Giáo án Tự chọn lớp 7 - Tiết 14: Tiếp tuyến của đường tròn

Giáo án Tự chọn lớp 7 - Tiết 14: Tiếp tuyến của đường tròn

I.Mục tiêu

- Củng cố kiến thức về tiếp tuyến của đường tròn, dấu hiệu nhận biết và tính chất của tiếp tuyến.

- Vận dụng kiến thức đã học và bài tập .

II.Nội dung

1.ổn định lớp

2.Nhắc lại kiến thức về tiếp tuyến

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 7 - Tiết 14: Tiếp tuyến của đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 tiết 14
 Tiếp tuyến của đường tròn
 Ngày soạn : 1.12.2007 Ngày dạy : 
I.Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về tiếp tuyến của đường tròn, dấu hiệu nhận biết và tính chất của tiếp tuyến.
- Vận dụng kiến thức đã học và bài tập .
II.Nội dung
1.ổn định lớp
2.Nhắc lại kiến thức về tiếp tuyến
a là tiếp tuyến của (O) khi a và (O) có 1 điểm chung C ; C gọi là tiếp điểm
a là tiếp tuyến của (O) thì OC a , khi đó d = R .
Nếu AB và AC là tiếp tuyến của (O) thì AB = AC và AO là phân giác góc BAC, OA là phân giác góc BOC.
3.Bài tập 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho học sinh làm các bài tập sau :
Bài 1 Cho tam giác ABC vuông tại A.Vẽ đường tròn (B;BA). Chứng minh AC là tiếp tuyến của đường tròn ?
Hướng dẫn HS vẽ hình và yêu cầu 1 HS làm trên bảng
Bài 2 Cho góc xAy khác góc bẹt . dựng đường tròn (O) tiếp xúc 2 cạnh Ax , Ay của góc và đi qua B nằm trên Ox.
Gợi ý : Tìm xem tâm đường tròn nằm ở đâu ?
Bài 3 Cho đường tròn (O) nội tiếp tam giác ABC . Biết AB = 5 , AC = 7 , BC = 10 . Tính các đoạn thẳng mà đường tròn chia ra trên các cạnh tam giác ?
Hướng dẫn vẽ hình : Tâm O là giao các đường phân giác của tam giác
Để tính các đoạn thẳng mà đường tròn tạo ra trên các cạnh ta sử dụng tính chất 2 tiếp tuyến cùng đi qua 1 điểm 
Do A(B;BA) và BA AC nên AC là tiếp tuyến của (B;BA).
Làm bài : Tâm đường tròn nằm trên tia phân giác của góc và đường thẳng vuông góc Ox tại B.
Cách dựng : Vẽ tia phân giác của xAy
Từ B dựng đường vuôg góc với Ox cắt tia phân giác góc xAy tại O.
Vẽ đường tròn (O;OB).
Gọi D,E,F lần lượt là các tiếp điểm 
Ta có AD = AF , BD = BE , CE = CE
Mặt khác AB + BC – AC = AD + BD + BE + CE – CF – AF = 2.BD 
Nên : BD = (AB + BC – AC ) : 2 
 = ( 5 + 10 – 7):2 = 4
Từ đó AD = AF = 1 , BE = 4 , 
CE = CF = 6 
4.Hướng dẫn về nhà :
- Nắm chắc tính chất , dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
- Làm bài tập sau :
Cho tam giác ABC, K là tâm đường tròn bàng tiếp góc A. Chứng minh A,K, giao điểm 3 đường phân giác trong của tam giác thẳng hàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TC9 tuan14.doc