A. MỤC TIÊU.
* Kiến thức: - Xác định được bài toán và mô tả thuật toán.
* kỹ năng: - Xác định được điều kiện cho trước, và kết quả cần thu được.
- Mô tả được các bước để giải 1 bài toán cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng viết chương trình đơn giản.
* Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học.
B. PHƯƠNG PHÁP.
- Đặt, giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, phát vấn.
- Làm bài theo nhóm.
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài tập (Tiết 23) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Xác định được bài toán và mô tả thuật toán. * kỹ năng: - Xác định được điều kiện cho trước, và kết quả cần thu được. - Mô tả được các bước để giải 1 bài toán cụ thể. - Rèn luyện kĩ năng viết chương trình đơn giản. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, phát vấn. - Làm bài theo nhóm. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Để rèn luyện kỹ năng lập trình, trước hết chúng ta phải rèn luyện kỹ năng xác định bài toán và thuật toán để giải bài toán đó? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm. (10 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Ôn lại kiến thức cho HS. ? Bài toán là gì? Để giải 1 bài toán em cần phải làm gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. ? Quá trình giải một bài toán trên máy cần những bước nào? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu HS tự nhận xét. HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Nhận xét, bổ sung: - Cần lưu ý rằng, để giải một bài toán có thể có nhiều thuật toán khác nhau. GV: ? Thuật toán là gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, ghi bảng. 1. Kiến thức lý thuyết. - Để giải quyết được 1 bài toán cụ thể, em cần xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được. - Quá trình giải toán trên máy gồm các bước sau: + Xác định bài toán: Xác định thông tin đã cho, thông tin cần tìm. + Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn ta bằng các lệnh cần phải thực hiện. + Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ta viết chương trình bằng 1 ngôn ngữ lập trình cụ thể. * Thuật toán: Là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo 1 trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước. b. Hoạt động 2: Bài tập rèn luyện. (28 phút). GV: Chiếu bài toán lên màn hình. HS: Quan sát, làm bài. GV: Gọi một số HS xác định Input, Output của bài toán. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Chiếu bài toán lên màn hình, yêu cầu HS làm việc theo nhóm. HS: Làm việc theo nhóm, đại diện nhóm đưa ra kết quả của bài tập 2. Và trình bày ý tưởng cho bài tập 3. GV: Nhận xét, bổ sung. 2. Bài tập. * Bài 1: Hãy chỉ ra Input và Output của các bài toán sau: a) Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần. b) Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trong dãy số n cho trước. c) Tím số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho. * Bài 2: Giả sử x và y là các biến số. Hãy cho biết kết quả của việc thực hiện thuật toán sau: Bước 1: x ! x + y Bước 2: y ! x - y Bước 3: x ! x - y. * Bài 3: Cho trước ba số dương a, b, c. Hãy mô tả thuật toán cho biết 3 số đó có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không? IV. Cũng cố: (6 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức cần nắm của tiết học. - Hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại V. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập 3, 4, 5, 6 ở SGK trang 45. Chuẩn bi cho tiết thực hành. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài tập (Tiết 24) A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Xác định được bài toán và mô tả thuật toán. * kỹ năng: - Xác định được điều kiện cho trước, và kết quả cần thu được. - Mô tả được các bước để giải 1 bài toán cụ thể. - Rèn luyện kĩ năng viết chương trình đơn giản. * Thái độ: - Nghiêm túc. Yêu thích môn học. B. Phương pháp. - Đặt, giải quyết vấn đề. - Làm bài theo nhóm. C. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK. D. Tiến trình lên lớp. I. ổn định: Kiểm tra sĩ số. (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Để rèn luyện kỹ năng lập trình, trước hết chúng ta phải rèn luyện kỹ năng xác định bài toán và thuật toán để giải bài toán đó? 2. Triển khai bài: a. Hoạt động 1: Bài tập rèn luyện.. (10 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Chiếu bài toán lên màn hình, yêu cầu 1 HS đọc lại đề bài. HS: Đọc bài. GV: Yêu cầu HS xác định bài toán. HS: Thực hiện. GV: Nhận xét bổ sung, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Gợi ý, dẫn dắn để HS có thể thực hiện thuật toán của bài toán trên. HS: Đưa ra ý tưởng cho thuật toán. GV: Gọi HS lên bảng trình bày. Yêu cầu HS ở lớp làm bài vào giấy. HS: Thực hiện. GV: Nhận xét bổ sung, ghi bảng. GV: Chiếu bài tập 5 lên màn hình, yêu cầu 1 HS đọc lại đề bài. HS: Đọc bài. GV: Yêu cầu HS làm bài theo nhóm trong vòng 5 phút. HS: Làm bài tập. GV: Yêu cầu các nhóm trình bày (xác định bài toán, ý tưởng thuật toán). HS: Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác góp ý, đánh giá bài làm của nhóm khác. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Chiếu thuật toán, so sánh bài làm giữa các nhóm. 1. Nội dung thực hành. * Bài tập 4: Cho 2 biến x và y. Hãy mô tả thuật toán đổi giá trị của các biến nói trên để x và y theo thứ tự có giá trị không giảm. - Input: Hai biến x và y. - Output: Hai biến x và y có giá trị tăng dần. Bước 1: Nếu x <= y, chuyển tới bước 5 Bước 2: x ! x + y Bước 3: y ! x - y Bước 4: x ! x - y Bước 5: Kết thúc thuật toán. * Bài tập 5: Hãy mô tả thuật toán giải bài toán tính tổng các phần tử của dãy số A = {a1, a2, ... an} cho trước. Input: n và dãy n số a1, a2, ... an Output: Tổng S = a1 + a2 + ......+ an Bước 1: S ! 0; i ! 0; Bước 2: i ! i + 1; Bước 3: Nếu i <= n, S ! S + ai và quay lại bước 2. Bước 4: Thông báo S và kết thúc thuật toán. IV. Cũng cố: (6 phút) - Yêu cầu HS trình bày lại các kiến thức cần nắm của tiết học. - Hướng dẫn HS làm bài tập 6. + Gọi 1 số học sinh trình bày ý tưởng. + Gợi ý các bước thực hiện thuật toán. V. Dặn dò: - Học bài, xem lại tất cả các bài toán đã học.
Tài liệu đính kèm: