Giáo án Toán 7 tuần 3

Giáo án Toán 7 tuần 3

Tiết 5 Soạn ngày 6/9/09 LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu :

 _ Củng cố quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ .

 _ Rèn kỹ năng so sánh các số hữu tỉ , tính giá trị biểu thức , tìm x , sử dụng máy tính bỏ túi .

II.Nội dung và phương pháp :

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 7 tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Soạn ngày 6/9/09 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
 _ Củng cố quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ .
 _ Rèn kỹ năng so sánh các số hữu tỉ , tính giá trị biểu thức , tìm x , sử dụng máy tính bỏ túi .
II.Nội dung và phương pháp :
* Hoạt động 1 :Bài cũ :
 _ Thế nào là GTTĐ của một số hữu tỉ ?
 _ Sửa bài tập 24 SBT tr 7 .
 _ Sửa bài tập 25 SBT tr 7 .
 _ Sửa bài tập 20 sgk tr 15 .
 _ Sửa bài tập 21 sgk tr 15.
* Hoạt động 2 : Luyện tập
+ Dạng 1 : So sánh các số hữu tỉ
_ Hãy so sánh các số qua trung gian .
_ GV giúp HS chọn phân số trung gian thích hợp .
 + Dạng 2 : Thực hiện các phép tính
_ Nêu cách thực hiện ?
_ GV gọi môt HS lên bảng làm .
 + Dạng 3 : Tìm x dưới dấu GTTĐ
_ GV yêu cầu HS nêu cách làm.
_ Chỉ định một HS lên bảng thực hiện , cả lớp làm vào vở .
+ Bài 24 SBT
+ Bài 21 : (HS rút gọn rồi trả lời)
* Luyện tập :
+ Bài 23 tr 16 sgk :
+ Bài 24 sgk tr 16 :
(-2,5 . 0,4 . 0,38) – [0,125. (-8). 3,15]
 = -1 . 0,38 – (-1. 3,15)
 = - 0,38 + 3,15
 = 2,77.
+ Bài 25 sgk tr 16 :
 a/ 
 * GV hướng dẫn HS sử dụng MTBT để thực hiện bài tập 26 sgk tr 16
 * Hoạt động 3 :
III.Củng cố :
 _ GV cho HS nhắc lại các phương pháp so sánh các số hữu tỉ .
 _ Nhắc lại phương pháp tìm x trong dấu GTTĐ .
IV.Hướng dẫn về nhà :
 _ Oân lại định nghĩa và các tính chất lũy thừa của số nguyên .
 Tiết 6 : Soạn 6/9/09 LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ
I.Mục tiêu :
 _ HS hiểu khái niệm lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ , biết các quy tắc tính tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số , quy tắc tính lũy thừa của lũy thừa .
 _ Có kỹ năng vận dụng các quy tắc trên trong tính toán .
II.Nội dung và phương pháp :
Hoạt động 1 :Bài cũ :
+ Cho a là số tự nhiên . Lũy thừa bậc n của a là gì ? Cho ví dụ ?
+ Viết các kết quả sau dưới dạng 1 lũy thừa :
 34 . 35 ; 58 : 52 
+ Nhắc lại các quy tắc nhân , chia hai lũy thừa cùng cơ số .
 * Hoạt động 2 :Luỹ thừa của một số hữu tỉ
+ GV giới thiệu cho HS biết khi tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của số hữu tỉ cũng có cách tính như trên .
+ Yêu cầu HS thực hiện ?2
+ GV hướng dẫn HS vận dụng công thức tính ?4 .
+ Yêu cầu HS làm và trình bày kết quả .
1/ Luỹ thừa với số mũ tự nhiên :
2/ Tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số :
 xm . xn = xm + n
(Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số , ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ)
 xm : xn = xm – n (với x khác 0 , m > n)
(Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số , ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của lũy thừa bị chia trừ đi số mũ của lũy thừa chia).
3/ Luỹ thừa của luỹ thừa:
(Khi tính lũy thừa của lũy thừa , ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ)
 * Hoạt động 3 :
III.Củng cố :
 _ Cho HS luyện tập các bài tập 27 , 28 , 29 sgk tr 19
IV.Hướng dẫn về nhà :
 _ Bài 30 , 31 , 32 tr 19 sgk , bài 33 tr 20 .
 _ Đọc điều có thể em chưa biết tr 20 sgk .
Tiết 5 : Soạn 6/9/09 CÁC GÓC TẠO BỞI MỘT ĐƯỜNG THẲNG 
 CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG
I.Mục tiêu :
 _ HS có kỹ năng nhận biết cặp góc so le trong , so le ngoài , đồng vị , trong cùng phía , ngoài cùng phía .
 _ HS hiểu được tính chất : cho hai đường thẳng và một cát tuyến , nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì : cặp góc so le trong còn lại bằng nhau , hai góc đồng vị bằng nhau , hai góc trong cùng phía bù nhau .
 _ Bước đầu tập suy luận .
II.Nội dung và phương pháp :
* Hoạt động 1 :
_ GV giới thiệu để HS có kỹ năng nhận biết .
_ Viết tên các cặp góc :
 So le trong ?
 So le ngoài ?
 Đồng vị ?
 Trong cùng phía ?
 Ngoài cùng phía ?
?1 Yêu cầu các nhóm vẽ hình và trả lời .
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu và chứng minh tính chất .
?2 Trên hình ta đã biết số đo những góc nào , chúng ở vị trí ntn ? .
 a) Tính số đo các góc A1 và B3 ?
 Dựa vào quan hệ nào để tính ?
 Trình bày cách tính ? 
 ? Kết luận gì về hai góc SLT còn lại .
 b) Tính các góc A2 và B4.
 Dựa vào quan hệ nào để tính ?
 ? Kết luận gì về cặp góc SLN .
 c) Hãy viết tên ba cặp góc đồng vị còn lại với số đo của chúng ?
 ? Kết luận gì về các góc đồng vị .
 _ Đọc tính chất tr 89 sgk .(HS đọc nhiều lần)
1/ Góc so le trong . Góc đồng vị :
2/Tính chất :
Tính chất :
 Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a , b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì :
Hai góc so le trong còn lại bằng nhau .
 b) Hai góc đồng vị bằng nhau .
 * Hoạt động 3 :III.Củng cố :
+ HS làm bài tập 21 sgk tr 89
+ HS làm và giải thích cách làm bài 22 sgk tr 89 .
IV.Hướng dẫn về nhà : Bài 16 , 17 , 18 , 19 ,20 SBT tr 75 , 76 ,77 .
Tiết 6 : Soạn 6/9/09 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.Mục tiêu :
 _ HS hiểu được tính chất sau : cho 2 đường thẳng và một cát tuyến . Nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai góc so le trong còn lại bằng nhau , hai góc đồng vị bằng nhau , hai góc trong cùng phía bù nhau .
 _ HS tập suy luận .
II.Nội dung và phương pháp :
* Hoạt động 1 :
_ Cho HS nhắc lại khái niệm hai đường thẳng song song .
_ Nêu cách vẽ phác hai đường thẳng song song .
* Hoạt động 2 :Nhận biết hai đường thẳng song song và dấu hiệu nb 2 đt //
?1 Xem các hình vẽ đoán xem các đường thẳng nào song song với nhau .
 Nhận xét về góc của các đường thẳng // ?
_ GV cho HS đọc tính chất ( nhiều lần)
? Muốn nhận biết hai đường thẳng có song song hay không ta có dấu hiệu nào .
? Muốn vẽ hai đường thẳng // ta có những cách nào .
 * Hoạt động 3 : Cách vẽ hai đt//
_ GV hướng dẫn HS sử dụng Eâke và thước thẳng để vẽ hai đường thẳng song song .
_ C1 : Dùng góc nhọn 600 của ê ke vẽ đường thẳng a’// a
(tạo cặp góc SLT bằng nhau , hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau)
_ C2 : Dùng góc nhọn 300 của êke 
_ C3 : Dùng góc nhọn 450 của êke 
_ C4 : Dùng góc vuông của êke
1/Nhắc lại kiến thức lớp 6 :
+Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung .
 +Hai đường thẳng phân biệt hoặc có song song , hoặc cắt nhau .
2/Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song 
 Ta thừa nhận tính chất :
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a , b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau .
 Hai đường thẳng song song a và b .
 Ký hiệu : a//b
3/Vẽ hai đường thẳng song song :
 vẽ đường thẳng qua A và song song với đường thẳng a .
 * Hoạt động 4 :
III.Củng cố :
GV cho HS làm các bài tập 24 , 25 sgk tr 91
IV.Hướng dẫn về nhà :
 HS chuẩn bị các bài tập 26 , 30 sgk tr 91 , 92 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan7 tuan 3.doc