Giáo án Tin học Lớp 7 - Chủ đề D - Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng - Trường THCS Kim Bảng

Giáo án Tin học Lớp 7 - Chủ đề D - Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng - Trường THCS Kim Bảng

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng khi dùng phương tiện thông tin cá nhân.

- Ứng xử có văn hoá khi “lên mạng”.

- Ứng xử có văn hoá khi sử dụng email, tin nhắn.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.

2.2. Năng lực Tin học:

- Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

-Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc các kênh truyền thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi.

-Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng.

- Biết thế nào là ứng xử thiếu văn hoá, từ đó đưa ra những quy tắc nhưng để tránh gây ấn tượng bị áp đặt,

 

docx 4 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 93Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Chủ đề D - Bài 1: Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng - Trường THCS Kim Bảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG SỐ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết theo KHBD: 
BÀI 1. ỨNG XỬ CÓ VĂN HÓA KHI GIAO TIẾP QUA MẠNG
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. Mục tiêu: SP Tin 6 Anh Nguyet + Pham Huy
1. Về kiến thức:
- Ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng khi dùng phương tiện thông tin cá nhân.
- Ứng xử có văn hoá khi “lên mạng”.
- Ứng xử có văn hoá khi sử dụng email, tin nhắn.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày. 
2.2. Năng lực Tin học: 
- Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. 
-Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc các kênh truyền thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi.
-Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng. 
- Biết thế nào là ứng xử thiếu văn hoá, từ đó đưa ra những quy tắc nhưng để tránh gây ấn tượng bị áp đặt,
3.Về phẩm chất:
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học: Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo, video, 
- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. 
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú dẫn dắt HS vào bài mới về ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng
b) Nội dung: Câu hỏi khỏi động 
Theo em, mỗi người khi giao tiếp qua mạng có thể hiện văn hóa ứng xử của mình hay không?
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
Theo em, mỗi người khi giao tiếp qua mạng có thể hiện văn hóa ứng xử của mình hay không?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
* Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV theo cá nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS, GV sẽ gợi ý tiếp bằng câu hỏi tại sao để dẫn dắt đến Hoạt động 1: Thế nào là thiếu văn hoá trong ứng xử ở nơi công cộng?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút) 
Hoạt động 2.1: Ứng xử có văn hóa ở nơi công cộng (8 phút) 
a) Mục tiêu: Biết cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa ở nơi công cộng
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: HS tự liệt kê theo cách nhận thức cá nhân
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu HS xem thông tin của HĐ1 trong SGK.
Hãy kể những gì em cho là thiếu văn hóa khi ở nơi công cộng:
Về ngôn từ, nói và viết
Về quần áo, vẻ ngoài
Về thái độ, hành vi
- GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập trong 3 phút trả lời, 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. 
- HS: Dựa vào SGK, quan sát từ đó thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. 
- HS: Nhận xét, bổ sung kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Chốt nội dung kiến thức chính:
1. Ứng xử có văn hóa ở nơi công cộng.
Lời khuyên 1. Tôn trọng những người xung quanh
- Khi đang giao tiếp với ai đó thì phải nhìn vào mắt người nói chuyện thể hiện sự tôn trọng.
- Khi đang ở cùng người thân, thầy cô, bạn bè mà nhận cuộc gọi thoại, chat hay tin nhắn và muốn trả lời ngay, hãy nói lời xin lỗi
- Không làm phiền người xung quanh ở nơi công cộng.
Hoạt động 2.2: Ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội (11 phút) 
a) Mục tiêu: Biết cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội 
b) Nội dung: Quy tắc ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội cũng như quy tắc Ứng xử có văn hóa ở nơi công cộng
c) Sản phẩm: Lời khuyên 2, lời khuyên 3. 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
Theo em, quy tắc ứng xử trên mạng có giống quy tắc ứng xử nơi công cộng không? Vì sao?
* HS thực hiện nhiệm vụ
- GV: Hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. 
* Báo cáo, thảo luận
- HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả của mình.
- HS trả lời câu hỏi của GV theo cá nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả hoạt động thực hành của HS.
- GV chốt nội dung kiến thức chính: 
- GV lưu ý: Lời khuyên 3 “Hãy tử tế với người khác trên không gian mạng” có thể hiểu như sự vận dụng theo bối cảnh của câu thành ngữ “Suy bụng ta ra bụng người”.
2. Ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội.
Lời khuyên 2. Giữ gìn hình ảnh bản thân trên không gian mạng
Trên mạng không phải “lời nói gió bay”, những gì đưa lên mạng sẽ rất khó thu hồi được.
Lời khuyên 3. Hãy tử tế với người khác trên không gian mạng
- Không nói những lời thô lỗ, thiếu văn hóa, không xúc phạm người khác
- Không “bêu xấu” hình ảnh của người khác
 Hoạt động 2.3: Ứng xử có văn hóa khi dùng email, tin nhắn (11 phút) 
a) Mục tiêu: biết ứng xử có văn hóa khi dùng email, tin nhắn
b) Nội dung:- HS biết ứng xử có văn hóa khi dùng email, tin nhắn
c) Sản phẩm: lời khuyên 4,5
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Khi nào thì nên dùng email, tin nhắn mà không viết lên trang mạng?
Thế nào là phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn?
Em đã từng có những trải nghiệm đáng nhớ khi dùng email, tin nhắn hay chưa?
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
* Báo cáo, thảo luận
- GV: Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Nhận xét, bổ sung kết quả hoạt động của nhóm khác.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đánh giá chung cho kết quả hoạt động, hướng dẫn lại các HS làm bài chưa tốt.
- GV chốt nội dung kiến thức chính: 
3. Ứng xử có văn hóa khi dùng email, tin nhắn.
Lời khuyên 4. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác
- Bạn tin tưởng em nên chia sẻ nhiều chuyện riêng tư. Em không nên chuyển tiếp email, tin nhắn, cuộc trò chuyện, khi chưa được sự đồng ý của bạn.
Lời khuyên 5. Hãy lịch sự sớm trả lời email, tin nhắn 
- Nếu đã kết bạn qua mạng hay cho ai đó thông tin để liên lạc với mình, hãy lịch sự trả lời một cách nhanh chóng mỗi khi nhận tin nhắn gửi tới đích danh em.
- Nếu không thể sớm trả lời, hãy báo đã nhận và hẹn trả lời sau, đừng bỏ đó qua lâu. Nếu không muốn trả lời, nên gửi email từ chối nhã nhặn.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học để trả lời các bài tập
b) Nội dung: Bài 1,2 SGK trang 32
c) Sản phẩm: 
Bài 1. Mạng xã hội chính là nơi công cộng, không phải chốn riêng tư, do đó cần áp dụng quy tắc ứng xử nơi công cộng khi “lên mạng”.
Bài 2. Hãy tử tế với người khác; không xúc phạm người khác; không “bêu xấu” người khác.
d) Tổ chức thực hiện: 
* GV giao nhiệm vụ học tập
Bài 1. Tại sao nói “Quy tắc ứng xử trên mạng cũng như quy tắc ứng xử nơi công cộng”?
Bài 2. Câu nói “Đừng làm với người khác những gì mà chính mình không muốn phải nhận” nhắc nhở ta điều gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ làm bài theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu các HS trả lời câu hỏi các bài tập
- Nhận xét, đánh giá của các HS khác trong lớp.
* Kết luận, nhận định
- GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động luyện tập các bài tập của các HS
4. Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút) 
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được kiến thức bài học để phát triển năng lực ứng xử phù hợp trong môi trường số. 
b) Nội dung: 
1) Em hãy cho biết những quy tắc của mỗi cá nhân được nêu trong Điều 4 của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mà Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17/6/2021
2) Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em mắt nhắm, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì?
c) Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
1) Có hướng dẫn rõ ràng: Trích phần quy tắc với cá nhân trong Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành.
2) Câu hỏi mở nhưng hướng đến yêu cầu HS đưa ra lựa chọn hành xử theo cách có văn hoá.
d) Tổ chức thực hiện: 
* GV giao nhiệm vụ học tập
1) Em hãy cho biết những quy tắc của mỗi cá nhân được nêu trong Điều 4 của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mà Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17/6/2021
2) Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em mắt nhắm, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ làm bài theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo kết quả cho GV ở tiết học tiếp theo.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đánh giá chung cho kết quả hoạt động, hướng dẫn lại các HS làm bài chưa tốt.
 Hướng dẫn về nhà : 
Câu 1. Em cần lưu ý điều gì khi sử dụng phương tiện truyền thông số nơi công cộng?
Câu 2. Em cần lưu ý điều gì khi sử dụng mạng xã hội: đối với chính mình; đối với người khác?
Câu 3. Khi sử dụng email, tin nhắn, em cần lưu ý gì về sự riêng tư, về phép lịch sự?
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_chu_de_d_bai_1_ung_xu_co_van_hoa_khi_g.docx