Bài: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (TT).
Tiết PPCT: 4
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
0 Biết được cách thức để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh.
2. Kỹ năng:
3. Thái độ:
0 Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu, bài tập:
0 Sách giáo khoa, giáo án và tài liệu liên quan.
0 Bài tập: SGK.
TUẦN 2 Ngày soạn: 21/08/2011 Ngày giảng: 24/08/2011 Ngày giảng: 25/08/2011 Ngày giảng: 25/08/2011 Ngày giảng: 25/08/2011 Tiết: 4 Tiết: 1 Tiết: 4 Tiết: 5 Lớp: 84 Lớp: 82 Lớp: 81 Lớp: 83 Bài: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (TT). Tiết PPCT: 4 MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Biết được cách thức để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. Kỹ năng: Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học. CHUẨN BỊ: Tài liệu, bài tập: Sách giáo khoa, giáo án và tài liệu liên quan. Bài tập: SGK. Dụng cụ, thiết bị: Phòng máy. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định và tổ chức lớp: (1 phút). Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình giảng dạy. Bài giảng: (38 phút). Hoạt động của Thầy và Tròø. Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung “Viết chương trình ra lệnh cho máy tính làm việc?“(18 phút) Aùp dụng cho cả khối 8. Hình thức tổ chức: đàm thoại. Nội dung hoạt động: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. HS khác lắng nghe. Hỏi: chương trình máy tính là gì? Hỏi: câu lệnh “Hãy nhặt rác” ở ví dụ trên còn được gọi là gì? GV KL: câu lệnh gộp chung hay tên chương trình. Cho HS quan sát tranh hình 2/SGK. Hỏi: nêu các câu lệnh của chương trình “Hãy nhặt rác”? GV KL và rút ra nhận xét: các lệnh này sẽ được thực hiện tuần tự từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng. Hỏi:tại sao cần viết chương trình? GV KL : chương trình giúp cho con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn. HS chép bài vào vở. Chuẩn kiến thức cho học sinh: Lưu ý cho HS chương trình máy tính là gì. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung “Chương trình và ngôn ngữ lập trình” (20 phút) Aùp dụng cho cả khối 8. Hình thức tổ chức: thực hành và thảo luận. Nội dung hoạt động: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. HS khác lắng nghe. Hỏi: để máy tính xử lý, thông tin đưa vào máy phải được chuyển dổi thành dạng gì? GV KL: dạng dãy bit (dãy các số chỉ gồm 0 và 1). GV giải thích cho HS hiểu được việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy người ta dùng ngôn ngữ lập trình để viết chương trình. Hỏi: ngôn ngữ lập trình là gì? GV KL. GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận câu hỏi sau: tại sao người ta phải tạo ra các ngôn ngữ lập trình trong khi đó có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ máy? Các nhóm cử đại diện trả lời. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét và rút ra kết luận: việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Hỏi: chương trình dịch là gì? Hỏi: việc tạo ra chương trình máy tính bao gồm máy bước? Hỏi: kết quả nhận được sau bước 1 là gì, sau bước 2 là gì? Hỏi: môi trường lập trình là gì? GV KL và giới thiệu cho HS một vài ngôn ngữ lập trình khác như: C, Java, Basic, Pascal, Foxpro. HS chép bài vào vở. Chuẩn kiến thức cho học sinh: Lưu ý cho HS ngôn ngữ lập trình là gì. 3. Viết chương trình _ ra lệnh cho máy tính làm việc: Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Tên chương trình được xem là một lệnh. Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự. 4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình: Các dãy bit là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ dành cho máy tính được gọi là ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính. Chương trình dịch là chương trình dùng để chuyển đổi từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy. Chương trình soạn thảo và chương trình dịch cùng với các công cụ trợ giúp, tìm kiếm, sữa lỗi và thực hiện chương trình thường được kết hợp vào một phần mềm được gọi là môi trường lập trình. 4. Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: (5 phút). Lưu ý cho HS chương trình máy tính là gì? Ngôn ngữ lập trình là gì? Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK. 5. Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau: (1 phút). Về học bài và đọc trước bài: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH. IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM: Lớp 84 Lớp 82 Lớp 81 Lớp 83 a
Tài liệu đính kèm: