Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 6+7 - Lê Cảm Loan

Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 6+7 - Lê Cảm Loan

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Vận dụng kiến thức về số hữu tỉ vào việc tính tiền điện và thuế giá trị gia tăng (GTGT) với các trường hợp đơn giản.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.

 

docx 56 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 6+7 - Lê Cảm Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 6 +7
Trường: THCS Nguyễn Mai	Họ và tên giáo viên: Lê Cảm Loan 
Tổ: Tự nhiên
TÊN BÀI DẠY: Bài 5 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM:
THỰC HÀNH TÍNH TIỀN ĐIỆN
Môn học: Toán ;	 lớp: 7A1, 7A2
Thời gian thực hiện: 1tiết ( Tiết ppct: 11 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Vận dụng kiến thức về số hữu tỉ vào việc tính tiền điện và thuế giá trị gia tăng (GTGT) với các trường hợp đơn giản.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT,..
2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, một số hóa đơn thanh toán tiền điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
b) Nội dung: HS thực hiện trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ôn lại bài cũ.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi trắc nghiệm ôn lại kiến thức liên quan đến tính giá trị phân số của một số, tỉ số phần trăm của hai số.
- GV chiếu Slide , tổ chức củng cố HS qua trò chơi trắc nghiệm.
Câu 1. 80% của 100 là
A. 20                           B. 80                          C. 8                        D. Đáp án khác
Câu 2.  Để tìm 25% của 50 ta làm như sau:
A. Nhân 50 với 25
B. Chia 50 cho 25
C. Nhân 50 với 100 rồi lấy tích chia cho 25
D. Nhân 50 với 25 rồi lấy tích chia cho 100
Câu 3. Tìm tỉ số phần trăm của 5 và 20
A. 30%                        B. 20%                        C. 25%                        D. 40%
Câu 4. Khánh có 45 cái kẹo. Khánh cho Linh 23số kẹo đó. Hỏi Khánh cho Linh bao nhiêu cái kẹo?
A. 30 cái kẹo     	B. 36 cái kẹo	C. 40 cái kẹo     	D. 18 cái kẹo
Câu 5. Lớp 6A có 45 học sinh, trong đó 2/3 số học sinh thích đá bóng, 60% thích đá cầu, 2/9 thích chơi bóng bàn và 4/15 số học sinh thích chơi bóng chuyền. Tính số học sinh lớp 6A thích chơi đá bóng.
A. 30	B. 27	C. 10	D. 12
Câu 6. 2/5 của số a là 480. Vậy 12,5% của số a là?
A. 50	B.100	C.150	D.200
- Gv yêu cầu HS nhắc lại công thức tìm giá trị phân số của một số ; công thức tính giá trị phần trăm của một số cho trước và công thức tính tỉ số phần trăm của hai số;.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức về tỉ số và tỉ số phần trăm của hai số; bài toán tìm giá trị phân số của một số và tham gia trò chơi trắc nghiệm trong 4 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay, trả lời các câu hỏi trong trò chơi trắc nghiệm. 
- GV mời một vài HS nhắc lại công thức:
+ Muốn tìm mncủa một số b cho trước, ta tính b.mn m,n∈N,n≠0
+ Muốn tìm x% của a, ta tính a.x%=a.x100
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b ta nhân a với 100 rồi chia cho b và viết kí hiệu % vào kết quả: a.100b%.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt, kết nối HS vào bài thực hành: “Sau bài học hôm nay chúng ta sẽ biết cách vận dụng các công thức trên để tự tính tiền điện cho gia đình mình”
⇒ Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Thực hành tính tiền điện
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động: Nội dung chính của chủ đề
a) Mục tiêu: 
- HS biết công thức tính tiền điện.
- Giúp HS toán học hóa công thức và nhận ra được mối quan hệ giữa các đại lượng.
b) Nội dung: 
- GV giảng, trình bày, dẫn dắt.
- HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành lần lượt các yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
HS ghi nhớ được các công thức tính tiền điện.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- HS đọc nội dung SGK.
- GV đặt câu hỏi: “Em hiểu thế nào là thuế GTGT?” 
HS thảo luận cặp đôi và đại diện 2- 3HS nêu hiểu biết của mình. 
- GV chiếu Slide, giới thiệu bảng bậc số điện và giá của các bậc số điện đó và phân tích cho HS hiểu. (SGK-tr26).
+ Mỗi một bậc số điện có một đơn giá khác nhau.
+ Theo QĐ648/QĐ-BCT của EVN, đối với số điện bậc 1: Từ 0 – 50kWh có đơn giá 1678 đồng.
+ Đối với các số điện bậc 2: Từ 51 - 100kWh sẽ có đơn giá 1734 đồng. 
Tương tự đối với các số điện bậc 3, bậc 4 các bậc số điện khác nhau sẽ có đơn giá khác nhau. 
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi, HS nêu được công thức tính tiền điện:
Tiền điện = Số kWh tiêu thụ × giá tiền/kWh (theo bậc).
Thuế GTGT (10%) = Tiền điện × 10%.
Tổng cộng tiền thanh toán = tiền điện + thuế GTGT.
- GV lưu ý cho HS 1kWh = 1 số điện.
- GV đưa ra Ví dụ và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm áp dụng công thức và thực hiện giải Ví dụ.
Ví dụ: 
Gia đình nhà bác A tháng này sử dụng hết 98 số điện. Em hãy tính tiền điện nhà bác A sử dụng trong tháng này.
 Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, tiếp nhận nhiệm vụ hoạt động cặp đôi và hoàn thành các yêu cầu.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Cá nhân: HS giơ tay phát biểu
- HĐ nhóm: đại diện HS các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chốt lại đáp án, lưu ý lại lỗi sai dễ mắc phải và cho một vài HS nhắc lại công thức tính tiền điện. 
- Thuế GTGT (thuế VAT): thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu đùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.
Công thức tính tiền điện
Tiền điện = Số kWh tiêu thụ × giá tiền/kWh (theo bậc).
Thuế GTGT (10%) = Tiền điện × 10%.
Tổng cộng tiền thanh toán = tiền điện + thuế GTGT.
*Lưu ý: 
1kWh điện = 1 số điện.
Ví dụ: 
98 = 50 + 48
 Số tiền điện của nhà bác A trong tháng này (chưa tính thuế GTGT) là:
50. 1678 + 48.1734 = 167 132 (đồng)
Thuế GTGT nhà bác A phải đóng là: 
167 132. 10% = 16 713,2 (đồng)
Tổng cộng tiền bác A phải thanh toán trong tháng này là:
167 132 + 16 713,2 = 183 845,2 (đồng).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng tính toán được công thức tính tiền điện và kiến thức về số hữu tỉ giải quyết được các bài toán tính tiền điện và thuế GTGT.
b) Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV, thảo luận nhóm giải quyết bài toán tính tiền điện
c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được các bài toán tính tiền điện.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức hoạt động nhóm: thảo luận cách tính tiền điện nhà bạn Dung phải trả và trình bày bài giải vào PBT nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thực hiện hoạt động theo yêu cầu và chỉ dẫn của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Hoạt động nhóm: Các thành viên tham gia thảo luận và hoàn thành vào phiếu bài tập nhóm, GV mời đại diện các nhóm trình bày.
Kết quả:
154 = 50 + 50 + 54
 Số tiền điện của nhà bạn Dung trong tháng này (chưa tính thuế GTGT) là:
50. 1678 + 50.1734 + 54. 2014 = 279 356 (đồng)
Thuế GTGT nhà bạn Dung phải đóng là: 
279 356. 10% = 27 935,6 (đồng)
Tổng cộng tiền bạn Dung phải thanh toán trong tháng này là:
279 356 + 27 935,6 = 307 291,6 (đồng).
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- HS nhận xét, bổ sung ; GV đánh giá kết quả thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá chung quá trình thực hiện, kết quả thu được của từng nhóm.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học.
b) Nội dung: HS vận dụng công thức tự thực hiện tính toán hóa đơn thanh toán tiền điện mà các nhóm đã chuẩn bị.
c) Sản phẩm: HS thực hiện hoàn thành tính đúng các hóa đơn tiền điện.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hướng dẫn , trợ giúp HS hoàn thành tính hóa đơn tiền điện của nhóm mình.
- GV giao thêm bài tập vận dụng để HS rèn luyện kĩ năng tính toán:
BT: Gia đình nhà bạn Hoa tháng 10/2021 hết 145 kWh điện. Nhưng tháng 11 do tình trạng Covid, bạn Hoa phải học online ở nhà, nên số điện tiêu thụ nhiều hơn 20% so với tháng 10. Tính tiền điện nhà bạn Hoa phải trả trong tháng 11, biết thuế giá trị gia tăng là 10%
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thảo luận cặp đôi thực hiện hoàn thành bài tập được giao.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay trình bày kết quả thảo luận .
- Các HS khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung
Kết quả:
Số điện tiêu thụ nhà bạn Hoa tiêu thụ trong tháng 11 là:
145. (100% + 20%) = 174 (kWh)
174 = 50 + 50 + 74
Số tiền điện nhà bạn Hoa phải trả trong tháng 11 (chưa tính thuế GTGT) là:
50 . 1678 + 50 .1734 + 74 . 2014 = 319 636 (đồng)
Thuế GTGT nhà bạn Hoa phải đóng là:
319 636 . 10% = 31 963,6 (đồng)
Tổng cộng tiền nhà bạn Hoa phải thanh toán trong tháng 11 là:
319 636 + 31 963,6 = 351 599,6 ≈ 351 600 (đồng)
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng kết, nhận xét quá trình hoạt động và tiếp thu bài của HS ; đánh giá chung quá trình thực hiện, kết quả thu được của từng nhóm. GV lưu ý HS lỗi sai mắc phải khi tính tiền điện (lưu ý về các bậc số điện, thuế GTGT..).
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn và ghi nhớ lại các kiến thức đã học trong chương.
- Xem trước các bài tập trong bài “Bài tập cuối chương 1”, làm trước các bài tập 1, 3, 5, 6, 8, 10 (SGK –tr27,28) và chuẩn bị sản phẩm sơ đồ tư duy tổng kết nội dung chương I ra giấy A1 theo tổ. (GV hướng dẫn cụ thể)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 6 +7
TÊN BÀI DẠY: BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 1
Thời gian thực hiện: 3 tiết ( Tiết ppct: 12,13,14 ) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS củng cố, rèn luyện kĩ năng:
+ Biểu diễn tập hợp các số hữu tỉ, tìm số đối của số hữu tỉ, so sánh hai số hữu tỉ.
+ Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số hữu tỉ.
+ Vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng của các số hữu tỉ trong tính toán
+ Vận dụng các phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của số hữu tỉ trong tính toán và giải quyết một số vấn đề thực tiễn. 
- Tổng hợp, kết nối các kiến thức của nhiều bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chương.
- Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học.
2. Năng lực 
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình ... ìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước kẻ, compa, phấn màu, nghiên cứu kĩ SGK.
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...); ôn tập lại kiến thức về góc. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về tính chất chia đôi một góc của tia phân giác
- Tạo thu hút HS vào bài học.
b) Nội dung: HS chú ý nghe, quan sát tranh và thực 
 c) Sản phẩm: HS tò mò, hứng thú vào bài học, trả lời được câu hỏi mở đầu theo ý kiến riêng.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu Slide, dẫn dắt, đặt câu hỏi khởi động:
“Khi làm con diều như hình trên thì tia DB nằm ở vị trí nào của ADC ?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tranh, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi khởi động.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi một vài HS phát biểu ý kiến. Các HS chú ý nghe, nhận xét rồi cho ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắtm kết nối HS vào bài học mới: “Để biết câu trả lời của các bạn đúng hay sai? Tia đó được gọi là gì, có tính chất như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay”
⇒Bài 2: Tia phân giác.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tia phân giác của một góc
a) Mục tiêu: 
- HS có cơ hội trải nghiệm về cách tạo lập tia chia đôi một góc.
- HS nhận dạng được tia phân giác, biết cách tìm tia phân giác của các góc thông qua đo đạc rèn luyện kĩ năng theo yêu cần cần đạt.
b) Nội dung:
 HS tìm hiểu nội dung tia phân giác của một góc, thực hiện lần lượt theo yêu cầu của GV. 
c) Sản phẩm: HS nhận biết được tia phân giác và giải được Thực hành 1, Vận dụng 1.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS trao đổi thực hiện HĐKP1 và trả lời câu hỏi. 
- GV dẫn dắt, giới thiệu định nghĩa và tính chất tia phân giác của một góc.
Tia phân giác của một góc là tia xuất phát từ đỉnh của góc, đi qua một điểm trong của góc và tạo với hai cạnh của góc đó là hai góc bằng nhau.
- GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1 để biết cách nhận dạng tia phân giác của một góc.
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đội thực hành tìm tia phân giác của các góc đã vẽ sẵn trên hình thông qua đo đạc bằng việc hoàn thành Thực hành 1 . (GV hỏi và lưu ý lại cho HS cách đọc số đo độ)
- HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế để trả lời câu hỏi Vận dụng 1 vào vở. 
- GV khuyến khích HS tìm thêm các ví dụ về tia phân giác trong thực tế:
“Hãy lấy ví dụ về hình ảnh tia phân giác có trong thực tế”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thực hiện tìm hiểu kiến thức về tia phân giác thông qua việc thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV.
- GV: giảng, trình bày, dẫn dắt, gợi ý HS hoàn thành các yêu cầu để thực hiện tìm hiểu kiến thức về tia phân giác. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng.
- Lớp chú ý theo dõi, nhận xét, GV đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét quá trình tiếp nhận kiến thức của HS, cho HS nhắc lại định nghĩa tia phân giác của một góc và yêu cầu HS ghi vở.
1. Tia phân giác của một góc
HĐKP1:
Theo em, tia Oz chia xOy thành hai góc bằng nhau.
⇒ Kết luận :
Tia phân giác của một góc là tia xuất phát từ đỉnh của góc, đi qua một điểm trong của góc và tạo với hai cạnh của góc đó là hai góc bằng nhau.
Thực hành 1: 
Ta thấy:
Tia OM là tia phân giác của góc AOC (vì điểm M nằm trong góc AOC và AOM = MOC = 30o).
Tia OM là tia phân giác của góc BOC (vì điểm M nằm trong góc BOC và BON = NOC = 60o).
Vận dụng 1:
Khi cân thăng bằng thì kim là tia phân giác của AOB
Hoạt động 2: Cách vẽ tia phân giác
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS khám phá ra cách vẽ tia phân giác bằng thước đo góc.
b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu của GV để tìm hiểu và tiếp nhận kiến thức về số biểu diễn số thực.
c) Sản phẩm: HS nắm vững và áp dụng linh hoạt các tính chất của phép cộng số hữu tỉ để hoàn thành một số bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thảo luận thực hiện HĐKP2 vào vở. 
- GV yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 2 và HS thực hành lại theo hướng dẫn như SGK.
→ GV vừa giảng vừa thực hiện mẫu từng bước một trên bảng cho HS quan sát . 
(Đối với đối tượng HS khá giỏi, GV có thể hướng dẫn trước cách vẽ tia phân giác bằng thước kẻ hoặc bằng compa)
- GV cho HS áp dụng thực hành vẽ tia phân giác của góc 60o để rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu hoàn thành Thực hành 2, sau đó trình bày cho bạn cùng bàn, bạn cùng nhóm nghe cách làm của mình. 
- HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế vẽ tia phân giác của góc bẹt để hoàn thành Vận dụng 2 vào vở, sau đó hoạt động cặp đôi kiểm tra chéo đáp án và sửa lỗi cho nhau.
- GV lưu ý cho HS phần Chú ý (SGK – tr74)
Chú ý:
Ta gọi đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
⇒ Đường thẳng zt là đường phân giác của xOy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức vễ cách vẽ tia phân giác của , thực hiện lần lượt các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- GV: dẫn dắt, gợi ý và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện HS trình bày phần trả lời (trình bày miệng, trình bày bảng).
- Lớp chú ý, nhận xét. GV đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá quá trình thảo luận của các nhóm HS. GV tổng quát lưu ý về cách vẽ tia phân giác của một góc và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
2. Cách vẽ tia phân giác
HĐKP2:
Vì tia Oz là tia phân giác của xOy 
⇒ xOz =  yOz và xOy = xOz + zOy
⇒ xOy =  xOz = 32o
xOy = xOz + zOy = 32o + 32o = 64o.
Thực hành 2:
Vẽ xOy = 60o. Có xOz = zOy và xOy = xOz + zOy
 ⇒ xOz=60o2=30o
 Dùng thước đo góc vẽ tia Oz đi qua một điểm trong của xOy sao cho xOz = 30o
⇒Ta được tia Oz là tia phân giác của xOy
Vận dụng 2. 
Vẽ góc bẹt AOB.  Ta có: AOC = COB và AOB = AOC + COB
⇒AOC = 90o.
Dùng thước đo góc vẽ tia OC đi qua điểm C nằm trong AOB sao cho AOC = 90o
Chú ý:
Ta gọi đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
⇒ Đường thẳng zt là đường phân giác của xOy.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về tia phân giác của một góc (nhận dạng, tính chất, cách vẽ) thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức về tia phân giác (nhận dạng, tính chất, cách vẽ) và thảo luận nhóm hoàn thành các tập theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm học tập: HS giải quyết được các bài tập liên quan đến kiến thức về tia phân giác. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức cho HS hoàn thành cá nhân BT2 ; BT3 ; BT4  (SGK – tr75). 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành cá nhân, thảo luận nhóm đôi, thảo hoàn thành các bài tập GV yêu cầu vào vở.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi BT GV mời đại diện 1 -2 HS trình bày bảng. Lớp chú ý theo dõi nhận xét bài các bạn trên bảng.
Kết quả :
Bài 2 :
a) 
b)
Bài 3. 
 a) Ta có: 
PAM= QAN ( 2 góc đối đỉnh) 
mà PAM= 33o
=> QAN= 33o
Vì PAN + PAM = 180o  ( 2 góc kề bù) 
=> PAN + 33o = 180o (2 góc kề bù)
=> PAN = 180o - 33o = 147o
Vì PAN = QAM (2 góc đối đỉnh)
mà  PAN = 147o
=>  QAM= 147o
b)  
Vì At là tia phân giác của PAN
=>  PAt= tAN = 12. PAN = 12. 147o= 73,5o
Vì tAQ + PAt = 180o (2 góc kề bù) 
=> tAQ + 73,5o = 180o => tAQ = 180o - 73,5o = 106,5o
Vẽ At’ là tia đối của tia At, ta được QAt' = PAt ( 2 góc đối đỉnh)
Ta có: QAt' =  MAt' = 12. MAQ
=> At' là tia phân giác của MAQ.
Bài 4:
Vì yOt=90o ⇒ Oy⊥Ot ⇒ Ox⊥Ot ⇒ xOt=90o
Vì Ov là tia phân giác của xOv= vOt= 12. xOt= 12. 90o= 45o.
Có: vOx+xOz=45o+135o=180o
⇒ Ov và Oz là hai tia đối nhau.
⇒ Các góc xOv và yOz là hai góc đối đỉnh vì Ox là tia đối của tia Oy, tia Ov là tia đối của tia Oz.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn ra kết quả chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải khi thực hiện các bài tập liên quan đến số thực.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy toán học qua việc giải quyết vấn đề toán học
b) Nội dung: HS thảo luận vận dụng các kiến thức về tia phân giác thực hiện giải các bài tập được giao.
c) Sản phẩm: HS giải đúng các bài tập GV yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận thực hiện giải các bài tập 1+ 5+ 6 + 7 (SGK – tr 75.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm hoàn thành giải các bài tập GV yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Với mỗi bài tập, HS giơ tay phát biểu, trình bày bảng. Lớp chú ý nhận xét, chỉnh sửa.
Kết quả :
Bài 1:
a) Tia BO là tia phân giác của ABC; tia DO là tia phân giác của ADC
b) Vì BO là tia phân giác của ABC nên ABO = CBO = 12.ABC = 12.100o=50o
Vì DO là tia phân giác của ADC nên ADO = CDO = 12 . ADC = 12.60o=30o
Bài 5. 
Vì Oz là tia phân giác của xOy 
⇒ xOz = zOy = 12. 142o = 71o
Mà x'Oz và xOz là hai góc kề bù
⇒ xOz + x'Oz = 180o => x'Oz = 180o -71o = 109o
Bài 6. 
Vì Oz là tia phân giác của xOy 
⇒xOz = zOy = 12. 120o = 60o
Vì Oz' là tia phân giác của yOx' 
⇒ x'Oz' = yOz' = 12. yOx' = 12. 60o = 30o
Vì zOy + yOz' = zOz' ⇒ 60o + 30o = zOz' ⇒ zOz' = 90o
Bài 7. 
Vì Oz là tia phân giác của xOy
=> xOz = zOy = 12. xOy = 12. 180o = 90o
Vì Ot là tia phân giác của xOz
=> xOt = tOz = 12. xOz = 12. 90o = 45o
Vì Ov là tia phân giác của zOy
=> yOv = vOz = 12. zOy = 12. 90o = 45o
Mà tOz + zOv = tOv => 45o + 45o = tOv => tOv = 90o
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và lưu ý thái độ tích cực, khi tham gia học tập và lưu ý lại một lần nữa các lỗi sai hay mắc phải cho lớp.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức đã học trong bài. 
- Hoàn thành các bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài mới “ Bài 3. Hai đường thẳng song song.”.
Khánh Tiến, ngày.. tháng .. năm 2022
Ký Duyệt Tuần 6+7
Ngày soạn: .../.../...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_7_tuan_67_le_cam_loan.docx