Giáo án Tự chọn lớp 7 - Tiết 13, 14

Giáo án Tự chọn lớp 7 - Tiết 13, 14

I. Mục Tiêu:

1. Kiến thức:

 - Củng cố lại cho HS về định lí và chứng minh định lí.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng chuyển một bài toán thành dạng định lý với phần ghi GT, KL.

3. Thái độ:

 - Rèn tính quan sát, nhận biết nhanh, tập suy luận, cẩn thận trong vẽ hình.

II. Chuẩn Bị:

- GV: Thước thẳng, eke, bảng phụ.

- HS: Thước thẳng, eke.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 7 - Tiết 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 	 Ngày soạn: 29 – 09 - 2010 
Tiết: 13 	 Ngày dạy: 02 – 10 - 2010
LUYỆN TẬP
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
	- Củng cố lại cho HS về định lí và chứng minh định lí.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng chuyển một bài toán thành dạng định lý với phần ghi GT, KL.
3. Thái độ:
	- Rèn tính quan sát, nhận biết nhanh, tập suy luận, cẩn thận trong vẽ hình.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Thước thẳng, eke, bảng phụ.
- HS: Thước thẳng, eke.
III. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, 
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)
Lớp 7A1:	
Lớp 7A2:	
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Định lý là gì? 
- Định lý có mấy phần?
- Chứng minh định lí là gì?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Luyện tập. (25’)
- GV : Yêu cầu HS làm bài 49 SGK trang 101.
- GV : Hướng dẫn khi định lí được phát biểu dưới dạng Nếu ... thì ... thì như thế nào ?
- GV : Cho HS làm bài 50 SGK trang 101.
- GV : Hướng dẫn : Câu a là tính chất mấy của bài 6 ?
- GV : Hướng dẫn HS làm câu b. 
- GV : Gọi HS lên bảng vẽ hình, dưới lớp vẽ hình vào vở.
- GV : Gọi HS nêu GT, KL.
- GV: Cho HS làm bài 51 SGK trang 101.
- GV : Định lí nói về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng là nội dung của tính chất nào của bài 6 ?
- GV : Gọi HS phát biểu định lí ?
- GV : Cho HS làm bài 52 SGK trang 101.
- GV : Gọi 2 HS nêu GT, KL.
- GV : Đây là định lý đã được chứng minh ở bài “Hai góc đối đỉnh”. GV cho HS thảo luận theo nhóm.
Hướng dẫn:
+ 1, 2 là vì hai góc kề bù
+ 3, 4 là căn cứ vào 1, 2.
- HS: Suy nghĩ bài 49.
- HS: Phần nằm giữa từ nếu và từ thì là phần GT, phần sau từ thì là phần kết luận.
- HS: Trả lời bài 50.
- HS: Tính chất 1 của bài 6.
- HS: Làm câu b dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS: Lên bảng vẽ hình.
- HS: Nêu GT, KL.
- HS: Làm bài 51.
- HS: Tính chất 2 của bài 6.
- HS: Định lí:
Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
- HS: Làm bài 52.
- HS: Nêu GT, KL.
- HS: Thảo luận theo nhóm và giải thích rõ.	
Bài 49:
a) GT: một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau.
KL: hai đường thẳng đó song song.
b) GT: một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
KL: hai góc so le trong bằng nhau.
Bài 50:
a) KL: chúng song song với nhau.
b) 
GT a^ c, b^c
KL a//b
Bài 51:
Định lí: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
Bài 52: 
GT và là hai góc đối đỉnh
KL 
Chứng minh:
Ta có:	
 và là hai góc kề bù
 (1)
 và là hai góc kề bù
 (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: 
Tương tự ta cũng chứng minh được 
4. Củng Cố: (13’)
 - Xen vào lúc làm bài tập.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
	- Chuẩn bị các câu hỏi của phần ôn tập chương I.
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 08 	 Ngày soạn: 29 – 09 - 2010 
Tiết: 14 	 Ngày dạy: 02 – 10 - 2010
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
 - Hệ thống hoá các kiến thức về đương thẳng vuông góc và đường thẳng song song.
2. Kĩ năng:
	- Sử dụng thành thạo dụng cụ để vẽ 2 đường thẳng vuông góc và song song.
	- Biết cách kiểm tra xem hai đường thẳng cho trước có vuông góc hay song song với nhau hay không.
3. Thái độ:
	- Rèn tính quan sát, nhận biết nhanh, tập suy luận, cẩn thận trong vẽ hình.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Thước thẳng, eke, bảng phụ.
- HS: Thước thẳng, eke.
III. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, 
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)
Lớp 7A1:	
Lớp 7A2:	
2. Kiểm tra bài cũ: 
Xen vào lúc ôn tập.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Oân lại lý thuyết. (30’)
- GV: Đưa bảng phụ ra và cho HS nhìn lên bảng phụ cho biết mỗi hình vẽ thể hiện kiến thức nào ta đã học.
- GV: Gọi từng HS trả lời.
- GV: Nhận xét, chốt lại và cho điểm của những em trả lời đúng nhất.
- GV: Dùng bảng phụ và cho HS đọc trước những câu hỏi trong vòng 5 phút.
- GV: Lần lượt cho HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào chỗ trống.
- GV: Nhận xét, chốt lại và cho điểm của những em trả lời đúng nhất.
- GV: Cho HS thảo luận theo nhóm.
Yêu cầu với các câu sai, HS cần chỉ ra phản VD.
- HS : Nhìn vào hình vẽ lần lượt trả lời, các em khác theo dõi và nhận xét câu trả lời của các bạn.
- HS: Trả lời:
Hình 1: Hai góc đối đỉnh.
Hình 2 : Đường trung trực của đoạn thẳng.
Hình 3 : Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Hình 4 : Tiên đề Ơ clit về đường thẳng song song.
Hình 5 : Tính chất hai đường thẳng song song.
Hình 6, 7: Hai định lí về quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song.
Hình 8: Định lí ba đường thẳng song song.
- HS: Chú ý theo dõi.
- HS: Nhìn vào bảng phụ treo trên bảng và đọc trước trong 5 phút.	
- HS: Trả lời, các em khác theo dõi và nhận xét câu trả lời của các bạn.
- HS: Chú ý theo dõi.
- HS: Thảo luận.
Câu đúng: a, c, h.
Câu sai: b, d, e, g.
1. Đọc hình: 
Mỗi hình sau cho biết kiến thức gì?
//
A
B
//
x
y
.
.
)
 (
a
b
c
b
a
M
.
A
B
b
a
c
2
2
4
.
.
)
)
(
a
b
c
a
b
c
d1
d2
d
2. Điền vào chỗ trống: 
a) Hai góc đối đỉnh là hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
b) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng cắt nhau và một trong các góc tạo thành có một góc bằng 900.
c) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng ấy.
d) Hai đường thẳng a và b song song với nhau được kí hiệu là: 
a // b.
e) Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a // b.
3. Điền đúng sai: 
a) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
b) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
c) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
d) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
e) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy.
g) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy.
h) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy và vuông góc với đoạn thẳng ấy.
4. Củng Cố: (10’)
 - Xen vào lúc làm bài tập.
5. Hướng dẫn về nhà: (4’)
	- Về nhà xem lại các câu hỏi vừa học. 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 56, 57.
6. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan GA Hinh hoc 7 tuan 8.doc