Giáo án Tin học 8 tiết 59, 60: Bài thực hành 7 Xử lý dãy số trong chương trình

Giáo án Tin học 8 tiết 59, 60: Bài thực hành 7 Xử lý dãy số trong chương trình

 Tiết 59. Bài thực hành 7

XỬ LÝ DÃY SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng

2. Kỹ Năng

- Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh lặp for do.

- Củng cố các kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.

3. Thái độ: Nghiêm túc

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1370Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 tiết 59, 60: Bài thực hành 7 Xử lý dãy số trong chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/03/2010
Ngày dạy: 31/03/2010	
 Tiết 59. Bài thực hành 7
XỬ LÝ DÃY SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng
2. Kỹ Năng
- Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh lặp fordo.
- Củng cố các kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.
3. Thái độ: Nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: giáo án, máy chiếu
2. Học sinh: Kiến thức cũ, sách, vở.
III - PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
IV - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 - ỔN ĐỊNH (1’)
2 - KIỂM TRA BÀI CŨ 
? Hãy cho một số ví dụ về lặp với số lần chưa biết trước.
3 - BÀI MỚI (38’)
Hoạt động của GV & HS
Nghi bảng
GV: Đưa ra bài tập 1 SGK
? Gọi học sinh nêu ý tưởng
- GV hướng dẫn
HS: Làm bài tập
Bài 1. Viết chương trình nhập điểm của các bạn trong lớp. Sau đó in ra màn hình số bạn đạt kết quả học tập loại giỏi, khá, trung bình và kém (theo tiêu chuẩn từ 8.0 trở lên đạt loại giỏi, từ 6.5 đến 7.9 đạt loại khá, từ 5.0 đến 6.4 đạt trung bình và dưới 5.0 xếp loại kém).
a) Xem lại các ví dụ 2 và ví dụ 3, bài 9 về cách sử dụng và khai báo biến mảng trong Pascal.
b) Liệt kê các biến dự định sẽ sử dụng trong chương trình. Tìm hiểu phần khai báo dưới đây và tìm hiểu tác dụng của từng biến:
program Phanloai;
uses crt;
Var
 i, n, Gioi, Kha, Trungbinh, Kem: integer;
 A: array[1..100] of real;
Gõ phần khai báo trên vào máy tính và lưu tệp với tên Phanloai. Tìm hiểu các câu lệnh trong phần thân chương trình dưới đây:
Begin
clrscr;
write(‘Nhap so cac ban trong lop, n = ‘); readln(n);
writeln(‘Nhap diem:’);
For i:=1 to n do Begin write(i,’. ‘); readln(a[i]); End;
Gioi:=0; Kha:=0; Trungbinh:=0; Kem:=0;
for i:=1 to n do
 begin 
if a[i]>=8.0 then Gioi:=Gioi+1;
if a[i]<5 then Kem:=Kem+1;
if (a[i]=6.5) then Kha:=Kha+1;
if (a[i]>=5) and (a[i]<6.5) then Trungbinh:=trungbinh+1
 end;
writeln(‘Ket qua hoc tap:’);
writeln(Gioi,’ ban hoc gioi’);
writeln(Kha,’ ban hoc kha’);
writeln(Trungbinh,’ ban hoc trung binh’);
writeln(Kem,’ ban hoc kem’);
readln
End.
d) Gõ tiếp phần chương trình này vào máy tính sau phần khai báo. Dịch, chạy chương trình.
	4- CỦNG CỐ (3’)
- Cách sử dụng biến mảng
- Cách kết hợp với lệnh lặp fordo
#==============================================
Ngày soạn: 28/03/2010
Ngày dạy: 01/04/2010	
Tiết 60. 	Bài thực hành 7
XỬ LÝ DÃY SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng
2. Kỹ Năng
- Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh lặp fordo.
- Củng cố các kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.
3. Thái độ: Nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: giáo án, máy chiếu
2. Học sinh: Kiến thức cũ, sách, vở.
III - PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
IV - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 - ỔN ĐỊNH 
2- KIỂM TRA BÀI CŨ 
? Hãy cho một số ví dụ về lặp với số lần chưa biết trước.
3- BÀI MỚI (38’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Đưa ra bài tập 2 SGK
? Gọi học sinh nêu ý tưởng
- GV hướng dẫn
HS: Làm bài tập
Bài 2. Bổ sung và chỉnh sửa chương trình trong bài 1 để nhập hai loại điểm Toán và Ngữ văn của các bạn, sau đó in ra màn hình điểm trung bình của mỗi bạn trong lớp (theo công thức điểm trung bình = (điểm Toán + điểm Ngữ văn)/2), điểm trung bình của cả lớp theo từng môn Toán và Ngữ văn. 
a) Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh sau đây:
Phần khai báo:
Var
i, n: integer;
TbToan, TbVan: real;
DiemToan, DiemVan: array[1..100] of real; 
Phần thân chương trình:
begin
writeln('Diem trung binh:');
for i:=1 to n do
writeln(i,'. ',(DiemToan[i]+DiemVan[i])/2:3:1);
TbToan:=0; TbVan:=0;
for i:=1 to n do
begin TbToan:=TbToan+DiemToan[i];
TbVan:=TbVan+DiemVan[i] end;
TbToan:=TbToan/n; TbVan:=TbVan/n;
writeln('Diem trung binh mon Toan: ',TbToan:3:2);
writeln('Diem trung binh mon Van: ',TbVan:3:2);
end.
b) Bổ sung các câu lệnh trên vào vị trí thích hợp trong chương trình. Thêm các lệnh cần thiết, dịch và chạy chương trình với các số liệu thử. 
	4- CỦNG CỐ: Cách sử dụng biến mảng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 59, 60.doc