Giáo án Tự Chọn 7 - Hai tam giác bằng nhau

Giáo án Tự Chọn 7 - Hai tam giác bằng nhau

I/.MỤC TIÊU:

 1/.Kiến thức: Ôn tập cho học sinh trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác.

 2/.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, nhận biết hai tam giác bằng nhau và trình bay chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh.

 3/.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, linh hoạt.

II/.CHUẨN BỊ:

 -GV:bảng phụ, thước thẳng, compa.

 -HS: thước thẳng, compa, bảng nhóm.

III/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp , gợi mở, trực quan cho HS nhận biết và trình bày chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh thông qua việc trả lời các câu hỏi .

IV/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1/.Ổn dịnh tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh

 2/.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 37 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự Chọn 7 - Hai tam giác bằng nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUÛ ÑEÀ 1:
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
-Học sinh nắm được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ( tam giác thường và tam giác vuông)
-Rèn kĩ năng trình bày, chứng minh hai tam giác bằng nhau, rèn kĩ năng vẽ hình.
-Tập cho học sinh cách lập luận, suy luận, trình bày hợp logic.
Tiết 1 + 2: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC: CẠNH – CẠNH - CẠNH
Ngày dạy: 10/1/2008
I/.MỤC TIÊU:
	1/.Kiến thức: Ôn tập cho học sinh trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác.
	2/.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, nhận biết hai tam giác bằng nhau và trình bay chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh..
	3/.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, linh hoạt.
II/.CHUẨN BỊ:
	-GV:bảng phụ, thước thẳng, compa.
	-HS: thước thẳng, compa, bảng nhóm.
III/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp , gợi mở, trực quan cho HS nhận biết và trình bày chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh thông qua việc trả lời các câu hỏi .
IV/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/.Ổn dịnh tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh
	2/.Kiểm tra bài cũ: 
-GV:Gọi HS nêu trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác và làm bài tập sau:
Bài tập: Tìm và chứng minh các tam giác bằng nhau trên hình vẽ sau:
-GV:Gọi HS nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
-GV:Nhận xét, cho điểm và hướng dẫn lại cho HS cách chứng minh.
HS: Nêu trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác.
Bài tập: 
Xét hai tam giác ABC và ADE có: 
	BC = DE
	AB = AE (gt)
	AC = AD (gt)
Do đó: ABC = ADE ( c . c . c )
Ta có: BD = BC + CD
 EC = ED + DC
Mà: BC = ED; CD = DC
Nên: BD = EC
Xét hai tam giác ABD và AEC có: 
	BD = EC ( cmt)
	AB = AE (gt)
	AD = AC (gt)
Do đó: ABC = DCB ( c . c . c )
	3/.Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Bài 1: 
a/. Vẽ tam giác ABC có BC = 2 cm; AB = AC = 3 cm.
b/. Gọi E là trung điểm của BC ở tam giác ABC trong câu a. Chứng minh rằng AE là tia phân giác của góc BAC.
c/. Chứng minh: AE BC
-GV:Gọi HS lên bảng vẽ hình
-GV:Gọi HS nhắc lại cách vẽ tam giác khi biết độ dài 3 cạnh
-GV: Hướng dẫn lại cho HS cách vẽ bằng compa
-GV:Để chứng minh AE là tia phân giác của góc BAC ta chứng minh như thế nào?
-HS: Ta chứng minh: 
-GV:Để chứng minh ta chứng minh như thế nào?
-HS: Ta chứng minh ABE = ACE
-GV:Gọi HS nhắc lại 3 câu hỏi khi chứng minh hai tam giác bằng nhau
-HS:Trả lời
-GV:Trình bày chứng minh hai tam giác bằng nhau theo mấy bước?
-HS: 3 bước: 
 +Xét tam giác
 + Điều kiện
 + Kết luận
-GV:Gọi HS lên bảng trình bày chứng minh 
-GV:Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV:Nhận xét và cho điểm
-GV:Để chứng minh AE BC thì ta làm thế nào?
-HS: Ta chứng minh 
-GV:Cho HS nhận xét về mối quan hệ của hai góc AEB và góc AEC
-GV:Gọi HS lên bảng trình bày chứng minh
-GV:Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV:Nhận xét và cho điểm.
Bài 2: Cho đoạn thẳng AB dài 4 cm. Vẽ đường tròn tâm A bán kính bằng 2 cm và đường tròn tâm B bán kính bằng 3 cm, chúng cắt nhau ở C và D. Chứng minh rằng AB là tia phân giác của góc CAD
-GV:Gọi HS lên bảng vẽ hình
-GV:Gọi HS nhận xét cách vẽ của bạn
-GV:Nhận xét và cho điểm.
-GV: Cho HS làm tương tự bài 1 câu b.
-GV:Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV:Nhận xét và cho điểm
.Bài 3: Cho tam giác ABC. Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa B vẽ tam giác ACD sao cho AD = BC; CD = AB. Chứng minh rằng AB // CD.
-GV:Hướng dẫn HS cách vẽ hình
-GV:Gọi HS nhắc lại các cách chứng minh đường thẳng a song song với đường thẳng b
-HS: Có 3 cách
Cách 1: Chỉ ra cát tuyến c sao cho có một trong ba điều kiện sau xảy ra:
	Hai góc so le trong bằng nhau
	Hai góc đồng vị bằng nhau
	Hai góc trong cùng phía bù nhau
Cách 2: Chỉ ra cát tuyến c sao cho c a và c b 
Cách 3: Chỉ ra đường thẳng c sao cho c // a; c // b
Bài 4: Cho tam giác ABC có số đo góc B bằng 600. Trên nửa mặt phẳng bờ BC (không chứa A), vẽ cung tròn tâm B có bán kính bằng độ d2i cạnh AC, cung tròn tâm C có bán kính bằng độ dài cạnh AB. Hai cung tròn cắt nhau tại D. Tính số đo góc DCB?
-GV:Hướng dẫn HS cách vẽ hình
-GV:Cho HS tìm mối quan hệ giữa góc DCB với các góc có trong hình vẽ.
-HS: 
-GV:Muốn chứng minh ta chứng minh như thế nào?
-HS:Ta chứng minh ABC = DCB.
-GV:Gọi HS lên bảng chứng minh
-GV:Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV:Nhận xét va cho điểm
Bài 1: 
a/. 
b/. Xét hai tam giác ABE và ACE có: 
	AE : cạnh chung
	AB = AC (gt)
	BE = CE (gt)
Do đó: ABE = ACE ( c . c . c )
Suy ra: (góc tương ứng)
Vậy AE là tia phân giác của góc BAC
c/. Do ABE = ACE nên: 
 (góc tương ứng)
Mà: 
Nên: 
Vậy: AE BC tại E
Bài 2: 
Xét ACB và ADB có: 
AB: cạnh chung
AC = AD ( cùng là bán kính của đường tròn tâm A)
CB = DB (cùng là bán kính của đường tròn tâm B)
Do đó: ACB = ADB ( c . c . c )
Suy ra: ( góc tương ứng)
Vậy: AB là tia phân giác của góc CAD.
Bài 3: 
Xét hai tam giác ABCvà CDA có: 
	AC : cạnh chung
	AB = CD (gt)
	BC = DA (gt)
Do đó: ABC = CDA ( c . c . c )
Suy ra: (góc tương ứng)
Mà: so le trong với 
Nên: AB // CD
Bài 4: 
Xét hai tam giác ABC và DCB có: 
	BC : cạnh chung
	AB = DC (gt)
	AC = DB (gt)
Do đó: ABC = DCB ( c . c . c )
Suy ra: (góc tương ứng)
Mà: (gt)
Nên: 
	4/.Củng cố và luyện tập:
-GV:Gọi HS nhắc lại trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác
-GV:Vậy để chứng minh hai tam giác bằng nhau thông thường ta trả lời mấy câu hỏi?
-GV:Khi trình bày chứng minh hai tam giác bằng nhau ta thường trình bày theo mấy bước?
-GV:Vậy để chứng minh hai góc bằng nhau hoăc hai cạnh bằng nhau thông thường ta chứng minh như thế nào?
-HS: Nhắc lại tính chất
-HS: 3 câu hỏi ( HS nêu từng câu hỏi)
-HS: 3 bước ( HS nêu cụ thể 3 bước)
-HS: Thông thường ta chứng minh hai tam giác chứa hai góc ( hay hai cạnh ) đó bằng nhau.
	5/.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Xem lại các bài tập đã giải
	-Xem lại các kiến thức về trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
V/.RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết 3 + 4 : TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC: CẠNH – GÓC – CẠNH 
Ngày dạy: 17/1/2008
I/.MỤC TIÊU:
	1/.Kiến thức: Ôn tập cho học sinh trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh của hai tam giác.
	2/.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, nhận biết hai tam giác bằng nhau và trình bay chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh
	3/.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, linh hoạt.
II/.CHUẨN BỊ:
	-GV:bảng phụ, thước thẳng,thước đo góc, compa.
	-HS: thước thẳng, compa,thước đo góc, bảng nhóm.
III/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp , gợi mở, trực quan cho HS nhận biết và trình bày chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh thông qua việc trả lời các câu hỏi .
IV/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/.Ổn dịnh tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh
	2/.Kiểm tra bài cũ: 
-GV:Gọi HS nêu trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh của tam giác.
Bài tập: 
Tìm thêm một điều kiện để ABC = DBC theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.
HS: Nêu trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh 
Bài tập:
Để ABC = DBC theo trường hợp cạnh – góc – cạnh thì cần thêm điều kiện là:
AB = DB
	3/.Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại D. Chứng minh rằng AD là đường trung trực của đoạn thẳng BC.
-GV:Gọi HS lên bảng vẽ hình và ghi GT – KL
-GV:Gọi HS nhắc lại định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
-GV:Gọi HS lên bảng chứng minh
-GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV:Nhận xét và cho điểm.
-GV:Cho HS quan sát bảng phụ
Bài 2: Cho hình vẽ sau, hãy chứng minh: AC = DC
-GV:Gọi HS lên bảng chứng minh
-GV:Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV:Nhận xét và cho điểm.
Bài 3:Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho AE = AB. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AC. Chứng minh : BC // DE
-GV:Gọi HS lên bảng vẽ hình
-GV:Gọi HS nhận xét hình vẽ của bạn
-GV:Nhận xét và cho điểm.
-GV:Gọi HS nhắc lại các cách chứng minh hai đường thẳng song song
-HS: Nêu các cách 
-GV:Cho HS vận dụng các cách để chứng minh
-GV:Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV:Nhận xét và cho điểm.
-GV:Cho HS quan sát đề trên bảng phụ
Bài 4: Cho tam giác ABC có =900. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D
a/.So sánh độ dài cạnh DA và DE
b/. Tính số đo góc BED.
-GV:Cho HS dự đoán câu a.
-HS: DA = DE
-GV:Gọi HS lên bảng chứng minh
-GV:Gọi HS nhận xét
-GV:Nhận xét và hco điểm
-GV: Muốn tính số đo góc BED thì ta thực hiện như thế nào?
-GV:Cho HS so sánh góc BED với các góc khác trong hình
-GV:Gọi HS chứng minh
-GV:Nhận xét.
Bài 1: 
Xét ABD và ACD có:
	AB = AC( gt )
	 (gt)
	AD: cạnh chung
Do đó: AEF = DFE ( c – g – c)
Suy ra: BD = CD ( hai cạnh tương ứng) (1)
 (hai góc tương ứng)
Mà: 
Nên: (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: AD là đường trung trực của BC
Bài 2: 
Ta có: 
(tổng 3 góc của 1 tam giác)
Xét ABC và DBC có:
	AB = AD( gt )
	 (cmt)
	BC: cạnh chung
Do đó: ABC = DBC ( c – g – c)
Suy ra: AC = DC ( hai cạnh tương ứng)
Bài 3:
Xét hai tam giác ABC và AED có:
AB = AE (gt)
(đối đỉnh)
AC = AD (gt)
Do đó: ABC = AED ( c – g – c )
Suy ra: (góc tương ứng)
Mà: so le trong với 
Nên: BC // DE
Bài 4: 
a/. Xét hai tam giác ABD và EBD có:
	AB = EB (gt)
	( gt )
	BD: cạnh chung 
Do đó: ABD = EBD ( c – g – c )
Suy ra: DA = DE ( hai cạnh tương ứng)
 (hai góc tương ứng)
Mà: =900
Nên: = 900
	4/.Củng cố và luyện tập:
-GV:Gọi HS nhắc lại trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh của hai tam giác.
-GV:Khi chứng minh hai cạnh hay hai góc bằng nhau thông thường ta phải chứng minh như thế nào?
-GV:Khi chứng minh hai tam giác bằng nhau thông thường ta phải trả lời mấy câu hỏi.
-GV:Khi trình bày chứng minh hai tam giác bằng nhau ta thường trình bày theo mấy bước?
-HS: Ta phải chứng minh hai tam giác chứa hai góc hay hai cạnh đó bằng nhau.
-HS: 3 câu hỏi ( HS nêu cụ thể)
-HS: 3 bước (HS trình bày cụ thể)
	5/.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Xem lại các bài tập đã giải
	-Xem  ... thực hiện
-GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV: Nhận xét và cho điểm
-GV: Cho HS quan sát đề trên bảng phụ
-GV: Hướng dẫn HS cách làm
-GV: Gọi 2 HS thực hiện
-GV: Gọi HS nhận xét
-GV: Nhận xét và cho điểm.
1/.Ôn tập kiến thức:
Muốn cộng ( hoặc trừ) hai đa thức ta tiến hành theo các bước sau:
-Đặt mỗi đa thức trong một ngoặc và hai ngoặc liên kết với nhau bởi phép toán cộng ( hoặc trừ)
-Bỏ dấu ngoặc ( theo đúng qui tắc)
-Nhóm các hạng tử đồng dạng ( sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp)
-Cộng , trừ các đơn thức đồng dạng
2/.Luyện tập:
Bài 1: Cho hai đa thức sau: 
P = 2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 
Q = 3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9
Hãy tính: P + Q ; P – Q ; Q – P 
Giải
 P + Q = (2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 ) + 
	(3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9 ) 
	 = 2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 + 3xy 
	+ 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9
	 = (2x5y3 + x5y3) + (– 6x2y2 + 3x2y2) + 
 (4xy + 3xy) + (– 3xy2 – 2xy2 )+(– 7+9)
	 = 3x5y3 – 3x2y2 + 7xy – 5xy2 + 2
P – Q = (2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 ) 	– (3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9 ) 
	= 2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 – 3xy 
3x2y2 + 2xy2 – x5y3 – 9
	= (2x5y3 – x5y3) + (– 6x2y2 – 3x2y2) + 
 (4xy – 3xy) + (– 3xy2 + 2xy2 )+(– 7–9)
	= x5y3 – 9x2y2 + xy – xy2 – 16 
Q – P = (3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9 ) 
	– (2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 ) 
	= 3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9 – 2x5y3 
 	+ 6x2y2 – 4xy + 3xy2 + 7 
	= (3xy – 4xy) + (3x2y2 + 6x2y2 ) 
 + (– 2xy2 + 3xy2) +(x5y3 – 2x5y3) +(9 +7)
	= –xy + 9x2y2 + xy2 – x5y3 + 16
	= – x5y3 + 9x2y2 –xy + xy2 + 16
Bài 2: Cho các đa thức sau:
	P = –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 
	Q = 4x2y – 7xy2+ 3 
	R = 6x3 + 4xy2 – 5 
Hãy tính: 
	a/. P + Q + R 
	b/. P – Q – R 
	c/. P – Q + R
	d/. P + Q – R 
Giải
a/. P + Q + R 
= (–5x3 + 7x2y – xy2 + 8) + (4x2y – 7xy2+ 3) + 
	(6x3 + 4xy2 – 5)
= –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 + 4x2y – 7xy2+ 3 + 6x3 
	+ 4xy2 – 5
= (–5x3 + 6x3 ) + (7x2y + 4x2y) + (– xy2 – 7xy2) 
	+ 4x2y + (8 + 3 – 5)
= x3 + 11x2y – 8xy2 + 4x2y + 6
P – Q – R
=(–5x3 + 7x2y – xy2 + 8) – (4x2y – 7xy2+ 3) 	– (6x3 + 4xy2 – 5)
= –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 – 4x2y + 7xy2 – 3 – 6x3 
	– 4xy2 + 5
= (–5x3 – 6x3 ) + (7x2y – 4x2y) + (– xy2 + 7xy2) 
–4x2y + (8 – 3 + 5)
= –11x3 + 3x2y + 6xy2 + 4x2y + 10
P – Q + R
=(–5x3 + 7x2y – xy2 + 8) – (4x2y – 7xy2+ 3) + 
	(6x3 + 4xy2 – 5)
= –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 – 4x2y + 7xy2– 3 + 6x3 
	+ 4xy2 – 5
= (–5x3 + 6x3 ) + (7x2y + 4x2y) + (– xy2 + 7xy2) 
–4x2y + (8 – 3 – 5)
= x3 + 11x2y + 6xy2 – 4x2y 
P + Q – R 
= (–5x3 + 7x2y – xy2 + 8) + (4x2y – 7xy2+ 3) 	– (6x3 + 4xy2 – 5)
= –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 + 4x2y – 7xy2 + 3 – 6x3 
	– 4xy2 + 5
= (–5x3 – 6x3 ) + (7x2y + 4x2y) + (– xy2 – 7xy2) 
–4x2y + (8 + 3 + 5)
= –11x3 + 11x2y – xy2 – 4x2y + 16
Bài 3: Tìm đa thức A biết:
a/.4x2y4 – 7x + 1 – A = 3x2y4 – 7x – 1 
b/. 4A – 3x2 + 7 – 6x = x2 + 3A – 4x – 3 
Giải
a/.4x2y4 – 7x + 1 – A = 3x2y4 – 7x – 1 
 A = (4x2y4 – 7x + 1) – (3x2y4 – 7x – 1)
	= 4x2y4 – 7x + 1 – 3x2y4 + 7x + 1
	= (4x2y4 – 3x2y4) + (–7x + 7x) + ( 1 + 1 )
	= x2y4 + 2
b/. 4A – 3x2 + 7 – 6x = x2 + 3A – 4x – 3 
 4A – 3A = x2 – 4x – 3 + 3x2 – 7 + 6x
 A = (x2 + 3x2) + ( – 4x + 6x) + (– 3 – 7 )
	 A = 4x2 + 2x – 10 
Bài 4: Tính giá trị của các đa thức sau:
a/.x3 + 11x2y – 8xy2 + 4x2y + 6 tại x = 1; y = –1
b/.– x5y3 + 9x2y2 –xy + xy2 + 16 tại x = –1 ; y = 1 
Giải
a/. Thay x = 1 và y = –1 vào biểu thức trên ta có:
 (1)3 + (1)2(–1) – 8(1)( –1)2 + 4(1)( –1) + 6
= 1 –1 – 8 – 4 + 6 
= –6
Vậy giá trị của đa thức x3 + 11x2y – 8xy2 + 4x2y + 6 tại x = 1; y = –1 là –6
b/. Thay x = –1 và y = 1 vào đa thức trên ta có:
–(–1)5(1)3 + 9(–1)2(1) – (–1)(1) + (–1)(1)2 + 16
= 1 + 9 + 1 + 1 – 1 + 16 
= 27
Vậy giá trị của đa thức – x5y3 + 9x2y2 –xy + xy2 + 16 tại x = –1 ; y = 1 là 27
Bài 5: Cho đa thức sau: ax2y + axy2 + 6 
Hãy tìm a biết:
a/. Khi x = 2 và y = 1 thì đa thức có giá trị bằng 0
b/. x = –2 và y = –1 thì đa thức có giá trị bằng 0
c/. x = –2 và y = –2. thì đa thức có giá trị bằng 1
Giải
a/. Thay x = 2 và y = 1 vào đa thức trên, ta có:
a.(2)2(1) + a(2)(1) + 6 = 0 
	 4a + 2a + 6 =0
	 6a = – 6 
	 a = – 1
b/.Thay x = –2 và y = –1 vào đa thức trên, ta có:
 a(–2)2(–1) + a(–2)( –1)2 + 6 = 0
	 –4a – 2a + 6 = 0
	 –6a + 6 = 0
	 –6a = –6
	 a = 1 
	4/.Củng cố và luyện tập:
	-GV: Gọi HS nhắc lại các bước khi cộng, trừ đa thức.
	5/.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Xem lại các bài tập đã giải
	-Xem lại cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
	-Làm câu c bài 5
V/.RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết 9 + 10: 	LUYỆN TẬP – KIỂM TRA
Ngày dạy: 24/03/2008
I/.MỤC TIÊU:
	1/.Kiến thức: Củng cố cho Hs các kiến thức về đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức, bậc của đa thức, cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng, cộng, trừ đa thức, tính giá trị của một biểu thức đại số.
	2/.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán..
	3/.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, linh hoạt.
II/.CHUẨN BỊ:
	-GV:bảng phụ.
	-HS: các kiến thức về số thực ( cộng , trừ, nhân, chia, lũy thừa của một số thực)
III/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
	Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp , gợi mở, trực quan cho HS áp dụng các kiến thức đã học về đơn thức đồng dạng, về đa thức để giải bài tập..
IV/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/.Ổn dịnh tổ chức: Kiểm tra sỉ số học sinh
	2/.Kiểm tra bài cũ: 
-GV: Gọi 2HS lên bảng
HS1: Nêu qui tắc cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng
Áp dụng: Tính
6x2y3 + (– 4x2y3) – 5x2y3
HS2: Bậc của đa thức là gì?
Áp dụng:
Tìm bậc của đa thức sau:
P = 2x6 + 5xy3 – 3x3y - 4xy3 – 2x6 
-Gv: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV: Nhận xét và cho điểm.
HS1: Muốn cộng hai đơn thức đồng dạng ta cộng phần hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
Áp dụng: Tính
6x2y3 + (– 4x2y3) – 5x2y3 = [6 + (– 4 ) – 5 ]x2y3
	 = – 3x2y3
HS2: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của nó.
Áp dụng:
P = 2x6 + 5xy3 – 3x3y - 4xy3 – 2x6 
 = (2x6 – 2x6 ) + (5xy3 – 4xy3) – 3x3y 
 = xy3 – 3x3y
	3/.Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
-GV: Gọi HS nhắc lại các bước khi cộng ( hoặc trừ) hai đa thức.
-GV: Nhấn mạnh các bước cho HS.
-GV: Cho HS quan sát đề bài trên bảng phụ
-GV: gọi lần lượt 3 HS lên bảng thực hiện
-GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV: Cho HS so sánh kết quả của P – Q và Q – P 
-HS: P – Q = –(Q – P)
-GV: Cho HS quan sát đề bài trên bảng phụ
-GV: Ta đã biết cách cộng, trừ hai đa thức thì có cộng hoặc trừ ba đa thứ được không?
-HS: Được
-GV: Gọi 4 HS lần lượt lên bảng thực hiện
-GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
-GV: Nhận xét và cho điểm.
-GV: Hướng dẫn HS ta có thể cộng hoặc trừ nhiều đa thức một lúc.
-GV: Tất cả các đa thức tổng hoặc hiệu thu được đều là đa thức gì?
-HS: Đa thức thu gọn.
-GV: Cho HS tìm bậc của các đa thức đó.
-GV: Cho HS quan sát đề bài trên bảng phụ và cho Hs làm bài kiểm tra.
Bài 1: (4 đ)Tìm đa thức A biết:
a/.4x2y4 – 7x + 1 – A = 3x2y4 – 7x – 1 
b/. 4A – 3x2 + 7 – 6x = x2 + 3A – 4x – 3 
Bài 2: (4 đ)Tính giá trị của các đa thức sau:
a/.x3 + 11x2y – 8xy2 + 4x2y + 6 tại x = 1; y = –1
b/.– x5y3 + 9x2y2 –xy + xy2 + 16 tại x = –1 ; y = 1 
Bài 3: (2 đ)Cho đa thức sau: ax2y + axy2 + 6 
Hãy tìm a biết: Khi x = 2 và y = 1 thì đa thức có giá trị bằng 0
Bài 1: Cho hai đa thức sau: 
P = 2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 
Q = 3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9
Hãy tính: P + Q ; P – Q ; Q – P 
Giải
 P + Q = (2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 ) + 
	(3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9 ) 
	 = 2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 + 3xy 
	+ 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9
	 = (2x5y3 + x5y3) + (– 6x2y2 + 3x2y2) + 
 (4xy + 3xy) + (– 3xy2 – 2xy2 )+(– 7+9)
	 = 3x5y3 – 3x2y2 + 7xy – 5xy2 + 2
P – Q = (2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 ) 	– (3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9 ) 
	= 2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 – 3xy 
3x2y2 + 2xy2 – x5y3 – 9
	= (2x5y3 – x5y3) + (– 6x2y2 – 3x2y2) + 
 (4xy – 3xy) + (– 3xy2 + 2xy2 )+(– 7–9)
	= x5y3 – 9x2y2 + xy – xy2 – 16 
Q – P = (3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9 ) 
	– (2x5y3 – 6x2y2 + 4xy – 3xy2 – 7 ) 
	= 3xy + 3x2y2 – 2xy2 + x5y3 + 9 – 2x5y3 
 	+ 6x2y2 – 4xy + 3xy2 + 7 
	= (3xy – 4xy) + (3x2y2 + 6x2y2 ) 
 + (– 2xy2 + 3xy2) +(x5y3 – 2x5y3) +(9 +7)
	= –xy + 9x2y2 + xy2 – x5y3 + 16
	= – x5y3 + 9x2y2 –xy + xy2 + 16
Bài 2: Cho các đa thức sau:
	P = –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 
	Q = 4x2y – 7xy2+ 3 
	R = 6x3 + 4xy2 – 5 
Hãy tính: 
	a/. P + Q + R 
	b/. P – Q – R 
	c/. P – Q + R
	d/. P + Q – R 
Giải
a/. P + Q + R 
= (–5x3 + 7x2y – xy2 + 8) + (4x2y – 7xy2+ 3) + 
	(6x3 + 4xy2 – 5)
= –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 + 4x2y – 7xy2+ 3 + 6x3 
	+ 4xy2 – 5
= (–5x3 + 6x3 ) + (7x2y + 4x2y) + (– xy2 – 7xy2 + 4xy2) 
	+ (8 + 3 – 5)
= x3 + 11x2y – 4xy2 + 6
P – Q – R
=(–5x3 + 7x2y – xy2 + 8) – (4x2y – 7xy2+ 3) – (6x3 + 4xy2 – 5)
= –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 – 4x2y + 7xy2 – 3 – 6x3 
	– 4xy2 + 5
= (–5x3 – 6x3 ) + (7x2y – 4x2y) + (– xy2 + 7xy2 –4xy2) 
+ (8 – 3 + 5)
= –11x3 + 3x2y + 2xy2 + 10
P – Q + R
=(–5x3 + 7x2y – xy2 + 8) – (4x2y – 7xy2+ 3) + 
	(6x3 + 4xy2 – 5)
= –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 – 4x2y + 7xy2– 3 + 6x3 
	+ 4xy2 – 5
= (–5x3 + 6x3 ) + (7x2y + 4x2y) + (– xy2 + 7xy2 –4xy2) 
+ (8 – 3 – 5)
= x3 + 11x2y + 2xy2 
P + Q – R 
= (–5x3 + 7x2y – xy2 + 8) + (4x2y – 7xy2+ 3) – (6x3 + 4xy2 – 5)
= –5x3 + 7x2y – xy2 + 8 + 4x2y – 7xy2 + 3 – 6x3 
	– 4xy2 + 5
= (–5x3 – 6x3 ) + (7x2y + 4x2y) + (– xy2 – 7xy2 –4xy2) 
+ (8 + 3 + 5)
= –11x3 + 11x2y – 12xy2 + 16
Kiểm tra 
Bài 1: 
a/.4x2y4 – 7x + 1 – A = 3x2y4 – 7x – 1 
 A = (4x2y4 – 7x + 1) – (3x2y4 – 7x – 1) (0,5) 
	= 4x2y4 – 7x + 1 – 3x2y4 + 7x + 1 (0,5) 
	= (4x2y4 – 3x2y4) + (–7x + 7x) + ( 1 + 1 ) (0,5) 
	= x2y4 + 2 (0,5) 
b/. 4A – 3x2 + 7 – 6x = x2 + 3A – 4x – 3 
 4A – 3A = x2 – 4x – 3 + 3x2 – 7 + 6x (0,75) 
 A = (x2 + 3x2) + ( – 4x + 6x) + (– 3 – 7 ) (0,75)
	 A = 4x2 + 2x – 10 (0,5) 
Bài 2: Tính giá trị của các đa thức sau:
a/. Thay x = 1 và y = –1 vào biểu thức trên ta có:
 (1)3 + (1)2(–1) – 8(1)( –1)2 + 4(1)( –1) + 6 (0,5)
= 1 –1 – 8 – 4 + 6 (0,5)
= –6 (0,5) 
Vậy giá trị của đa thức x3 + 11x2y – 8xy2 + 4x2y + 6 tại x = 1; y = –1 là –6 (0,5) 
b/. Thay x = –1 và y = 1 vào đa thức trên ta có:
–(–1)5(1)3 + 9(–1)2(1) – (–1)(1) + (–1)(1)2 + 16 (0,5) 
= 1 + 9 + 1 + 1 – 1 + 16 (0,5) 
= 27 (0,5) 
Vậy giá trị của đa thức – x5y3 + 9x2y2 –xy + xy2 + 16 tại x = –1 ; y = 1 là 27 (0,5) 
Bài 3: 
Thay x = 2 và y = 1 vào đa thức trên, ta có:
a.(2)2(1) + a(2)(1) + 6 = 0 (0,5) 
	 4a + 2a + 6 =0 (0,5) 
	 6a = – 6 (0,5) 
	 a = – 1 (0,5) 
	4/.Củng cố và luyện tập:
	-GV: Gọi HS nhắc lại các bước khi cộng, trừ đa thức.
	5/.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	-Xem lại các bài tập đã giải
	-Xem lại cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
V/.RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Tam giac bang nhau.doc