I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Ôn tập các kiến thức về góc, góc bẹt, góc vuông, góc nhọn
2.Kĩ năng: Biết vẽ góc, đặt tên góc , kí hiệu góc, nhận biết điểm nằm trong góc.
3.Thái độ :Tích cực hoạt động và phoi hợp các bạn trong nhóm xây dựng bài .
II.Chuẩn bị: Gv: Giáo án, tham khảo chuẩn kiến thức, sgk, thước thẳng, compa
HS: Tìm hiểu góc, mang compa, thước thẳng
III.Lên lớp:
(1’) 1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Tuần: 01 ÔN TẬP ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM NS: 02/8/2013 Tiết : 01 ND : /8/2013 I.Mục tiêu : 1.Kiến thức: Ôn tập cho học sinh các kiến thức về đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt, hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song 2.Kĩ năng: Biết vẽ hình minh họa cho các đường thẳng cắt nhau, song song,đường thẳng đi qua hai điểm 3.Thái độ: Tư duy tích cực, nhận các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tế II.Chuẩn bị: Gv: Tham khảo chuẩn kiến thức, giáo án, sgk, thước thẳng. HS: Ôn lại các kiến thức đã học. III.Lên lớp: (1’) 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ -Khi nào ba điểm thẳng hàng -Khi nào ba điểm không thẳng hàng Gv: Đặt câu hỏi Yêu cầu hs trả lời Gv: Nhận xét Hs: Khi ba điểm đó cùng nằm trên đường thẳng Hs: Khi ba điểm đó không cùng nằm trên đường thẳng 3.Bài mới TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 8’ 10’ 10’ 5’ 1. Vẽ đường thẳng Bài tập : Cho hai điểm P và Q vẽ đường thẳng qua hai điểm đó . Hỏi ta vẽ được tất cả bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm P và Q. Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B. 2. Tên đường thẳng - Tên đường thẳng được đặt bằng một chữ cái in thường . - Vì đường thẳng được xác định bởi hai điểm nên ta còn lấy tên hai điểm đó để đặt tên đường thẳng. - Ta còn đặt tên đường thẳng bằng hai chữ cái in thường. y x 3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song. -Nhìn hình vẽ trên đường thẳng AB và CB trùng nhau. -Đường thẳng AB và AC chỉ có một điểm chung. Ta nói chúng cắt nhau và A là giao điểm cua hai đường thẳng đó. -Hai đường thẳng không có điểm chung nào ta nói chúng song song . Bài tập Lấy bốn điểm M, N, P, Q trong đó ba điểm M, N, Pthẳng hàng và điểm Q nằm ngoài đường thẳng trên. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có bao nhiêu đường thẳng phân biệt ? Viết tên các đường thẳng đó. Gv: Để vẽ đường thẳng ta dùng dụng cụ gì? Ta làm sao để vẽ? Gv: Cho hai điểm A,B hãy vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó Gv: Yêu cầu hs thực hiện bài tập Gv: Em có nhận xét gì về đường thẳng đi qua hai điểm ? có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm? Gv: Yêu cầu hs ghi bài Gv: Vậy khi nói đến đường thẳng ta gọi tên như thế nào ? Gv: Ta đã biết đặt tên cho đường thẳng bằng 1 chữ cái in thường Gv: Qua hình vẽ trên em có thể gọi tên đường thẳng bằng gì? Gv: Giới thiệu các cách đặt tên cho đường thẳng . Gv: Dựa vào hình vẽ đường thẳng AB và CB có gì đặc biệt? Gv: Ta nói đó là hai đường thẳng trùng nhau Gv: Vẽ hình hai đường thẳng cắt nhau cho hs quan sát nhận xét. Gv: Ta nói đó là hai đường thẳng cắt nhau. Gv: Khi nào thì hai đường thẳng song song? Gv: Qua các hình vẽ về đường thẳng song song, cắt nhau em hãy chỉ các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tế. Gv: Kiểm tra. Gv: Yêu cầu hs đọc và suy nghĩ bài tập Gv: Gọi lần lượt từng hs thực hiện theo từng ý nhỏ của bài tập . Gv: Kiểm tra cách vẽ của hs Gv: Có tất cả bao nhiêu đường thẳng ? Gv: Hãy kể tên các đường thẳng đó . Gv: Kiểm tra câu trả lời củahs. Gv: Yêu cầu hs ghi lại vào tập bài tập Hs: Ta dùng thước để vẽ. Hs: Lên bảng vẽ hình. Hs: Vẽ được một đường thẳng đi qua hai điểm P và Q. Hs: Nêu nhận xét. Hs: Ghi bài Hs: Chú ý Hs: Đường thẳng được đặt tên bằng một chữ cái in thường. Hs: Trả lời. Hs: ghi bài. Hs: Quan sát đề bài. Hs: Đường thẳng AB, và CB cùng nằm trên đường thẳng . Hs: ghi bài. Hs: Quan sát hình vẽ tìm câu trả lời. Hs: Khi hai đường thẳng không có điểm chung Hs: Tìm hình ảnh thực tế. Hs: Ghi bài. Hs: Lần lượt lên bảng thực hiện theo từng ý trong bài tập 4.Củng cố. TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Đường thẳng qua hai điểm Gv: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm? Gv: Thế nào là hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau? Gv: Kiểm tra Hs: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm Hs: Trả lời Hs: Nhận xét (1’) 5.Dặn dò - Học kỉ bài, qua hai điểm ta vẽ được mấy đường thẳng ? - Hai đường thẳng có vị trí tương đối như thế nào? - Ôn tập lại cách vẽ góc. Tuần: 01 NS: 03/8/2013 Tiết :02 GÓC ND: /8/2013 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Ôn tập các kiến thức về góc, góc bẹt, góc vuông, góc nhọn 2.Kĩ năng: Biết vẽ góc, đặt tên góc , kí hiệu góc, nhận biết điểm nằm trong góc. 3.Thái độ :Tích cực hoạt động và phoi hợp các bạn trong nhóm xây dựng bài . II.Chuẩn bị: Gv: Giáo án, tham khảo chuẩn kiến thức, sgk, thước thẳng, compa HS: Tìm hiểu góc, mang compa, thước thẳng III.Lên lớp: (1’) 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Vẽ hai tia ox và Oy chung gốc Gv:Gọi hs lên bảng vẽ hình Gv:Điểm O gọi là? Của tia Ox Gv:Hình này là hình hai tia chung gốc, vậy góc là gì? Hs:Thực hiện Hs:O gọi là gốc chung của hai tia 3.Bài mới TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 5’ 8’ 10’ 5’ 1.Góc: - Góc l hình gồm hai tia chung gốc. - Góc chung của hai tia là đỉnh của góc. - Hai tia là hai cạnh của góc. Kí hiệu: - Góc xOy, yOx, O - Góc xOy, góc yOx, góc O - 2.Góc bẹt Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau 3. Vẽ Góc 4. Điểm nằm bên trong góc: Khi tia Ox, Oy không đối nhau , điểm M là điểm nằm bên trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy Gv:Chỉ vào hình vừa vẽ và hỏi: em hãy cho biết hình này có đặc điểm gì? Gv:Đó chính là hình ảnh của GÓC Gv:Vậy góc là gì? Gv:Chốt lại và chú ý cho hs Góc và Gốc Gv:Khi đó Ox và Oy gọi là ? Gv:Vậy ta gọi tên nó như thế nào? Gv:Giới thiệu cách gọi tên góc, và kí hiệu về góc Gv:Khi ta nói góc xOy thì cạnh của nó là ? Đỉnh là? Góc OMA? thì cạnh của nó là ? Đỉnh là? Gv:Em hãy quan sát và nhận xét về hai cạnh của góc xOy trong hình vẽ? Gv:Đó chính là góc bẹt, Vậy góc bẹt là gì? Gv:Khẳng định và chốt lại Gv:Khi vẽ góc ta vẽ như thế nào? Gv:Khi vẽ ta chú ý trong trường hợp có nhiều góc thì vẽ sao? Gv:Giới thiệu cách vẽ và yêu cầu hs vẽ lại vào tập. Gv:Vẽ hình và yêu cầu hs quan sát Gv:Khi nào ta nói điểm M nằm bên trong góc xOy? Gv:Em có nhận xét gì về hai tia Ox và Oy , tia OM? Gv:Lúc đó ta nói M nằm bên trong góc , hay tia OM nằm trong góc xOy Hs:Hình vẽ trên có hai tia chung gốc Hs:Ch ý Hs:Phát biểu. Hs:Ox và Oy gọi là cạnh của góc Hs:Vẽ hình Hs:Trả lời Hs:Chú ý nghe giảng. Hs:Góc xOy có cạnh là Ox và Oy Đỉnh là O Góc OMA cạnh là MO và MA Đỉnh là M. Hs:Hai cạnh là hai tia đối nhau. Hs:Phát biểuGóc bẹt l góc có hai cạnh là hai tia đối nhau Hs:Thực hiện Hs:Ta vẽ đỉnh và hai cạnh của nó Hs:Các góc là Góc BAC, CAD,BAD có tất cả ba góc. Hs:Quan st hình vẽ Hs:suy nghĩ Hs:Hai tia Ox ,Oy không đối nhau Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy Hs:Ghi bài. 4.Củng cố TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Vẽ góc TUV, vẽ điểm N nằm trong góc TUV, vẽ tia UN. Đọc tên các góc có trong hình Gv:Gọi hs lên bảng vẽ hình Gv:Gọi hs đọc tên góc, có bao nhiêu góc Gv:Các góc này có chung ? Gv:Chốt lại Hs:Vẽ hình theo yêu cầu Hs:Có ba góc TUV. TUN ,NUV Hs:Có chung đỉnh U Hs:Nhận xét (1’) 5.Dặn dò Về nhà xem lại bài vừa học . Ôn tập tia phân giác của góc. Mang theo thước đo độ Tuần: 02 NS:10/8/2013 Tiết :03 TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC ND: /8/ 2013 I.Mục tiêu : 1.Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập và khắc sâu kiến thức về tia phân giác của góc. 2.Kĩ năng: Biết giải bài tập tính góc, áp dụng tính chất về tia phân giác của góc để giải một số bài tập đơn giản. 3.Thái độ: Tích cực hoạt động, vẽ hình cẩn thận chính xác. II.Chuẩn bị : Gv: Giáo án, tham khảo chuẩn kiến thức, thước thẳng. HS: Ôn lại tia phân giác của góc. III.Lên lớp : (1’) 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ Xem hình vẽ và cho biết những trường hợp nào một tia là tia phân giác của một góc Gv:Yêu cầu hs Phát biểu định nghĩa tia phân giác của một góc Gv:Cho hs làm phần áp dụng Gv:Đề bài này hỏi gì? Gv:Vậy em hãy nhận xét và cho biết những trường hợp nào một tia là tia phân giác của một góc? Gv:Vì sao em có nhận xét đó? Gv:Kiểm tra. Hs:Phát biểu Hs:Cho biết những trường hợp nào một tia là tia phân giác của một góc Hs:Thực hiện OC là tia phân giác của góc AOE OB là tia phân giác của góc AOC OD là tia phân giác của góc COE Hs:Nêu ý kiến Hs:Nhận xét 3.Bài mới TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ 10’ 8’ Bài tập 1:Cho góc AOB có số đo bằng1000 .Vẽ tia phân giác OM của góc đó. Vẽ tia OC nằm giữa hai tia OA , OM sao cho AOC = 200 . Tính số đo góc COM Bài tập 2 :Cho hai góc kề bù AOB và BOC trong đó BOC = 500 . Trên nữa mặt phẳng bờ AC có chứa tia OB ta vẽ tia OD sao cho AOD = 800 a. Tính số đo của góc COD b. Tia OB có phải là tia phân giác của góc COD không? Vì sao? Bài tập 3: Cho hai góc kề nhau AOB và BOC , mỗi góc có số đo bằng 1100. tia OB có phải là tia phân giác của góc AOC không ? Vì sao? Gv:Ghi đề bài lên bảng Gv:Cho hs xem qua và gọi hs lên bảng vẽ hình Gv:Hướng dẫn Gv:Khi có OM là tia phân giác của góc AOB thì ta có ? Gv:Làm sao ta tính được góc COM? Gv:Vậy ta trình bày lời giải cho bài tập này như thế nào? Gv:Gọi hs nêu hướng giải và trình bày Gv:Đi xung quanh quan sát lớp Gv:Gọi hs nhận xét Gv:Ghi đề bài lên bảng Gv:Cho hs xem qua và gọi hs lên bảng vẽ hình Gv:Hướng dẫn Hai góc kề bù thì như thế nào? Trên hình vẽ có số đo góc nào? Góc cần tính là góc ? Gv:Vậy ta trình bày lời giải cho bài tập này như thế nào? Gv:Gọi hs nêu hướng giải và trình bày Gv:Đi xung quanh quan sát lớp Gv:Gọi hs nhận xét Gv:Ghi đề bài lên bảng Gv:Yêu cầu hs đọc và thực hiện Gv:Hướng dẫn vẽ hình và giải thích. Gv:Kiểm tra Hs:Quan sát đề bài Hs:Vẽ hình Hs: Khi có OM là tia phân giác của góc AOB thì ta có AOM = MOB Hs:Ta có tia OC nằm giữa hai tia OA và OM. Và AOC = 200 Hs:Thực hiện. Hs:Nhận xét Hs:Quan sát đề bài Hs:Vẽ hình Hs:Trả lời Hai góc kề bù thì có tổng số đo là 1800 Có góc AOD và BOC tính DOB Hs:Trình bày Hs:Nhận xét Hs:Chú ý Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv Hs:Nhận xét (1’) 4.Dặn dò: Về nhà xem lại bài vừa học. Làm lại bài tập đã giải. Tiết sau ta ôn tập lại về tam giác. Tuần: 02 NS: 11 /8/2013 Tiết : 04 TAM GIÁC ND: /8/2013 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn lại khái niệm tam giác ,góc, đỉnh , cạnh ,cách góc của tam giác. 2. Kĩ năng: Biết gọi tên và kí hiệu tam giác.Biết đo các yếu tố (cạnh, góc) của một tam giác cho trước. 3.T hái độ: Tích cực hoạt động và phối hợp các bạn trong nhóm xây dựng bài . II.Chuẩn bị: Gv: Giáo án, tham khảo chuẩn kiến thức, thước thẳng. HS: Ôn lại cách vẽ tam giác. III.Lên lớp: (1’) 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Vẽ đường tròn tâm O bán kính R Vẽ ba điểm M,N ,P thuộc đường tròn Gv:Gọi hs lên bảng vẽ hình Gv:Quan sát hướng dẫn hs thực hiện Gv:Gọi hs kiểm tra Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv Hs:Nhận xét. 3.Bài mới TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 10’ 13’ 1. Tam giác ABC là gì? Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA, khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng. 2. Vẽ tam giác Ví dụ:Vẽ một tam giác ABC biết ba cạnh BC= 4cm, AB =3cm , AC=2 cm Cách vẽ: Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm. Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3cm. Vẽ cung tròn tâm B bán kính 2 cm. Lấy một giao điểm của hai cung trên , gọi giao điểm là A Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta có Tam giác ABC. Bài tập áp dụng Ôn lại khái niệm tam giác Gv:Yêu cầu hs vẽ ba điểm A,B,C không thẳng hàng Gv:Gọi hs vẽ các đoạn thẳng AB,BC,CA Gv:Trên hình vẽ này có ba đoạn thẳng đó là những đoạn thẳng nào? Gv:Người ta gọi hình như thế gọi là tam giác Gv:Vậy theo em tam giác là gì? Gv:Tam giác ABC là gì? Gv:Em có nhận xét gì về các điểm A,B,C ? Gv:Chốt lại khái niệm tam giác Gv:Em hãy kể những hình tam giác mà em đã gặp Ôn lại cách vẽ tam giác Gv:Giới thiệu kí hiệu tam giác, đỉnh cạnh , góc của tam giác Gv:Khi vẽ một tam giác có cho biết độ dài ba cạnh em sẽ vẽ như thế nào? Gv:Cho một hs lên vẽ thử để chỉ ra cách nghĩ sai của hs Gv:Hướng dẫn cách vẽ Gv:Vậy khi vẽ tam giác có độ dài ba cạnh em sẽ vẽ như thế nào? Gv:Chốt lại Bài tập áp dụng Gv:Treo bảng phụ yêu cầu hs thực hiện Tên tam giác Tên ba đỉnh tên 3 góc tên 3 cạnh D ABI A,B,I D AIC D ABC AB,BC,CA Gv:Kiểm tra Gv:Đoạn thẳng AI là cạnh chung của những tam giác nào ? Đoạn thẳng AC là cạnh chung của những tam giác nào ? Đoạn thẳng AB là cạnh chung của những tam giác nào ? Gv:Kiểm tra Hs:Lên bảng vẽ hình Hs: Trên hình vẽ này có ba đoạn thẳng đó là AB,BC,CA. Hs:Chú ý Hs:Nêu ý kiến Hs:Ba điểm A,B,C không thẳng hàng Hs:Chú ý Hs:Chỉ ra hình ảnh thực tế Hs:Chú ý Hs:Cạnh AB, BC, CA Góc BAC, góc ABC, góc BCA Hs:Ba đỉnh ba cạnh , ba góc Hs:Chú ý Hs:Nêu ý kiến và vẽ thử Hs:Chú ý cách vẽ và vẽ theo gv Hs:Nêu các bước thực hiện. Hs:Chú ý và ghi bài Hs:Quan sát và lần lượt lên abng3 thực hiện theo yêu cầu của gv. Hs:Nhận xét Hs: Đoạn thẳng AI là cạnh chung của D ABI D AIC Đoạn thẳng AC là cạnh chung của D AIC D ABC Đoạn thẳng AB là cạnh chung của D ABI D ABC Hs:Nhận xét 4.Củng cố. TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Vẽ đoạn thẳng IR dài 3cm. Vẽ một điểm T sao cho TI = 2,5 cm, TR = 2cm vẽ DTIR Gv:Cho hs đọc đề bài toán Gv:Đề bài nào cho ta phải vẽ ? Gv:Yêu cầu hs lên thực hiện Gv:Đi xung quanh quan sát kiểm tra , hướng dẫn hs yếu Gv:Gọi hs nhận xét Gv:Khi vẽ một tam giác có cho biết độ dài ba cạnh em sẽ vẽ như thế nào? Gv:Chốt lại Hs:Đọc đế bài Hs:Trả lời Hs:Thực hiện theo yêu câu của gv Hs:Nhận xét (1’) 5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài vừa học. Học kĩ khái niệm tam giác Tìm hiểu hai góc đối đỉnh.
Tài liệu đính kèm: