Giáo án Toán 7 - Tuần 11

Giáo án Toán 7 - Tuần 11

Tiết ÔN TẬP CHƯƠNG 1 (TT)

I. MỤC TIÊU : Giúp HS

- Ôn tập các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau, khái niệm số vô tỉ, số thực, căn bậc hai.

- Rèn kỹ năng tìm số chưa biết trong tỉ lệ thức, trong dãy tỉ số bằng nhau, giải toán về tỉ số, chia tỉ lệ thức, thực hiện phép tính trong R, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức có chứa giá trị tuyệt đối.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

- GV: Bảng phụ ghi tính chất cơ bản của tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

- HS: Làm 5 câu hỏi ôn tập từ 610, máy tính bỏ túi, bảng phụ nhóm.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

- Vấn đáp, luyện tập, hệ thống, hoạt động nhóm.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 7 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Tiết 	ÔN TẬP CHƯƠNG 1 (TT)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS
- Ôn tập các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau, khái niệm số vô tỉ, số thực, căn bậc hai.
- Rèn kỹ năng tìm số chưa biết trong tỉ lệ thức, trong dãy tỉ số bằng nhau, giải toán về tỉ số, chia tỉ lệ thức, thực hiện phép tính trong R, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức có chứa giá trị tuyệt đối.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 
- GV: Bảng phụ ghi tính chất cơ bản của tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
- HS: Làm 5 câu hỏi ôn tập từ 6à10, máy tính bỏ túi, bảng phụ nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Vấn đáp, luyện tập, hệ thống, hoạt động nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- HS1: Viết công thức nhân, chia của hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa của lũy thừa, lũy thừa của một tích, lũy thừa của một thương.
- HS2: Sửa bài 99b/49 SGK
Bài 99b/49 SGK
3. Ôn tập:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ôn tập về tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau
- Thế nào là tỉ số của hai số hữu tỉ a và b (b¹0)? Cho ví dụ?
- TLT là gì? Phát biểu và viết công thức TCCB của tỉ lệ thức?
-Viết công thức thể hiện tính chất của dãy tỉ số bằng nhau?
- Cho HS giải bài 133/22 SBT.
Chốt: Trong tỉ lệ thức, để tìm x:
+ Lập đẳng thức Tích các ngoại tỉ bằng tích các trung tỉ
+Tìm TS chưa biết =Tích chia cho thừa số đã biết
- Cho HS giải Bài 103/50 SGK. 
+ Đề toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
+ Hai tổ sản xuất chia lãi với nhau theo tỉ lệ 3:5àlập được tỉ lệ thức nào?
+ Tổng số lãi là 12800000đ à a+b = ?
+ Chú ý thử lại kết quả.
- Trả lời theo bài soạn các câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà.
- Đọc đề và 2HS lên bảng giải.
- Đọc đề và tóm tắt đề toán.
- Làm nháp, một em lên bảng giải.
Bài 133/22SBT: Tìm x 
a) x: (-2,14) = (-3,12):1,2
x.1,2 = (-2,14).(-3,12)
x = 5,564
Bài 103/50 SGK Gọi a, b lần lượt là số tiền lãi được chia của mỗi tổ.
Theo đề bài ta có: 
 và a + b = 12 800 000
Vậy số lãi mỗi tổ được chia là 4800000đ và 8000000đ.
Hoạt động 2: Ôn tập về căn bậc hai, số vô tỉ, số thực
- Phát biểu định nghĩa căn bậc hai của số a không âm.
Chốt: a > 0 à a có hai căn bậc hai là 
a = 0 à 
a < 0 à a không có căn bậc hai
- Yêu cầu HS giải bài 105/50 SGK.
- Số hữu tỉ, số vô tỉ viết được dưới dạng gì? Cho ví dụ?
- Số thực là gì? Cho ví dụ?
Chốt: Tất cả các số đã học: số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ đều là số thực. Tập hợp số thực mới lấp đầy trục số nên trục số được gọi là trục số thực.
- Hdẫn HS sử dụng MTBT để tính, vừa tính vừa làm tròn. 
- Cho HS hoạt động nhóm.
- Kiểm tra và cho điểm các nhóm.
- Phát biểu.
- Lên bảng giải.
- Nêu số thực và cho ví dụ.
- Giải bằng MTBT.
Nhóm 1, 2, 3 làm câu a.
Nhóm 4, 5, 6 làm câu b.
Bài 105/50SGK Tính GTBT:
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn lại các kiến thức trong chương I, xem và giải lại các bài tập đã giải để chuẩn bị kiểm tra một tiết.
- BT thêm : Tính diện tích một miếng đất hình chữ nhật biết chu vi là 70m, tỉ số giữa hai cạnh của nó là ¾.
Ngày soạn: 	Tiết LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố các kiến thức, kỹ năng, thái độ về:
- Định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
- Viết đúng và thành thạo về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước, biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng, các góc bằng nhau.
- Rèn khả năng phán đoán, nhận xét để kết luận hai tam giác bằng nhau. tập tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 
- SGK, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ, êke, thước đo góc.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- HS 1: Định nghĩa 2 tam giác bằng nhau. Viết kí hiệu và đánh dấu trên hình vẽ.
- HS 2: Giải bài tập 11/112 SGK.
Bài 11/112 SGK 
Cï a) Cạnh tương ứng với cạnh BC là HK. Góc tương ứng với là Â.
 b) Vì DABC = DHIK nên ta có: 
3. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: BT điền vào chỗ trống
- Gọi từng HS trả lời miệng.
Điền tiếp vào chỗ trống để được câu đúng :
1) DABC = DC1B1A1 thì 
2) DA’B’C’ và DABC có  thì DA’B’C’ =DABC
3) DNMK và DABC có NM = AB, MK = BC, NK = AC  thì 
Hoạt động 2: BT nhận biết tam giác bằng nhau qua hình vẽ
A
 800
300 
C
B
I 800
300 
N
M
 Q H
 800 400
600
 800
P R
Hoạt động 3: Luyện tập
Chốt: Cho hai tam giác bằng nhau Û 3 góc tương ứng, 3 cạnh tương ứng bằng 
- Yêu cầu HS làm cá nhân.
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Kiểm tra 1 số HS.
- Cho học sinh đọc và tóm tắt đề.
+ Hướng dẫn học sinh vẽ hình. Lưu ý: AB<BC
+ Chu vi của DABC tính ntn?
+ Đã biết độ dài những cạnh nào? Cần tính độ dài những cạnh nào?
Tương tự cho DDEF
- Cho HS giải miệng.
- Hdẫn:
+ Trước hết từ xác định B và K là hai đỉnh tương ứng.
+ Sau đó từ AB = KI xác định A và I là hai đỉnh tương ứng. 
+ Vậy còn hai đỉnh tương ứng là gì? 
- Tự làm trong vở.
- Thực hiện trên bảng.
- Đọc đề, tóm tắt.
- C ABC = AB+BC+AC
- Biết AB; BC. Cần tính AC?
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp.
- Đứng tại chổ trả lời.
Bài 12/112 SGK 
Bài 13/112SGK 
DABC = DDEF
Mà 
Chu vi của DABC bằng:
AB + AC + BC = 4 + 5 + 6 = 15(cm)
Chu vi của DDEF bằng:
DE + DF + EF = 4 + 5 + 6 = 15(cm)
Bài 14/112 SGK 
DABC=DIKH
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Định nghĩa 2 tam giác. Khi viết kí hiệu 2 tam giác bằng nhau chú ý điều gì?
- BTVN : 22 à 26/100, 101 SBT.
Ngày soạn: 	Tiết §3 TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT 
CỦA TAM GIÁC CẠNH - CẠNH - CẠNH (C.C.C)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS
- Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác.
- Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng =.
- Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình, biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 
- Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, SGK, SBT. 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
- Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- HS: Nêu định nghĩa 2 tam giác bằng nhau. Để kiểm tra xem 2 tam giác có bằng nhau hay không, ta kiểm tra điều kiện gì? 
- PB định nghĩa.
- Để kiểm tra xem 2 tam giác có bằng nhau hay không, ta kiểm tra điều kiện: 3 cặp cạnh và 3 cặp góc có bằng nhau không? 
3. Bài mới: Khi định nghĩa 2 tam giác ta nêu ra 6 điều kiện bằng nhau: 3 cặp cạnh bằng nhau, 3 cặp góc bằng nhau. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ thấy chỉ cần 3 điều kiện: 3 cặp cạnh bằng nhau từng đôi một cũng có thể nhận biết được 2 tam giác bằng nhau.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 1) Vẽ tam giác khi biết 3 cạnh
- Cho HS đọc đề.
- Hãy vẽ DABC biết AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm.
- Ghi cách vẽ lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu lại cách vẽ.
Bài toán 2 : Cho DABC (hình vẽ). Vẽ DA’B’C’ có A’B’ = 2cm, B’C’= 4cm, A’C’= 3cm.
- Gọi HS đo và so sánh các góc.
- Có nhận xét gì về các góc, các cạnh, về 2 tam giác này.
- Đọc đề.
-1HS khác nêu cách vẽ. Cả lớp vẽ vào vở.
- Nêu lại cách vẽ.
- Cả lớp vẽ DA’B’C’ vào vở. 1HS vẽ trên bảng.
- Các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau, 2 tam giác bằng nhau.
* Bài toán: Vẽ DABC biết AB=2cm, BC=4cm, AC=3cm
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC: vẽ cung tròn (B;2cm) và cung tròn (C;3cm).
- Hai cung tròn cắt nhau tại A.
- Nối A, B, C được DABC.
Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh 
- Qua bài toán trên ta có thể đưa ra dự đoán nào? 
- Ta thừa nhận tính chất sau: Hai tam giác có 3 cạnh tương ứng bằng nhau thì 2 tam giác đó bằng nhau.
- Gọi 2HS nhắc lại tính chất.
Nếu DABC và DA’B’C’ có: AB=A’B’; BC=B’C’; AC=A’C’ thì kết luận gì về 2 tam giác này?
- Giới thiệu kí hiệu: trường hợp bằng nhau (c.c.c)
- Cho từng HS giải ?2:
+Góc B = góc nào?
+Để BÂ=CÂ ta cần cm điều gì?
+ Các yếu tố nào ctỏ hai Δ bnhau?
- Hai tam giác có 3 cặp cạnh bằng nhau thì bằng nhau.
- Nhắc lại tính chất.
-DABC=DA’B’C’(c.c.c)
- Giải ?2: BÂ= CÂ
 Ý
 Δ BCD= Δ ACD
 Ý
 AC = BC (gt)
 AD = BD (gt)
 CD chung
* Tính chất : Nếu hai cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
Xét DABC và DA’B’C’ có :
 AB = A’B’
 AC = A’C’
 BC = B’C’
 DABC = DA’B’C’ (c.c.c)
?2/111: Xét DACD và DBCD có :
 AC = BC (gt)
 AD = BD (gt)
 CD chung
 ÞDABC = DBCD (c.c.c)
 Þ mà Â = 600
 Þ 
Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho HS giải bài 16/114 SGK.
- Bài toán cho biết gì? Yêu cầu làm gì?
- Gọi HS đọc đề và giải 17/114 SGK.
- Giải mẫu 1 bài. 
- Gọi 2H giải.
- Hãy chỉ ra các góc bằng nhau trên hình vẽ.
- Cho độ dài 3 cạnh bằng nhau. Tìm độ đo của 3 góc bằng cách đo.
- Tương tự 2H giải tiếp hình 69,70.
Bài 16/114 SGK 
Bài 17/114 SGK 
H68: DABC = DABD
H69: DPMQ = DNQM
H70: DEHI = DIKE
 DHEK = DKIH
4. Hướng dẫn về nhà: 
- BTVN: Ôn lại các kiến thức đã học trong chương. Trả lời từ câu 1 đến 5/102, 103 SGK.
- Rèn kĩ năng vẽ tam giác biết 3 cạnh.
- Hiểu và phát biểu chính xác trường hợp bằng nhau của 2 tam giác cạnh - cạnh - cạnh.
- BTVN : 15,18,19/114 SGK	 27,28,29,30 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11Dai Hinh.doc