Giáo án tự chọn Lý 7 tuần 31 đến 36

Giáo án tự chọn Lý 7 tuần 31 đến 36

Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC

Tiết 30: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN.

I. MỤC TIÊU:

- Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện, hiểu được ý nghĩa các giá trị hiệu điện thế ghi trên các dụng cụ dùng điện.

- Khắc sâu thêm kiến thức của bài Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.

II. CHUẨN BỊ:

- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:

 Lớp 7A3: lớp 7A4:

2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Lý 7 tuần 31 đến 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..	 Tuần:31
Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 30: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN.
I. MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện, hiểu được ý nghĩa các giá trị hiệu điện thế ghi trên các dụng cụ dùng điện.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện khi chưa mắc vào mạch điện là bao nhiêu?
+ Tại sao có dòng điện chạy qua bóng đèn khi đèn được mắc vào mạch điện kín?
+ Số liệu hiệu điện thế ghi trên bóng đèn cho biết; dùng quá con số đó sẽ ảnh hưởng gì đến bóng đèn?
+ So sánh giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn?
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
-> U = 0V.
-> Vì có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn đã tạo ra dòng điện chạy qua đèn đó.
-> Hiệu điện thế định mức của bóng đèn; dùng quá con số đó bóng đèn sẽ bị cháy.
-> Hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tỉ lệ thuận với nhau .
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
Bài 1: 
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết rằng vôn kế chỉ 3V và trên bóng đèn có ghi 2,5V, theo em có nên quyết định đóng khóa K không? Tại sao?
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm.
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
Bài 2: 
Cho mạch điện như hình vẽ. Số chỉ của ampekế là 0,5A, mỗi nguồn điện có hiệu điện thế là 3V. Vậy vôn kế chỉ bao nhiêu?
- Yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Trả lời:
Vôn kế chỉ 3V, có nghĩa là hiệu điện thế của nguồn là U = 3V.
Trên bóng đèn có ghi 2,5V có nghĩa là hiệu điện thế định mức của đèn là Uđm = 2,5V. Như vậy với nguồn cung cấp là U = 3V, ta không nên đóng khóa K, bởi vì nếu đóng đèn sẽ bị hư.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Trả lời:
- Số chỉ của vôn kế là 9V, vì 3 nguồn điện mắc nối tiếp thì U = U1 + U2 +  + Un = 3+3+3=9(V)
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài – Thực hành đo cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
Ngày soạn: ..	 Tuần: 32, 33
Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 31,32: Thực hành: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG ĐOẠN MẠCH MĂC NỐI TIẾP VÀ SONG SONG.
I. MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới các bài: thực hành đo cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song.
Khắc sâu thêm kiến thức của các bài: thực hành đo cường độ dòng điện và Hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới: 
ÔN TẬP
Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất.
Câu1: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ ........tại các vị trí khác nhau.
A: Bằng nhau	B: Khác nhau 	C: Có thể thay đổi
Câu2: Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch ...........các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
A: Bằng tổng	B: Bằng hiệu 
C: Gấp đôi 	D: Bằng nửa
Câu3: Trong đoạn mạch song song, cường độ dòng điện mạch chính ...........các cường độ dòng điện mạch rẽ. 
A: Bằng tổng 	B: Bằng hiệu
C: Gấp đôi 	D: Bằng nửa
Câu4 : Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là ...........hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung.
A: Bằng nhau và lớn hơn	B: Bằng nhau và nhỏ hơn
C: Bằng nhau và bằng 	D: A hoặc B .
Câu5 : Ba bóng đèn giống hệt nhau mắc nối tiếp với nhau. So sánh độ sáng của ba bóng đèn?
A: Ba đèn sáng như nhau	B: Một đèn sánh nhất
B: Một đèn sáng yếu nhất 	C: độ sáng ba đèn khác nhau
Câu6: Một nguồn điện 12V và ba bóng đèn giống hệt nhau loại 4V. Để đèn sáng bình thường phải mắc các bóng như thế nào giữa hai cực của nguồn?
A: Mắc song song ba đèn	B: Mắc nối tiếp ba đèn
C: Mắc hỗn hợp (//,nt)
Câu7: Đặc điểm nào sau đây là của đoạn mạch điện gồm hai đèn Đ1, Đ2
 mắc song song?
A: Hai đèn có hai điểm nối chung	
B: Hiệu điện thế trên hai đèn có giá trị bằng nhau
C: Nếu hai đèn giống hệt nhau thì có độ sáng như nhau
D: Cả A,B,C đúng.
Câu8: Đặc điểm nào sau đây là của mạch điện gồm hai đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp?
A: Hai đèn chỉ có một điểm nối chung
B: Cường độ dòng điện qua hai đèn có giá trị bằng nhau
C: Cả A,B đúng
D: Cả A,B sai.
Câu9: Mắc nối tiếp Đ1, Đ2 vào mạch điện, dòng điện qua Đ1 có cường độ: 0,6A. Hỏi dòng điện qua Đ2 có cường độ bằng bao nhiêu?
A: 0,3A	B: 0,6A	C: 1,2A	D: 0,4A
Câu10: Mắc nối tiếp đèn Đ1, đèn Đ2 vào mạch điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn lần lượt là U1 = 4V, U2 = 2V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu cả hai đèn bằng bao nhiêu?
A: U12 = 4V	B: U12 =2V	C: U12 =6V	D: U12 =3V
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
A
A
C
A
B
D
C
B
C
IV. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Xem trước bài: an toàn khi sử dụng điện
V. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: ..	 Tuần: 34
Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 33: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.
I. MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài: an toàn khi sử dụng điện.
Khắc sâu thêm kiến thức của các bài: an toàn khi sử dụng điện.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới: 
ÔN TẬP
Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất.
Câu1: Làm cách nào để tránh tác hại của dòng điện đối vối cơ thể người?
A: Không sử dụng điện	B: Sống các xa nơi sản xuất ra điện
C: thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện 
D: Chỉ sử dụng điện có cường độ nhỏ	
Câu2: Tác hại của dòng điện với cơ thể người là gì?
A. Gây tổn thương cho tim.	 C. Làm co cơ.
B. Gây cháy, bỏng.	D. Cả ba trường hợp trên.
Câu3: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người?
A: Vì cơ thể người là vật dẫn.	B: Vì người là chất bán dẫn.
C: Vì cơ thể người là vật cách điện 
Câu4: Khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay trực tiếp vào dây điện để tránh trường hợp :
A. bị bỏng tay do dây nóng.	B. điện giật do dây bị hở.
C. dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây.	D. Cả ba lí do trên.
Câu5: Thế nào gọi là hiện tượng đoản mạch?
A. Dây điện bị đứt.	B. Hai cực của nguồn bị nối tắt.
C. Dây dẫn điện quá ngắn.
D. Cả ba trường hợp trên đều đúng.
Câu6: Khi có hiện tượng đoản mạch thì xẩy ra điều gì?
A. Hiệu điện thế không đổi.	B. Hiệu điện thế tăng vọt.
C. Cường độ dòng điện tăng vọt.	D. Cường độ dòng điện không đổi.
Câu7: Nguyên nhân nào khiến người ta thường dùng cầu chì, rơle tự ngắt?
A. Để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
B. Để trang trí mạng điện trong gia đình.
C. Cả A, B đều đúng.	D. Cả A,B đều sai.
Câu8: Biện pháp nào sau đây cho ta an toàn khi sử dụng điện ?
A. Dùng cầu chì và rơle tự ngắt.	B. Mắc điện đúng quy tắc an toàn.
C. Kểm tra thiết bị điện thường xuyên.	D.Cả A, B, C, đều đúng.
Câu9: Mạng điện có hiệu điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người ?
A- Dưới 220 vôn	B- Trên 40 vôn
C-Trên 100 vôn	D- Trên 220 vôn
Câu10: Cường độ dòng điện khi đi qua người có giá trị bao nhiêu thì làm tim ngừng đập?
A: Dưới 10 mA	B: Trên 70 mA
C: Trên 25 mA	D: 40 mA
Đáp án :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
D
A
B
B
C
A
D
B
B
IV. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Xem trước bài: ôn tập.
V. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: ..	 Tuần: 35,36
Ngày dạy: 	
Chủ đề 3: ĐIỆN HỌC
Tiết 34,35: ÔN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài: ôn tập phần điện học.
Khắc sâu thêm kiến thức của các bài: điện học.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 1. Ổn định: kiểm tra sĩ số:
 Lớp 7A3: 	 lớp 7A4:
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ vào bài giảng:
 3. bài mới: 
ÔN TẬP
Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất.
Câu1: Trong các cách sau đây cách nào làm lược nhựa nhiễm điện?
A: Nhúng lược nhựa vào nước ấm	B: phơi lược ngoài nắng
C: Cọ xát lược nhựa vào vải len	 D: Cả ba cách trên
Câu2: Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
A: A và C có điện tích cùng dấu	B: A và C có điện tích trái dấu
C: A,B,C có điện tích cùng dấu	 D: B,C trung hoà.
Câu3: Hạt nào khi dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện ?
A: Điện tích dương	B: Nguyên tử
C: Điện tích âm	 D: Cả nội dung A,C đều đúng
Câu4: Trong cầu chì, bộ phận nào dẫn điện ?
A: Dây chì, vỏ sứ	B: Vỏ sứ, hai lá đồng
C: Dây chì, hai lá đồng	D: Dây chì, vỏ sứ, hai lá đồng .
Câu5: Chiều dòng điện trong mạch điện được quy ước:
A: Từ cực dương đến cực âm	
B:Từ cực dương của nguồn đến cực âm của nguồn
C: Từ cực dương của nguồn qua vật tiêu thụ điện đến cực âm của nguồn.
Câu6: Sơ đồ mạch điện cho biết:
A: Công dụng của các bộ phận của mạch điện 
B: Các kí hiệu của dụng cụ điện 
C: Cách mắc các bộ phận của mạch điện 
D: Chiều của dòng điện trong mạch 
Câu7 Dụng cụ dùng điện nào chịu tác dụng nhiệt của dòng điện là vô ích?
A. Bếp điện.	B. Ấm điện.
C. Bàn là.	D.Vô tuyến điện 
Câu8: Hoạt động của chiếc chuông điện dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt và tác dụng từ.	 C. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.	 D. Tác dụng từ và tác dụng hoá học .
Câu9: Ampekế nào phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện là: 15mA trong 4 ampekế có giới hạn đo sau:
A: 2mA	 B: 20mA
C: 250mA 	D: 2A
Câu10: Giá trị đổi nào sai?
A: 500kv = 50000v	 B: 220v = 0,22kv
C: 0,5 v = 500mv	 D: 6kv = 6000v
Câu 11: Có hai bóng đèn như nhau cùng loại 3V được mắc song song và nối với hai cực của một nguồn điện nào phù hợp nhất trong các loại sau:
A. Loại 1,5V	 C. Loại 6V
B. Loại 3V	 D. Loại 12V
Câu12: Mắc nối tiếp Đ1 ,Đ2 vào mạch điện, dòng điện qua Đ1 có cường độ : 0,6A. Hỏi dòng điện qua Đ2 có cường độ bằng bao nhiêu?
A: 0,3A	B: 0,6A	C: 1,2A	D: 0,4A
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
C
D
C
C
C
D
B
B
A
B
B
IV. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học bài và ôn tập để chuẩn bị thi học kỳ II.
V. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tu chon ly 7 tuan 31den 36.doc