá trị tương ứng là 3,14 và 2. - Khi cần thay đổi giá trị, chỉ cần sửa 1 lần tại nơi khai báo. IV. Cũng cố: (5 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức cần nắm của tiết học. V. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập ở SGK trang 33. Chuẩn bi cho tiết thực hành.
Tài liệu đính kèm: