Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Chủ đề I: Luyện cách kể tóm tắt một câu chuyện

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Chủ đề I: Luyện cách kể tóm tắt một câu chuyện

A. Mục tiêu bài học

 1. Về kiến thức:

 - Học sinh nắm vững thêm về nội dung của văn bản

 - Biết kể lại câu truyện theo khả năng của mình

 2. Về kĩ năng

 - Có kĩ năng thâu tóm các sự việc theo trình tự nhất định

 3. Giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của dân tộc Việt

B. Phương tiện dạy học

 - Sách giáo khoa, các tài liệu có liên quan.

C. Tiến trình hoạt động dạy học

 

doc 29 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Chủ đề I: Luyện cách kể tóm tắt một câu chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề I: Luyện cách kể tóm tắt một câu chuyện 
 Tiết 1 Văn bản: Con Rồng cháu Tiên
A. Mục tiêu bài học
 1. Về kiến thức: 
 - Học sinh nắm vững thêm về nội dung của văn bản 
 - Biết kể lại câu truyện theo khả năng của mình
 2. Về kĩ năng
 - Có kĩ năng thâu tóm các sự việc theo trình tự nhất định
 3. Giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của dân tộc Việt
B. Phương tiện dạy học
 - Sách giáo khoa, các tài liệu có liên quan.
C. Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:Giáo viên hương dẫn học sinh hiểu rõ về các nhân vật chính
GV: Em cho biết trong truyền thuyết" Con Rồng cháu Tiên" có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các sự việc liên quan đến nhân vật chính
GV: Theo em trong câu chuyện có những sự việc nào liên quan đến nhân vật chính?
HS: Suy nghĩ, thảo luận và đưa ra ý kiến
Hoạt động III: Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại tóm tắt câu chuyện theo các sự việc vừa nêu
Hoạt động IV: Giáo viên nhận xét, cho điểm những học sinh kể tương đối rõ rang,đúng yêu cầu các sự việc đã nêu
I. Nhân vật chính
- Có 2 nhân vật chính: Lạc Long Quân và Âu Cơ
II. Các sự việc liên quan đến nhân vật chính
 Các sự việc:
 - Sự xuất hiện của Lạc Long Quân và Âu Cơ
 - Hai người gặp nhau, kết hôn và sinh con một cách kì lạ của Âu Cơ
 - Hai người chia tay và chia con vì điều kiện sống của hai người không phù hợp
 - Người con trai trưởng theo Âu Cơ được lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, tên nước là Văn Lang và có tục truyền ngôi cho con trai trưởng
 - Từ đó về sau người Việt Nam ta luôn tự hào về nguồn gốc và nòi giống của mình.
III. Kể tóm tắt
D. Củng cố - dặn dò
 - Về nhà luyện kể tóm tắt và nắm vững nội dung bài học
Ngày soạn: 27-08-2011
Ngày giảng: 03-09-2011
Ngày điều chỉnh:
 Tiết 2 Văn bản: Bánh chưng bánh giầy
A. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: 
 - Học sinh nắm vững thêm về nội dung của văn bản 
 - Biết kể lại câu truyện theo khả năng của mình
 2. Về kĩ năng
 - Có kĩ năng thâu tóm các sự việc theo trình tự nhất định
 - Hiểu rõ về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân tộc ta trong ngày tết
 3.Giáo dục học sinh:
 - Biết tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
 - Biết trân trọng giá trị của sức lao động
B. Phương tiện dạy học
 - Sách giáo khoa và các tư liệu có liên quan
C. Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Yêu cầu cần đạt
Hoạt động1: Tìm hiểu về các nhân vật chính
 - Trong truyện có bao nhiêu nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các sự việc liên quan tới nhân vật chính
 GV: Trong truyện theo em có những sự việc nào liên quan đến Lang Liêu? Trình tự các sự việc diễn ra như thế nào?
 HS: Suy nghĩ, thảo luận và độc lập trình bày.
Hoạt động III: Cho học sinh luyện kể tóm tắt theo các sự việc đã nêu
I. Các nhân vật chính
 - Các nhân vật: Lang Liêu, vua Hùng, các anh của Lang Liêu, ông bụt
 - Nhân vật chính: Lang Liêu vì đây là người được vua truyền ngôi về sau
II. Các sự việc liên quan đến nhân vật chính
 - Vua Hùng chọn người nối ngôi yêu cầu về trí và đức, nhân buổi lễ tiên Vương
 - Các Lang anh của Lang Liêu thi nhau tìm các món ngon trên rừng, dưới biển để về làm lễ vật
 - Lang Liêu buồn rầu vì trong nhà chàng chỉ có lúa và khoai sắn, chàng được thần giúp đỡ chỉ cho cách chọn nguyên liệu để làm bánh.
 - Thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để cúng lễ Tiên Vương vì Lang Liêu đã hiểu ý vua.
 - Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân ta trong ngày tết.
III. Kể tóm tắt câu chuyện
Ngày soạn:03-09-2011
Ngày giảng: Lớp 6A: 10-09-2011
 Lớp 6B: 10-09-2011
Ngày điều chỉnh: 
 Tiết 3 ( Chủ đề 1 ) Văn bản: Thánh Gióng
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Về kiến thức:
 - Học sinh nắm vững hơn về nội dung và các sự việc chính diễn ra trong câu truyện
 - Kể được tóm tắt câu chuyện theo những sự việc cơ bản diễn ra với nhân vật chính.
 2. Về kiến thức:
 - Hiểu biết thêm về nhân vật Thánh Gióng người anh hùng có công đánh đuổi giặc Ân
 - Phát minh và sản suất công cụ bằng sắt của nước ta đã có từ thời đại Hùng Vương
 3. Giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, ghi nhớ công lao dựng nước của thời đại vua Hùng.
B. Phương tiện dạy học:
 - Sách giáo khoa và các tư liệu có liên quan
C. Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động I: Tìm hiểu về nhân vật chính
GV: Trong truyện này ai là nhân vật chính? Vì sao em lại xác định như vậy?
HS: Suy nghĩ, trả lời
Hoạt động II: Tìm hiểu các sự việc liên quan đến nhân vật chính
GV: Em hãy liệt kê các sự việc cơ bản có liên quan đến nhân vật Thánh Gióng.?
HS: Liệt kê, các học sinh khác theo dõi và bổ sung
Hoạt động III: Cho học sinh kể lại câu chuyện theo trình tự các sự việc vừa trình bày theo trí nhớ
Học sinh: Kể theo khả năng
GV: Nhận xét, cho điểm những bạn kể tốt
I. Nhân vật chính
- Nhân vật chính: Thánh Gióng
-Vì nhân vật này có sự suất hiện kì lạ và các sự việc trong truyện đều liên quan đến nhân vật này.
II. Các sự việc liên quan đến nhân vật chính.
 - Sự ra đời kì lạ của Gióng
 - Gióng gặp sứ giả và muốn đánh giặc
 - Gióng lớn nhanh như thổi, dân làng phải cùng góp gạo để nuôi Gióng.
 - Thánh Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ và đi tìm giặc đánh
 - Thánh Gióng đánh thắng giặc và bay về trời
 - Vua lập đền thờ và phong danh hiệu
 - Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
III.Kể tóm tắt câu chuyện
D. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn : 25-10-2009
 Giảng :31-10-2009
 Chủ đề 2 Tiết 9,10 Từ,cấu tạo từ và nghĩa của từ
A.Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh :
 -Nắm vững hơn kiến thức về từ và cấu tạo của từ đơn ,từ phức trong tiếng Việt
 - Hiểu rõ về nghĩa của từ khi sử dụng
 - Xác định đúng các kiểu từ trong đoạn văn.
B. Phương tiện dạy học
 -Sách giáo khoa.
 - Sách giáo viên;
 - Giáo án
C. Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của GV-HS
GV: Nhận xét số lượng từ và số lượng tiếng trong mỗi từ?
Gv:Theo em hiểu từ là gì?Khi nào mọt tiếng là một từ?
Gv: Em hãy láy ví dụ về từ do một tiêng tạo nên,và những từ được tạo bởi hai tiếng trở lên?
Gv: Từ những ví dụ vừa phân tích em thấy có mấy kiểu cấu tạo từ?
Giáo viên chốt: Từ do một tiếng tạo thành đó là từ đơn,từ do nhiều tiếng tạo thành là từ phức.
Hs: So sánh
Giáo viên chốt: những từ phức có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép,những từ phức có quan hệ với nhau về mặt âm gọi là từ láy.
Hs:giải thích
Gv:Vậy em hiểu nghĩa của từ là gì?
Gv:cho hs lấy ví dụ và giải thích nghĩa của các từ trung thực;dũng cảm;phân minh;
 Yêu cầu cần đat.
I.Nhận biết từ trong câu
 1. Ví dụ: 
 Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy.
-Số lượng từ trong câu:8 từ
-Số tiếng trong mỗi từ :
 +từ có một tiếng:em,đi,xem,tại,giấy;
 +từ có hai tiếng :nhà máy;
 +từ có ba tiếng :câu lạc bộ;
 +từ có bốn tiếng:vô tuyến truyền hình
 2.Nhận xét
 - Từ là đơn vị để cấu tạo nên câu.
 - Khi mọt tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo câu.
VD: mẹ,con,cháu
 ông nội,cây cỏ,
 đài phát thanh,ong vò vẽ;
II.Các loại kiểu cấu tạo từ.
- Có hai kiểu cấu tạo từ:- từ có một tiếng
 - từ có nhiều tiếng 
-So sánh hai từ sau có gì giống nhau và khác nhau:nhà máy và xa xôi.
-Giống nhau: đều được tạo bởi hai tiếng.
-Khác nhau:+nhà máy là từ hai tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa;
 +xa xôi là từ hai tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm
III.Nghĩa của từ
1.Ví dụ:Giải thích nghĩa các từ cây,đi,già;
 - Cây:một loại thực vật có rễ thân,cành,lá..rõ rệt;
 - Đi:hoạt động rừi chỗ bằng chân,tốc độ bình thường,hai chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất;
 - Già:tính chất của sự vật phát triển đến giai đoạn cao hoặc gần cuối; 
2.Nhận xét :Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
D.Bài tập
 Bài tập1:Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thư sau:
 Gần xa nô nức yến anh,
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
 Dập dìu tài tử giai nhân,
 Ngựa xe như nước áo quần như nêm. 
 Bài tập2: Giải nghĩa các từ sau:nô nức,bộ hành,tài tử,giai nhân;
Ngày soạn :03-11-2009
 Giảng :14-11-2009
 Tiết 11,12 ôn tập về danh từ và các loại danh từ
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh: 
Củng cố và nắm chắc kiến thức đã học về danh từ;
Nắm được các loại danh từ cơ bản và quy tắc viết hoa danh từ riêng;
Biết đặt câu với các danh từ tìm được;
B. Phương tiện dạy học
 - Sách giáo khoa;
 - Sách giáo viên;
 - Tài liệu tham khảo khác;
C.Tiến trình hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV-HS
Gv:Tìm các danh từ trong đoạn thơ sau: Nhân dân là bể
 Văn nghệ là thuyền
 Thuyền xô sóng dậy
 Sóng đẩy thuyền lên.
Hs:Chỉ ra các danh từ
Gv:Các danh từ đó dùng để chỉ cái gì?
Hs:trả lời
Gv:Em hãy láy ví dụ về các loại danh từ mà em vừa nêu?
Hs:Lấy ví dụ
Gv:Em hãy phân tích kết cấu chủ ngữ và vị ngữ trong đoạn thơ trên?
Gv: Em có nhận xét gì về chức năng của danh từ trong câu?
Gv:Em hãy đặt câu và phân tích kết câu C-V
Gv:Danh từ chỉ đơn vị có những loại nào?
Gv: Danh từ chỉ đơn vị hay đi kem với những từ nào?Mục đích là để làm gì?
Gv:Cho nhóm danh từ chỉ đơn vị sau:ông,anh,gã,thằng,tay..và danh từ:thư kí.
 - Hãy ghép các danh từ chỉ đơn vị với danh từ chỉ sự vật đó thành những tổ hợp từ.
 -Nhận xét về sắc thái ,ý nghĩa của mỗi cách dùng
Gv:Em hãy trình bầy cách để phân loại danh từ chung và danh từ riêng,lấy ví dụ về danh từ riêng? 
Gv:Có những qui tắc nào để viết hoa dnh từ riêng?Cho ví dụ cụ thể?
Gv: Đặt câu có sử dụng danh từ riêng.
Hs: Đặt câu.
Gv: Viết một đoạn văn ngứn từ 5-7 câu trong đó có sử dụng ít nhất ba danh từ riêng.
Hs: Viết đoạn văn, trình bầy trước lớp.
Gv: Nhận xét.
 Yêu cầu cần đạt
I.Danh từ
- Các danh từ:nhân dân,bể,văn nghệ,thuyền,sóng;
-Dùng để:+chỉ người
 +chỉ vật
 +chỉ sự việc
-Danh từ chỉ người:thầy,bố,mẹ,học sinh,các bạn...
-Danh từ chỉ vật:voi,bàn,xe đạp,máy bơm...
-Danh từ chỉ sự việc:ca hát,bơi lội...
-Danh từ chỉ khái niên: hình thoi,số thập phân,tính từ,truyền thuyết... 
II.Vị trí,chức năng của danh từ trong câu
 -Chủ ngữ:nhân dân,văn nghệ,thuyền,sóng;
 -Vị ngữ :bể,thuyền,xô,đẩy;
 -Danh từ thường đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu,đôi khi danh từ có thể làm vị ngữ ... ngữ trong cuộc sống
 + Kết bài: Khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao và đưa ra những biểu hiện trái ngược với hiện tượng trên: lãng phí, không biết coi trọng của cải vật chất làm ra; sử dụng đồng tiền không đúng mục đích...
II. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
A. Những điều cần lưu ý
 - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một tư tưởng, đạo lí có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người. Các tư tưởng, đạo lí đó thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu, khái niệm...
 - Bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí xuất phát từ tư tưởng, đạo lí sau khi được giải thích, phân tích thì vận dụng các sự việc, thực tế của đừi sống để chứng minh, nhằm khẳng định trở lại ( hay phủ định ) một tư tưởng nào đó.
 - Đây là bài nghị luận về tư tưởng đạo lí, khái niệm, lí lẽ. Các phép lập luận giải thích, chứng minh,tổng hợp thường được sử dụng nhiều.
B. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
 - Có hai dạng đề:
 + Dạng có mệnh
 + Dạng không có mệnh lệnh
 - Cần chú ý vận dụng các phép lập luận, giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp
 - Dàn bài chung:
 + Mở bài: Giới thiệu chung về tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
 + Thân bài:
 Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí
 Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
 + Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
 Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá, đưa ra ý kiến riêng của người viết.
C. Bài tập vận dụng:
 Đề bài: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “ Chân, tay, tai, mắt, miệng”
 Bàn về: ích kỉ cá nhân và quan tâm đến mọi người
D. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập
 a. Tìm hiểu đề:
 + Thể loại: Nghị luận về tư tưởng, đạo lí
 + Nội dung: Tư tưởng: ích kỉ cá nhân và quan tâm đến mọi người
 b. Dàn ý cho đề văn:
 + Mở bài: Giới thiệu về tư tưởng ích kỉ cá nhân và quan tâm đến mọi người là hai tư tưởng trái ngược nhau có thể cùng tồn tại trong cách sống của mỗi người
 + Thân bài:
 - Giải thích về ích kỉ cá nhân là chỉ biết nghĩ đến bản thân và lợi ích riêng của cá nhân mình
 - Trái với ích kỉ cá nhân là quan tâm đến mọi người: biết sống vì người khác, luôn lo lắng cho mọi người và những người xung quanh
 -L iên hệ thái độ của mọi người với những người sống theo những tư tưởng đó
Ngày soạn: 16-02-2011
Ngày kiểm tra: 19-02-2011
 Kiểm tra chủ đề 4
I. Đề bài:
 Em hãy phát biểu suy nghĩ của mình từ câu ca dao:
 Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
II.Đáp án và biểu điểm
 - Về hình thức:
 + Bài viết phải thể hiện rõ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
 + Luận điểm rõ ràng, đúng yêu cầu của bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
 + Hành văn trôi chảy, đúng câu , đúng chính tả
 - Về nội dung:
 + Mở bài: Giới thiệu về ý nghĩa của câu ca dao trong đời sống của mỗi con người.
 + Thân bài:
 Giải thích ý nghĩa về núi Thái Sơn, về nước trong nguồn theo hai nghĩa đen và bóng
 Sự chăm lo dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành.
 Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ: chăm sóc, đền đáp công ơn cha mẹ như thế nào cho xứng đáng và phải đạo
 Lấy dẫn chứng và liên hệ thực tế những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ trong cuọc sống và trong văn học
 Phê phán những người con có tư tưởng, cách sống trái với đạo lí sống hiếu thuận với cha mẹ
 + Kết bài:
 Khẳng định lại giá trị của câu ca dao và nhận thức của cá nhân về đạo lí sống đó.
Ngày soạn: 22-02-2011
Ngày giảng: 26-02-2011
 Chủ đề 5 : Nghị luận văn học
I. Nghị luận về nhân vật văn học
A. Những điều cần lưu ý
 Nghị luận về nhân vật văn học là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật trong một tác phẩm cụ thể.
 Những nhận xét đánh giá về nhân vật phải xuất phát từ đặc điểm, tính cách, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
 Các nhận xét, đánh giá về nhân vật văn học trong bài văn nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục
 Bài văn nghị luận về nhân vật cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
B. Cách làm bài nghị luận về nhân vật văn học:
 - Khi làm bài nghị luận về một nhân vật văn học cần chú ý trình bày những cảm nhận đánh giá; song những cảm nhận , đánh giá đó phải có lí lẽ, lập luận, đồng thời phảI chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể.
 - Kết hợp đồng thời, linh hoạt các phép lập luận như: giảI thích, chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận
 - Bài văn nghị luận về nhân vật văn học phảI đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
 + Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật và nêu ý kiến, đánh giá sơ bộ của mình.
 + Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nhân vật có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực và sinh động trong tác phẩm.
 + Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về nhân vật
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về nhân vật
 - Giữa các phần, các đoạn của bài văn, cần có sự liên kết hợp lí
C. Bài tập vận dụng
 Đề bài: Cảm nhận của em về các nhân vật: ông Sáu, bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Tìm hiểu đề.
Lập dàn ý cho đề văn
Dựa vào dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh.
 D. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 a. Tìm hiểu đề:
 Kiểu bài: Nghị luận về nhân vật văn học
 Nội dung: Cảm nhận về ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
 b. Lập dàn ý
 + Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm , tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh và ông Sáu và bé Thu là một trong những nạn nhân của cuộc chiến tranh đó.
 + Thân bài: Triển khai các luận điểm sau:
 - Nhân vật ông Sáu: người cha rrất mực yêu thương con
 * Khi được về phép lòng anh cứ nôn nao để được gặp đứa con gái bé bỏng mà khi anh đi đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi
 * Khi con không nhận mình là cha anh Sáu rất đau đớn như có dao cứa ruột gan anh, nhưng anh vẫn tìm mọi cách gần gũi và vỗ về chỉ mong con gọi mình một tiếng “ba” 
 * Khi tình cha con mặn nồng thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi, giữ lời hứa với con ở nơi chiến trường anh đẫ dồn hết tâm huyết để làm một chiếc lược ngà cho con gáu yêu.
 - Nhân vật bé Thu: còn bé có cá tính, ương nghạnh,nhưng tình yêu dầnh cho cha là duy nhất
 * Thu phản ứng rất mạnh khi thấy có người lạ gọi mình: tròn mắt, ngơ ngác nhìn, vụt chạy và kêu thét lên.
 * Trong những ngày ở nhà cùng ông Sáu Thu nhất quyết không gọi ông là cha dù bị đẩy vào những tình thế hết sức éo le.Điều đó cho thấy bé Thu rất ương nghạnh và có cá tính
 * Bé Thu không nhận cha cũng vì một lí do rất đơn giản: Vì trên mặt anh có một vết thẹo, người ngoài không giống với người trong hình chụp với má nó 
,nhưng khi hiểu ra đầu đuôI sự việc bé Thu đã dành hết tình cảm dồn nén suốt tám năm dành cho cha nó: Được tác giả miêu tả qua các hành động cử chỉ của bế Thu lúc chia tay ông Sáu.
 - Nghệ thuật kể chuyện, cách xây dựng tình huống chuyện và xây dựng tính cách nhân vật đặc biệt là nhân vật bé Thu đã làm nên thành công của chuyện, cách lựa chọn ngôi kể hợp lí
 + Kết bài: Ông Sáu và bé Thu là những nhân vật thể hiện cái nhìn của nhà văn về những mất mát mà nhiều gia đình phải gánh chịu do chiên tranh gây ra.
Quy trình biên soạn đề kiểm tra 15 phút Lớp 7- Kì I
 Người biên soạn: Nguyễn Thị Hoa-Trịnh thị Hương
 Đơn vị: TrườngTHCS Cẩm Thạch
I. Mục tiêu đề kiểm tra
 - Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn 7 của học sinh trong thời gian ngắn về cả ba phân môn
II. Hình thức ra đề
 - Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
 - Cách thức tổ chức: Học sinh làm bài trên lớp trong 15 phút
III. Thiết lập ma trận
 - Chọn cấc nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận
 - Xác định khung ma trận
 Thiết lập ma trận cho để kiểm tra Ngữ Văn 7
Thời gian: 15 phút
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chủ đề1: Văn học
- Thơ Đường luật ( thể thơ)
-Truyện hiện đại ( Thể loại)
- Nhớ thể loại của các bài thơ Đường luật
- Thuộc lòng các bài thơ đã học 
- Hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ đường
Số câu
Số điểm
Số câu:4
Sốđiểm:2.0
Số câu:1
Số điểm:0,5
Chủ đề 2:Tiếng Việt
 - Từ Tiếng Việt (từ ghép, từ láy,từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa )
 - Quan hệ từ
 - Từ Hán –Việt
- Nhận ra được đặc trưng của Từ Tiếng Việt
- Hiểu rỏ chức năng của quan hệ từ
- Hiểu được nghĩa của các yếu tố Hán-Việt
- Hiểu rõ từ đồng nghĩa trong từng văn cảnh.
- Biết vận dụng đặt câu với các cặp quan hệ từ tìm được
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng các cặp từ trái nghĩa
Số câu
Sốđiểm
Số câu:2
Sốđiểm:1.0
Số câu:3
Sốđiểm:2.5
Số câu:1
Sốđiểm:
4.0
IV. Biên soạn đề kiểm tra
 I. Phần trắc nghiệm ( 6.0 điểm ) 
Câu 1: Nguyên văn tác phẩm “ Chinh phụ ngâm khúc” được viết bằng chữ gì?
 A. Chữ Hán
 B. Chữ Nôm
 C. Chữ Quốc Ngữ
Câu 2: Trong các bài thơ sau, bìa thơ nào được viết theo Đ ường luật?
Qua Đèo Ngang
Sau phút chia li
Tiếng gà trưa
Câu 3: Bài thơ nào sau đây không thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt?
 A. Bạn đến chơI nhà
 B. Bánh trôI nước
 C. Cảnh khuya
Câu 4: Trong những bài thơ sau bài nào là thơ Đường? 
 A. Nam quốc sơn hà
 B. Thiên trường vãn vọng
 C. Nguyên tiêu
Câu 5: Trong các văn bản sau văn bản nào không thuộc thể loạ tuỳ bút? 
Cổng trường mở ra
Một thứ quà của lua non: Cốm
Sài Gòn tôi yêu
Mùa xuân của tôi
Câu 6: Từ nào sau đây là từ gép?
 A. Lúng liếng
 B. Lung linh
 C. Lụt lội
 D. Lung lay
Câu 7: Trong những từ sau từ nào không phải láy toàn bộ? 
 A. Đăm đắm
 B. Khấp khểnh
 C. Xanh xanh
Câu 8: Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau?
 a, Tuy. 
 b, Sở dĩ..
 c, Càng
Câu 9: Đặt câu với các cặp quan từ vừa tìm được?
 a,.
 b, 
 c,
Câu 10: Tìm những từ Hán Việt có các yếu tố sau?
 a, hà.
 b, bình
 c, Tiền.
 II. Phần tự luận (4.0 điểm)
Câu 11: Viết một đoạn văn khoảng 7 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 cặp từ trái nghĩa?
V, Hướng dẫn chấm biêu điểm , đáp án.
Phần trắc nghiệm khách quan ( 6.0 điểm)
Câu
1
 2
3
4
5
6
7
đáp án
b
a
a
b
a
c
b
Câu 8: Tìm được các quan hệ từ có thể dùngcùng cặp với quan hệ từ đã cho( nhưng , nên , càng )( 0.5 điểm) 
Câu 9: Đặt đúng các câu với những cặp quan hệ từ đã cho ( 1.0 điểm)
Câu 10: Tìm được các từ Hán Việt theo các yếu tố đã cho ( 1.0 điểm)
 Phần tự luận.( 4.0 điểm)
Câu 11: Viết được một đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu sau: 
- Về hình thức: Đúng hình thức của một đoạn văn
 Câu đúng cú pháp ( 2.0 điểm)
- Về nội dung: Các câu trong đoạn văncó sự liên kết về nội dungvà có sử dụng các cặp từ trái nghĩa.( 2.0 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON NGU VAN 6.doc