ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
A. Mục tiêu yêu cầu :
Gv cần giúp hs đạt được :
- Ôn tập những đặc điểm quan trọng nhất về lý thuyết văn biểu cảm.
- Phân biệt được văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm .
- Cách lập ý và lập dàn ý cho một đề văn biểu cảm .
- Cách diễn đạt trong văn biểu cảm .
B. Chuẩn bị :
- Gv : Giáo án , Sgk
- Hs : Chuẩn bị trước bài ở nhà, sgk,
C. Phương pháp dạy học :
- Vấn đáp - Giảng giải .
Tuần: 16 Tiết : 31,32 Ngày dạy:18/12/2008 ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM A. Mục tiêu yêu cầu : Gv cần giúp hs đạt được : - Ôn tập những đặc điểm quan trọng nhất về lý thuyết văn biểu cảm. - Phân biệt được văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm . - Cách lập ý và lập dàn ý cho một đề văn biểu cảm . - Cách diễn đạt trong văn biểu cảm . B. Chuẩn bị : - Gv : Giáo án , Sgk - Hs : Chuẩn bị trước bài ở nhà, sgk, C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : I. Ổn định tổ chức : (1’) II. Kiểm tra bài cũ : (1’) - Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs. III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : (1’) 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu câu hỏi sgk . A. Lý thuyết: I. Phân biệt văn miêu tả và văn biểu cảm . - Gv cho hs tự đọc lại các bài văn . F Em hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào ? - Văn bản thường sử dụng các biện pháp tu từ, ẩn dụ, nhân hoá . - Hs đọc các nội dung gv yêu cầu . + Văn miêu tả : Tái hiện lại đối tượng cho người ta cảm nhận được nó. + Văn biểu cảm : Mượn đối tượng để nói lên suy nghĩ , cảm xúc của mình . - Văn miêu tả : Tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh vật) cho người ta cảm nhận được nó. - Văn biểu cảm : Mượn đối tượng để nói lên suy nghĩ , cảm xúc của mình . Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs phân biệt sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn tự sự . II. Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự . - Gọi hs đọc lại văn bản kẹo mầm (bài 11) F Em hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào ? - Gv nhấn mạnh : Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường là nhớ lại sự viểctong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm chứ không đi sâu vào nguyên nhân kết quả . - Hs đọc . + Tự sự : Kể có đầu, có đuôi. + Biểu cảm : Yếu tố tự sự làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc . - Tự sự : Kể có đầu, có đuôi. - Biểu cảm : Yếu tố tự sự làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc . Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. III. Vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm . F Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ? F Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? - Gv phân tích cụ thể trong văn bản kẹo mầm cho hs hiểu rõ hơn . - Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. - Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không thể hiện cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể. - Tự sự và miêu tả thường không thể thiếu trong văn biểu cảm, nó là cái cớ, là giá đỡ cho tác giả bộc lộ cảm xúc, tình cảm. - Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không thể hiện cụ thể Hoạt động 4: Hướng dẫn cho hs tìm ý cho đề văn cụ thể IV. Các bước của bài văn biểu cảm . F Em hãy nhắc lại các bước để thực hiện một bài văn biểu cảm ? F Em hãy tìm ý cho một đề văn sau : Cảm nghĩ mùa xuân ? - Gv : Đối với đề văn trên ta thấy cảm nghĩ mùa xuân phải bắt đầu từ ý nghĩa của mùa xuân đối với con người . F Vậy có thể tìm được những ý nghĩa gì ? - Gv kết luận . +Tìm hiểu đề và tìm ý . + Lập dàn ý + Viết bài . + Đọc và sửa chữa - Hs thảo luận và trả lời. Các nhóm khác nhận xét 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn bài . 3. Viết bài . 4. Đọc lại và sửa chữa . VD: Tìm ý cho đề văn “Cảm nghĩ mùa xuân” - Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời. - Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành . - Mùa xuân là mùa đâm chồi, nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài . - Mùa xuân là mùa mở đầu cho 1năm, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định . à Suy nghĩ về mình và về mọi người xung quanh . Hoạt động 5 : Tìm hiểu các biện pháp tư từ thường sử dụng trong văn biểu cảm : V. Các biện pháp tư từ thường sử dụng trong văn biểu cảm : F Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ gì ? F Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao ? GV hướng dẫn HS phát biểu cảm nghĩ về một số tác phẩm văn học GV phân nhóm cho HS thảo luận và phát biểu trong nhóm theo đề. GV nhận xét chung và lưu ý HS cách diễn đạt và tư thế trình bày trước lớp, chú ý từ, câu, ngữ pháp, + So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ + Ngôn ngữ biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ, Vì nó có mục đích biểu cảm như thơ . + Trong cách biểu cảm trực tiếp, người viết sử dụng ngôi thứ nhất (tôi, em, chúng em ) trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình trong lời than, lời nhắn, lời hô + Trong cách biểu cảm gián tiếp tình cảm ẩn dụ trong các hình ảnh . HS phát biểu cảm nghĩ về một số tác phẩm văn học HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV Đại diện nhóm trình bày trước lớp, HS trong lớp nhận xét, bổ sung HS lưu ý sửa chữa. - So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ - Ngôn ngữ biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ, Vì nó có mục đích biểu cảm như thơ . B. Luyện tập: 1. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. 2. Phát biểu cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. 3. Phát biểu cảm nghĩ về bài thoe Cảnh khuya và rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. 4.Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch. 3) Củng cố- dặn dò : (2’) - Nhấn mạnh lại các nội dung của bài và hd HS về nhà tiếp tục thực hiện. 4) Đánh giá tiết học : (1’ Tuần 14. Ngày soạn : / / 200 Tiết: 27,28 Ngày dạy : / / 200 ÔN TẬP VỀ ĐIỆP NGỮ A. Mục tiêu yêu cầu : Giúp hs củng cố và nắm vững kiến thức về điệp ngữ. Giáo dục ý thức học tập của hs . B. Chuẩn bị : - Gv : Giáo án , Sgk - Hs : Xem kĩ trước bài ở nhà C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : I. Ổn định tổ chức : 1’ II. Kiểm tra bài cũ : Lồng ghép vào phần bài học III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài :1’ 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 35’ Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs ôn tập phần lí thuyết đã học: F Nhắc lại khái niệm điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ? F Lấy ví dụ về phép điệp ngữ đã học và nêu rõ tác dụng của điệp ngữ trong ví dụ vừa tìm được? F nêu tác dụng của điệp ngữ? ( Điệp ngữ có thể được sử dụng rộng rãi trong thơ, văn xuôi. Nhưng mang một giá trị ý nghĩa chân chính chứ không phải là một cách lặp từ rờm rà và tối ý .) - Gv lấy vd ở phần bài tập minh hoạ cho hs . FCó mấy dạng điệp ngữ? Lấy ví dụ ở mỗi loại? - HS nhớ lại và trả lời câu hỏi theo yêu cầu. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lấy ví dụ, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu tác dụng của điệp ngữ. HS khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời và HS khác nhận xét, bổ sung. I. Ôn tập lí thuyết: 1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ : 2. Các dạng điệp ngữ : 1. Điệp ngữ cách quãng : 2. Điệp ngữ nối tiếp : 3. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) 49’ Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs làm bài tập : Bài tập 1 : Tìm điệp ngữ và cho biết kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau? - Gv hướng dẫn hs làm bài. Bài tập 2: Gạch chân điệp ngữ trong câu văn sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì? - Gv hướng dẫn hs làm bài. Bài tập 3: Cách dùng điệp ngữ trong câu thơ sau có ý nghĩa gì? - Gv hướng dẫn hs làm bài. Bài tập 4 : Yêu cầu hs viết văn có sử dụng điệp ngữ và nhận xét lẫn nhau . - Gv theo dõi nhận xét chung . - Hs làm theo hướng dẫn của gv và sgk . - Hs làm theo hướng dẫn của gv và sgk . - Hs làm theo hướng dẫn của gv và sgk . - Hs làm theo hướng dẫn của gv và sgk . - Hs tiến hành viết . -Các hs nhận xét lẫn nhau - Hs lắng nghe và rút kinh nghiệm . - về nhà viết lại . II. Luyện tập : Bài tập 1 : Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyêt trong lòng xiết đau. (ĐN nối tiếp) Bài tập 2 : Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi. Bài tập 3 : Một đèomột đèolại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. (Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau) Bài tập 4 : Đoạn văn hs viết có sử dụng điệp ngữ . 3) Củng cố :2’ Gv nhấn mạnh lại các nội dung ; + Điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ . + Các dạng điệp ngữ . 4) Đánh giá tiết học :1’ 5) Dặn dò :1’ Về nhà ôn tập kĩ phân bài đã học. IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung : Tuần: 15 Ngày soạn : / / 200 Tiết: 29,30 Ngày dạy : / / 200 PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A. Mục tiêu yêu cầu : Giúp hs : - Củng cố về cách làm bài văn PBCN về tác phẩm văn học . - Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học . - Giáo dục ý thức học tập cho hs . B. Chuẩn bị : - Gv : Giáo án , Sgk - Hs : Bài cũ + Bài mới C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : I. Ổn định tổ chức : (1’) II. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra . III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : (1’) 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 35’ Hoạt động 1 : Gv HD HS lập dàn ý cho bài phát biểu : GV chia nhóm cho HS thảo luận thực hiện theo nhóm. Mỗi nhóm lập dàn ý cho một đề. GV theo dõi và hướng dẫn Hs thực hiện. - Hs lập dàn ý cho bài phát biểu trong vở hoặc giấy nháp theo nhóm. I. Lập dàn ý cho bài phát biểu: - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: Sông núi nước Nam - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: Bánh trôi nước - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: Qua đèo Ngang - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: Bạn đến chơi nhà 20’ Hoạt động 2 : Gv chia tổ hs , theo dõi hs tập phát biểu : - Gv lưu ý hs : Cần có nghi thức thưa gởi , Có thể sử dụng hình thức nói có lợi thế (câu ngắn, nhắc lại chủ ngữ , dùng “nó” để thay thế ) - Tự hỏi, tự trả lời - Cử chỉ, điệu bộ - Cảm xúc phát biểu rõ ràng mạch lạc, giọng nói cảm xúc, tự nhiên. - Chia nhóm tập phát biểu II. Thực hành trên lớp : 1) Luyện nói trong nhóm. 27’ Hoạt động 3 : Gv cho một vài hs ở mỗi nhóm luyện nói trước lớp. Gv nhận xét, tổng kết . - Hs luyện nói . - Hs khác nhận xét, bổ sung . 2) Luyện nói trước lớp 3) Củng cố :(4’) Nhận xét chung về tiết luyện nói : - Luyện nói theo nhóm. - Luyện nói trước lớp. - Gv có thể ghi nhận những hs có biểu hiện tích cực, bài nói tốt, ghi điểm . 4) Đánh giá tiết học: (1’) 5) Dặn dò : (1’) Về nhà tập phát biểu về những tác phẩm văn học mà em yêu thích. IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung : Tuần: 17 Ngày soạn : / / 200 Tiết : 33,34 Ngày dạy : / / 200 LUYỆN TẬP SỬ D ... các hoạt động dạy - học : Hoạt động 1 : Gv phát bài văn số 3 cho hs và yêu cầu hs thực hiện theo yêu cầu :kẻ bảng, ghi lại những từ đã dùng sai và nêu cách sửa trong các bài làm văn của mình. Mẫu Từ dùng sai Cách sửa - Gv hướng dẫn : Em tự lấy bút bi đỏ hoặc bút dù gạch chân dưới những lỗi sai, liệt kê những lỗi sai vào trong vở và nêu cách sửa . Hoạt động 2 : Gv cho hs đọc bài chéo với nhau giữa các bạn cùng bàn, nhận xét các trường hợp dùng không đúng nghĩa, không đúng tính chất ngữ pháp, không đúng sắc thái biểu cảm và không hợp với tình huống giao tiếp . * Những trường hợp khó hs có thể hỏi GV . Hoạt động 3 : GV yêu cầu HS làm bài tập 3: Mẩu chuyện sau có 15 từ viết sai chính tả. Em hãy gạch chân các từ đó và nêu cách sửa. CÂY THÔNG NON Một cây thông con sinh sắn mọc giữa rừng. Nó thấy các cây to quanh nó được tiều phu đốn mang đi nhưng nó còn nhỏ không ai buồn ngó ngàng tới. Rất xốt ruột, nó luôn lẩm bẩm: - Mong sao họ đốn mình để mình biết họ dùng thông làm gì. Chị Cò biết nhiều điều bảo cây thông non: - Có thể để đóng tàu. - Thế thì tuyệt! Được ngao du trên biển, được xem các xứ xở xa lạ Nhưng một hôm, cây thông con thấy các bác tiều phu trặt đến những cây thông bé như mình. Nó hỏi chị Cò: - Thế họ cũng đóng tàu bằng những cây thông kích thước nhỏ ư? - Không, những cây thông nhỏ họ dùng làm cây thông Nô-en. Nô-en là ngày hội lớn nhất trong năm. Người ta trặt những cây thông để chang chí nhà. Họ sẽ cheo lên cây các dây hoa, quả cầu đủ màu sắc, cả những ngọn nến nữa. Thông non mơ thấy nó cũng được chọn cho tết Nô-en. Năm sau nó vui mừng chông thấy đám tiều phu tiến về phía nó. Họ chặt và đem nó ra tỉnh. Thông non thấy mình đứng giữa một phòng khách đẹp đẽ, sáng chưng, trang hoàng rực rỡ. Đây là cây No-en đẹp nhất gia đình chưa từng có. Cây thông non là chung tâm của ngày hội. Tất cả mọi người ngắm nhìn, xờ tay và ngồi dưới gốc của nó. Nhưng đến giờ nhận quà Giáng xinh, bọn trẻ quên ngay cây thông non. Nó cũng chẳng tiếc gì vì nó đã được hưởng đêm hội vui vẻ. Khi lễ Nô-en đã qua, cây thông non dũng cảm dực cháy trong bếp lò, xưởi ấm cho mọi người trong những buổi tối mùa đông lạnh giá. (Theo Truyện cổ An-đéc-xen) 3) Củng cố : - Gv nhận xét chung về cách sử dụng từ của hs qua bài kiểm tra . 4) Đánh giá tiết học : Gv nhận xét, tiết học . 5) Dặn dò : - Tự sửa chữa, uốn nắn những lỗi chính tả thường mắc phải, tạo thói quen viết đúng chính tả, dùng từ đúng nghĩa, đúng sắc thái biểu cảm - Thường xuyên bồi dưỡng vốn từ vựng TV bằng cách tham khảo từ điển TV, đọc nhiều sách báo . - Soạn bài ôn tập tác phẩm trữ tình . IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung : Tuần: 18 Ngày soạn : / / 2008 Tiết : 35,36 Ngày dạy : / / 2008 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH A. Mục tiêu yêu cầu : Giúp học sinh : Củng cố những kỹ năng cơ bản phân tích và cảm thụ tác phẩm trữ tình . B. Chuẩn bị : - Gv : Giáo án , Sgk, tài liệu tham khảo - Hs : chuẩn bị trước bài ôn tập ở nhà . C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức : (1’) II. Kiểm tra bài cũ : (2’) F Kiểm tra sự chuẩn bị của hs . III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : (1’) 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : t/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ Hoạt động 1: Hướng dẫn hs ôn tập lại tên tác phẩm, tác giả đã học về tác phẩm trữ tình . I. Những tác phẩm trữ tình đã học : - Gv treo bảng phụ 01 lên bảng, yêu cầu hs thảo luận điền cột tác giả ứng với tác phẩm. - Hs nhớ lại và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Như bảng kiến thức 01 sau . TT Tên tác phẩm Tên tác giả 1 Sông núi nước Nam Lý Thường Kiệt 2 Phò giá về kinh Trần Quang Khải 3 Buổi chiều đứng ở phủ TT trông ra Trần Nhân Tông 4 Bài ca côn sơn Nguyễn Trãi 5 Sau phút chia ly Đoàn Thị Điểm 6 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương 7 Qua đèo ngang Bà Huỵên Thanh Quan 8 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến 9 Xa ngắm thác núi lư Lí Bạch 10 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch 11 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ 12 Cảnh khuya Hồ Chí Minh 13 Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh 14 Tiếng Gà trưa Xuân Quỳnh 7’ Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs ôn tập lại những nội dung tư tưởng, tình cảm được thể hiện trong một số tác phẩm đã học : II. Nội dung tư tưởng, tình cảm được thể hiện qua một số tác phẩm đã học : - Gv cho hs kẻ bảng , yêu cầu hs sắp xếp lại tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được thể hiện theo bảng sgk tr180 . - Hs lên điền - Gv chốt lại đáp án chuẩn . - Hs kẻ bảng, thảo luận sắp xếp lại . - Đại diện hs sắp xếp, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức . Kết quả như bảng sau 02 . Bảng kiến thức 02 : TT Tác phẩm Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện 1 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả 2 Qua Đèo Ngang Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ . 3 Ngẫu nhiên .mới về quê (Hồi hương, ngẫu thư) Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới về quê . 4 Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà ) Ý thức độc lập tự chủ, quyết tâm tiêu diệt địch . 5 Tiếng Gà trưa Tình cảm gia đình quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ . 6 Bài ca côn sơn (Trích Côn Sơn Ca) Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên 7 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ ) Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng . 8 Cảnh khuya Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan . 8’ Hoạt động 3: Hướng dẫn hs sắp xếp tên tác phẩm khớp với thể thơ III. Sắp xếp tác phẩm khớp với thể thơ . - Gv cho hs kẻ bảng, yêu cầu hs sắp xếp tác phẩm khớp với thể thơ - Yêu cầu hs lên bảng sắp xếp . - Gv chốt lại (Bảng kiến thức 03) - Hs tìm hiểu thông tin, , thảo luận, thống nhất ý kiến . - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức . Bảng thức chuẩn 03 sau : TT Tác phẩm Thể thơ 1 Sau phút chia ly Song thất lục bát 2 Qua đèo ngang Bát cú đường luật 3 Bài ca côn sơn Lục bát 4 Tiếng gà trưa Các thể thơ khác 5 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Các thể thơ khác 6 Sông núi nước Nam Tuyệt cú đường luật 7’ Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs tìm hiểu câu hỏi 4 IV. Trắc nghiệm - Gv yêu cầu hs đọc câu hỏi 4, thảo luận trả lời - Gv chốt lại - Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức . Nội dung bài tập 4 sgk tr181 - Sai (a,e,I,k,) - Đúng (b,c,d,g,h) 5’ Hoạt động 5: Hướng dẫn hs tìm hiểu câu hỏi 5 sgk V. Điền vào chỗ trống - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận điền vào chỗ trống trong bài tập 5 tr182 - Gv chốt lại - Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức a) Tập thể và truyền miệng b) Lục bát c) So sánh, ẩn dụ, nhân hóa 48’ Hoạt động 6 : Hướng dẫn hs luyện tập VI. Luyện tập - Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập theo yêu cầu của bài tập . - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . 10’ Bài tập 1 : Hãy điền đúng tên tác phẩm vào chỗ trống trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau: Tình cảm nhân đạo của thơ trữ tình trung đại Việt Nam thể hiện ở tiếng nói phê phán chiến tranh phi nghĩa đã tạo nên các cuộc chia li đầy sầu hận(.); ở tiếng lòng xót xa cho thân phận long đong chìm nổi mà vẫn trong trắng, sắt son của người phụ nữ(.); ở tâm trạng ngậm ngùi, da diết nhớ về một thuở vàng son đã mất(..) 10’ Bài tập 2 : Tìm trong các bài thơ đã học những bài viết theo thể thơ Đường luật? 10’ Bài tập 3 : So sánh 2 bài thơ Phong kiều dạ bạc và nguyên tiêu * Giống nhau : Cảnh vật có những yếu tố giống nhau : Đêm trăng, dòng sông, con thuyền . * Khác nhau : Phong kiều dạ bạc - Có tiếng quạ kêu, tiếng chuông vọng trong đêm, có ánh lửa chai lấp ló, sương đầy trời, mặt trăng chìm khuất . - Cảnh vật có vẻ nhạt nhòa, mờ mịt, con thuyền neo ở một chỗ . - Tâm trạng của lữ khách thao thức, không ngủ vì nỗi buồn xa xứ . Nguyên tiêu - Trăng vừa tròn vừa sáng lồng lộng, không khí mùa xuân tràn ngập mặt nước, dòng sông, bầu trời . - Cảnh có nét huyền ảo nhưng trong sáng , con thuyền đi trên sông xuân đầy trăng . - Người chiến sỉ vừa hoàn thành một công việc trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng . à Dù tình cảm, cảnh vật được thể hiện trong hai bài thơ có nhiều điểm khác nhau song ở cả 2 bài mối quan hệ giữa cảnh và tình đều rất hòa quyện . 3) Dặn dò : (1’) Về nhà ôn tập kĩ phần tác phẩm trữ tình đã học. IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung : Tuần: 19 Ngày soạn : / /200 Tiết: 37,38 Ngày dạy : / /200 SỬA CÁC LỖI MẮC PHẢI KHI LÀM BÀI KIỂM TRA A. Mục tiêu yêu cầu : - Giúp hs : Sửa chữa một số lỗi : Trình bày. diễn đạt, chính tả mà hs mắc phải trong khi làm bài kiểm tra. - Giáo dục ý thức học tập . B. Chuẩn bị : - Gv : Giáo án ,các lỗi hs mắc phải trong khi làm bài kiểm tra - Hs : đem theo tất cả các bài đã kiểm tra . C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : I. Ổn định tổ chức : (1’) II. Kiểm tra bài cũ : ( 2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của hs . III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : (1’) 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện sửa các lỗi mắc phải khi làm bài kiểm tra trắc nghiệm. GV gọi HS đọc câu hỏi và các đáp án trả lời ở các tiết kiểm tra phần trắc nghiệm. HS trong lớp chọn câu trả lời đúng nhất, cả lớp cùng nhận xét. GV kết luận câu trả lời đúng và đồng thời hướng dẫn hs thực hiện chính xác phần trắc nghiệm khi làm bài kiểm tra. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách thức làm bài cho phần tự luận. GV gọi HS đọc câu hỏi tự luận ở những bài viết đã kiểm tra. GV hướng dẫn HS lập dàn bài cho đề trên.( ở tiết viết bàiầm hs đã thực hiện) và hướng dẫn hs cách thức làm một bài làm văn: Phải đọc kĩ đề, tìm ý, lập dàn bài và dựa vào dàn bài để viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên cần phải đọc lại bài viết để phát hiện và sửa các lỗi sai xót trong quá trình làm bài. HS nghe và rút kinh nghiệm trong những tiết kiểm tra tiếp theo. * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS sữa các lỗi mắc phải khi làm bài kiểm tra. GV chỉ ra các lỗi HS mắc phải khi làm bài kiểm tra. HS sữa các lỗi mà mình đã mắc phải về: chính tả, diễn đạt, 3) Củng cố-đặn dò : (4’) - Gv nhận xét chung . - Lưu ý sửa những lỗi mắc phải khi làm bài kiểm tra. IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Tài liệu đính kèm: