Giáo án tuần 6 năm học 2010 - 2011

Giáo án tuần 6 năm học 2010 - 2011

I.Mục tiêu:

- HS đọc được : p, ph, nh, phố xá, nhà lá, từ và câu ứng dụng.

- HS viết được : p, ph, nh, phố xá, nhà lá .

- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: chợ, phố xá, thị xã.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV:Tranh minh hoạ. Bộ đồ dùng TVBD (Hoạt động 3)

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.( Hoạt động 3)

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 24 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 6 năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai 4 ngày tháng 10 năm 2010
Lớp 1B. Buổi sáng
Tiết 1 Chào cờ
Phổ biến công tác tuần 6
Tiết 2+3 Học vần
Bài 22:p - ph, nh 
I.Mục tiêu: 
- HS đọc được : p, ph, nh, phố xá, nhà lá, từ và câu ứng dụng.
- HS viết được : p, ph, nh, phố xá, nhà lá .
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: chợ, phố xá, thị xã.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:Tranh minh hoạ. Bộ đồ dùng TVBD (Hoạt động 3)
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.( Hoạt động 3)
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS đọc bảng con, bài: Ôn tập.
- HS đọc bảng con, đọc SGK.
- Viết: xe chỉ, củ sả.
GV nhận xét.
- viết bảng con.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- HS nắm yêu cầu của bài.
Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 18’)
- Ghi âm: “ p, ph” và nêu tên âm.
- Âm “p” ít xuất hiện trong các tiếng.
- HS theo dõi.
- Nhận diện âm mới học, Âm p được viết bởi chữ nào? Được ghép bởi nét nào?.
- HSKG nêu.
- HS cài bảng cài.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “phố” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “phố” trong bảng cài.
-HSKnêu: thêm âm ô đằng sau, thanh sắc trên đầu âm ô.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
-HSK: phố xá.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- HSTB đánh vần rồi đọc trơn.
- HSKG đọc trơn rồi đọc nhanh.
- Âm “nh”dạy tương tự.
* Nghỉ 5’
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (5’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: phá cỗ.
Hoạt động 5: Viết bảng (5’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Hoạt động 6. Củng cố ( 3’)
GV nêu yêu cầu.
GV nhận xét.
- HS tập viết bảng.
HS đọc bài.
Tiết 2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- âm “p, ph, nh”, tiếng, từ “phố, nhà”.
Hoạt động 2: Đọc bảng (5’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
Hoạt động 3: Đọc câu (5’)
- Treo tranh, tranh vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- HSKG: cô gái tưới hoa bên hành lang.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.
- HSKG.
- HS luyện đọc các từ:
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
-HSKG đọc mẫu,HS đọc cá nhân, tập thể.
Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- cảnh chợ, phố, thị xã.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- chợ, phố, thị xã.
- Tranh vẽ cảnh gì?
-Nhà em có gần chợ không?
-Nhà em ai đi chợ?
-Chợ dùng để làm gì?.
Nghỉ 5’
- cảnh chợ, cảnh xe ở phố...
- mua bán đồ..
- HSTB nói 2- 3 câu.
HSKG nói 1 đoạn.
Hoạt động 6: Viết vở (10’)
- Hướng dẫn HS viết vở.
Chú ý cách cầm bút, tư thế ngồi
- HS tập viết vở.
- HSKG viết đẹp viết nhanh.
Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có âm mới học.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 4 Toán
Số 10
I. Mục tiêu:
- Biết 9 thêm 1 được 10, viết được số 10.
- Đọc, đếm được từ 0 đến 10; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
- Hăng say học tập môn toán.
- HSKT: Biết làm bài 1, 4.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Các nhóm đồ vật có số lượng bằng 10.
- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’)
- Đọc và viết số 9.
- Nêu số liền trước, liền sau của số 8?
GV nhận xét.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- HS nắm yêu cầu của bài.
Hoạt động 3: Lập số 10 (10’).
- HS hoạt động cá nhân.
- Treo tranh yêu cầu HS đếm có mấy bạn đang chơi? Mấy bạn đến thêm ? Tất cả là mấy bạn?
- Yêu cầu HS lấy 9 con bướm, thêm 1 con bướm, có tất cả mấy con bướm?Lấy9 hình tròn, thêm 1 hình tròn, tất cả là mấy hình tròn?
- Tiến hành tương tự với 10 que tính, 10 chấm tròn.
- 9 bạn đang chơi, 1 bạn đến thêm, tất cả là 10 bạn.
- Có10 con bướm
- tự lấy các nhóm có 9 đồ vật, thêm 1 đồ vật.
Chốt: Gọi HS nhắc lại.
- 10 bạn, 10 hình vuông,10 con bướm, 10 chấm tròn
Hoạt động 4: Giới thiệu chữ số 10 (5’).
- Số mười được biểu diễn bằng chữ số 1 đứng trước và chữ số 0 đứng sau.
- Giới thiệu chữ số 10 in và viết, cho HS đọc số 10.
- HS theo dõi và đọc số 10.
HS viết bảng con.
Hoạt động 5: Nhận biết thứ tự của số 10 trong dãy số 0;1;2;3;4;5;6;7; 8; 9;10. (5’)
- Cho HS đếm từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Số 10 là số liền sau của số nào?
- HSTB: đếm xuôi và ngược.
- số 9.( HSK)
Hoạt động 6: Thực hành (15’).
Bài 1: củng cố cách viết số.
-HS tự nêu yêu cầu của bài viết số 10.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- HS làm bài.
Bài 4: Củng cố thứ tự của dãy số.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS phát hiện dãy số tăng hay giảm?
- từ đó HS điền số cho thích hợp.
- Yêu cầu HS làm vào SGK, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- HS làm bài.HS đổi SGK kiểm tra, báo cáo.
- Gọi HS chữa bài.
- HS theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài 5: Củng cố cách so sánh dãy số.
- Các số 4; 2; 7 em khoanh số mấy ? vì sao?
- HSKG: số 7 vì số 7 lớn nhất.
- GV chấm bài, nhận xét.
- HS làm vở và chữa bài.
Bài 2: Củng cố cách đếm và viết số.
- HSKG
- Yêu cầu HS tự đếm số nấm và điền số.
- HS làm SGK và nêu kết quả.
- Chốt bài đúng.
- HS theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài 3: Củng cố cấu tạo của số 10.
HSKG
- HS làm bài.
-HS theo dõi, nhận xét bài bạn.
Hoạt động 7 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đếm đồ vật có số lượng bằng 10.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.
Thứ ba ngày5 tháng10 năm 2010
Lớp 2B Buổi sáng
Tiết 1 Kể chuyện
Mẩu giấy vụn
I - Mục đích- Yêu cầu:
- HS nắm được nội dung, biết dùng lời của mình kể lại nội dung câu chuyện.
- HS kể lại được nội dung từng đoạn và toàn bộ câu chuyện "Mẩu giấy vụn"giọng kể tự nhiên.
2- Dựng lai câu chuyện theo vai, thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể theo từng vai.
3-Hiểu nội dung giáo dục thông qua câu chuyện.
II - Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ như SGK
III - Hoạt động dạy và học.
A- Kiểm tra bài cũ:2phút
B- Bài mới:30phút
1- Giới thiệu bài: 1phút
2- Hướng dẫn kể chuyện;29phút
- Bài có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
- GV tổ chức cho hs kể theo tranh.
- GV gợi ý cho hs tập kể chuyện theo nội từng tranh.
-Tổ chức cho hs kể cả nội dung câu chuyện.
- Gv nghe nhận xét
- GV hướng dẫn hs kể chuyện theo vai.
- Bài có mấy nhân vật?
- Hướng dẫn hs tập kể lần 1.
- GV theo dõi nhận xét.
3- Củng cố dặn dò:2phút
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích kể lại chuyện cho người thân nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện "Chiếc bút mực"
- Hs nêu các đoạn, nội dung chính của từng đoạn.
- Mỗi hs kể 1 tranh.
- Học sinh quan sát tranh kể theo nội dung tranh.
- HS giỏi kể cả nội dung câu chuyện. - HS kể theo nhóm trước lớp.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- HS nêu các nhân vật
- HS theo vai.
- thi kể theo vai, nhóm khác nhận xét và bình chọn nhóm kể hay. 
Tiết 2 Toán
47 + 5
I - Mục tiêu:
1- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 47 + 5(cộng qua 10 có nhớ sang hàng chục)
2- Củng cố giải bài toán” Nhiều hơn”. Làm quen với loại toán trắc nghiệ
3- Hứng thú tự tin thực hành toán.
- HSKT tính cộng trong phạm vi 10.
II - Đồ dùng dạy học:
Que tính, bảng gài.
III - Hoạt động dạy và học
A- Kiểm tra bài cũ: 2phút
:Tính nhẩm:
 7 + 4 + 5 7 + 8 + 2 7 + 6 + 4
B- Bài mới:30phút.
1 Giới thiệu bài: 1phút
2 Nội dung: 29phút
 Hoạt động1(12phút)- Giới thiệu phép cộng 47 + 5
- GV nêu bài toán dẫn ra phép cộng: 47 + 5
- GV yêu cầu hs thao tác bằng que tính tìm kết quả 47 + 5=?
- GV nhận xét chốt nội dung.
- GV thao tác lại cho hs làm trên đồ dùng.
 GV hướng dẫn cho hs đặt tính, tính 47 + 5 theo cột hàng dọc. 
- Gọi h/s nêu cách đặt tính 
- Hướng dẫn đặt tính và tính như SGK
3- Thực hành:17phút
Bài tập 1: Yêu cầu nêu rõ cách đặt tính.
- Nhận xét 
Bài tập 3: GV vẽ sơ đồ trên bảng.
- H/dẫn phân tích bài toán.
-H/s K,G nhìn vào tóm tắt đặt đề toán
- GV thu vở chấm, nhận xét.
Bài 2:Cho h/s làm miệng 
Bài tập 4 GV vẽ hình lên bảng, hướng dẫn cho hs làm bài 
4- Củng cố dặn dò:2phút
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính, cách tính.
- 1 HS đọc thuộc lòng công thức 7 cộng một số.
- 1 HS tính nhẩm.
- HS lắng nghe và phân tích đề.
- HS tự đặt tính và tính kết quả
-Kiểm tra bằng que tính.
 - HSKG nêu
 47 - 7 cộng 5 bằng 12, viết 2, 
+ nhớ 1
 5 - 4 thêm 1 là 5, viết 5.
 52	
- HS nhắc lại cách đặt tính, cách cộng.
- HS tự đặt tính và kết quả vào bảng con.
- H/s làm miệng nêu kết quả.
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS làm vào vở. 
 Bài giải
Đoạn thẳng AB dài là:
 17 + 8 = 25 (cm)
 Đáp số: 25 cm
- HSKT làm 3+2=	1+2=
 1+3= 1+4=
- HS làm miệng.
- HS quan sát đếm hình
- Có 9 hình chữ nhật.
Tiết 3 Thể dục
Giáo viên chuyên soạn và dạy
Tiết 4 Chính tả( Tập chép)
Mẩu giấy vụn
I - Mục đích- Yêu cầu:
1- Chép lại đúng một đoạn trích của truyện Mẩu giấy vụn.Bài viết sai không quá 5 lỗi.
2- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ai / ay; s / x; thanh hỏi, thanh ngã.
3- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 HSKT viết chữ a, ă, â, o, ô.
II - Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết đoạn cần chép 
III - Hoạt động dạy và học:
A- KTBC(5p)
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài(1-2p) 
2- Hướng dẫn tập chép:(20p)
* GV treo bảng phụ- đọc đoạn chép.
- Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy?
- Tìm thêm những dấu câu khác trong bài chính tả?
-G/v cho h/s viết một số từ khó: Mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác,cười rộ lên.
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm chữa bài.
3- Hướng dẫn làm bài tập:(10- 12p)
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ai hay ay.
* Gv chốt (mái nhà, máy cày, thính tai, giơ tay, chải tóc, nước chảy)
Bài tập 3\a: GV nêu yêu cầu.
* GV chốt (xa xôi, sà xuống, phố xá, đường sá )
4- Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS viết bảng con: long lanh, chen chúc, non nước.
- 2 HS đọc lại.
- 2 dấu phẩy.
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu chấm than.
- HS viết bảng tiếng dễ viết sai.
- HS chép bài vào vở.
- HSKT viết chữ cái: a,ă, â, o.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm, ở dưới làm bài .
- Chữa bài
- Hs làm bài
- HS nhận xét chữa bài
Buổi chiều
Tiết 1 Tiếng việt (t)
Luyện viết bài: Ngôi trường mới
I - Mục đích- Yêu cầu:
- HS nghe-viết chính xác, trình bày đúng đoạn đầu của bài "Ngôi trường mới" từ "Trường mới xây .... mùa thu". Bài viết sai không quá 5 lỗi.
- Viết đúng các tiếng có âm vần dễ l ... tờ giấy hình chữ nhật
Tranh quy trình
III. Hoạt động dạy và học
KTBC(3p)
 Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của hs
Dạy bài mới (30p )
1, Giới thiệu bài ( 1- 2p)
2, GV hướng dẫn HS qsát, nhận xét (5-7p)
- Cái ví có mấy ngăn?
3, GV hướng dẫn mẫu (12-15p)
GV treo tranh quy trình hướng dẫn gấp
- Bước 1: Lấy đường dấu giữa
- Bước 2: Gấp 2 mép ví
- Bước 3: Gấp ví
* GV hướng dẫn từng bước chậm để hs quan sát
* Thưc hành (12- 15p)
Gv tổ chức cho HS thực hành trên giấy nháp.
C, Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu hs nhắc lại các bước gấp cái ví?
- GV nhận xét tiết học
- Hs quan sát
- Có 2 ngăn, được gấp từ hcn
HS quan sát, lắng nghe
HS thực hiện trên giấy nháp
- HS nhắc lại
Tiết 3 Tự nhiên và xã hội
Chăm sóc và bảo vệ răng
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết :
-Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ , đẹp .
-Chăm sóc răng đúng cách .
-Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày .
II. Đồ dùng :
-Các tranh trong bài được phóng to .
-Bàn chải và kem đánh răng. Mô hình răng, muối ăn .một vòng tròn nhỏ bằng tre.
III Các hoạt động dạy và học 
A. Kiểm tra : 5p
 - Làm gì để bảo vệ da ?
 - Nêu thứ tự các việc cần làm khi tắm .
B . Bài mới :30p
1-Khởi động :3- Chơi trò chơi “Ai nhanh ai khéo”.
 Gv nêu cách chơi	 
 Kết thúc trò chơi GV nêu đội thắng , đội thua và cho HS 
 Giới thiệu bài .
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1 :(10p)- Làm việc theo cặp 
+Mục tiêu :Biết thế nào là răng khoẻ đẹp , thế nào là răng bị sún ,bị sâu hoặc răng thiếu vệ sinh .
+Cách tién hành Hai HS hướng vào nhau quan sát răng của nhau. Nhận xét răng của bạn như thế nào( trắng, đẹp hay bị sâu, bị sún) 
GV yêu cầu hs trình bày kết quả .
+KL:GV vừa nói vừa cho HS quan sát mô hình hàm răng sữa 6 tuổi bắt đầu thay răng sữa = răng vĩnh viễn
* Hoạt động 2 :(12p)- Làm việc với sgk .
+Mục tiêu :HS nhận ra những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng .
+Cách tiến hành : Cho HS quan sát hình 14, 15 trong SGK
 Chỉ và nói việc làm của mỗi bạn trong tranh. Việc nào đúng ? Việc nào sai? Tại sao?
- Tại sao các bạn lại bị sún răng, sâu răng?
- Nên	đánh răng, xúc miệng lúc nào là tốt nhất?
- Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt?
- Phải làm gì khi răng bị lung lay?
GV theo dõi hướng dẫn các em .Một số HS trình bày trước lớp 
KLC : GV nêu
2 HS / nhóm thảo luận
- Vài nhóm lên nêu
- HS hoạt động theo nhóm . - Tập đặt câu hỏi và tập trả lời theo tranh vẽ sgk
- HS trình bày trước lớp
- Nên đánh răng ngày 2lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- HS trả lời
3. Củng cố- Dặn dò :5p
 Nêu việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng 
 Thường xuyên đánh răng hàng ngày 
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2010
Lớp 1A Buổi sáng
Tiết 1+2 Học vần
Bài 25: ng, ngh
I. Mục tiêu:
- HS đọc được : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ .
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: bê, nghé, bé.
- Bồi dưỡng cho HS về tình cảm gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:Tranh minh hoạ. Bộ đồ dùng TVBD (Hoạt động 3)
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.( Hoạt động 3)
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bảng con, đọc bài : q, qu, gi ,chợ quê,cụ già,...
- HS đọc bảng, đọc SGK.
- Viết: q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
- HS viết bảng con.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- HS nắm yêu cầu của bài.
Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 20’)
- Ghi âm: ng và nêu tên âm.
- HS theo dõi.
- Nhận diện âm mới học.
- HS cài bảng cài.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc,Âm “ng”được viết bởi những chữ cái gì? Được ghép bởi nét nào?.
- HS trả lời câu hỏi
- cá nhân, tập thể phát âm.
- Muốn có tiếng “ngừ” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “ngừ” trong bảng cài.
- HSKG nêu: thêm âm ư đằng sau, thanh huyền trên đầu âm ư.
- HS ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- HSKG nêu: cá ngừ.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể đọc.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thể đọc.
- Âm “ngh”dạy tương tự.
- Tìm tiếng, từ có chứa âm ng, ngh?
HSTB nêu tiếng, HSKG nêu từ.
* Nghỉ 5’.
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (5’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.
- HSKG xác định. 
- HS đọc cá nhân, tập thể.
- HS đánh vần rồi đọc trơn.
- HSKG đọc trơn rồi đọc nhanh.
- Giải thích từ: ngã tư, nghệ sĩ.
Hoạt động 5: Viết bảng (5’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- HS quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
Hoạt động 6: Củng cố ( 3’)
Yêu cầu HS đọc bài.
GV nhận xét tiết học.
- HS tập viết bảng.
HS đọc.
Tiết 2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- âm “ng, ngh”, tiếng, từ “cá ngừ, củ nghệ”.
Hoạt động 2: Đọc bảng (5’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
Hoạt động 3: Đọc câu (5’)
- Treo tranh, tranh vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- HSK: chị chơi với bé.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.
- HS luyện đọc các từ:nghỉ, nga.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể đọc.
 Hoạt động 4: Đọc SGK(5’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- HSKG đọc mẫu.
- cá nhân, tập thể đọc.
Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, tranh vẽ gì?
- HS :bé đi chăn trâu.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- bê, nghé, bé.
- Bê con là con của con gì? có màu gì?
- Nghé là con của con gì? có màu gì?.
- Bê nghé thường ăn gì?
- HS: con của con bò, có màu vàng
- con của con trâu, có màu đen
- ăn cỏ
- HSTB nói 2 – 3 câu. HSKG nói 1 đoạn.
Hoạt động 6: Viết vở (10’)
- Hướng dẫn HS viết vở. 
Chú ý cách để vở
- HS tập viết vở.
- HSKG viết đúng viết đẹp.
Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Thi tìm tiếng có âm mới học.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3 Toán
 	 Luyện tập chung 
I. Mục tiêu:
- So sánh được các số trong phạm vi 10; cấu tạo của số 10. Sắp xếp được các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10.
- Hăng say học tập môn toán.
- HSKT: Làm bài 1, 2.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Bảng phụ vẽ hình bài 5.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Viết và đọc số 10.
- Đếm từ 0 đến 10 và ngược lại.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- HS nắm yêu cầu của bài.
Hoạt động 3: Luyện tập (30’).
Bài 1: Củng cố cách điền số
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu hs thi tiếp sức.
- thi theo nhóm.
- Gọi hs nhận xét bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài 2: Củng cố cách điền dấu.
HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- HS làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Chốt bài đúng
- HS theo dõi, nhận xét bài bạn.
- HS đọc bài 
Bài 3: Củng cố cách điền số.
 - HS tự nêu yêu cầu của bài, sau đó làm rồi chữa bài và đọc các số.
Bài 4: Củng cố thứ tự dãy số.
Phần a): GV cho HS viết các số từ bé đến lớn.
Phần b) Ngược lại phần a).
HS làm bài vào SGK.
- chọn số bé nhất điền trước.
- chọn số lớn nhất để điền hoặc dựa phần a) ghi ngược lại..
Bài 5: Dành cho HSKG.
- nắm yêu cầu của bài.
- Yêu cầu hs quan sát và nhận biết số hình tam giác.
- HS tự phát hiện .
- Gọi HS chữa bài.
- Chốt kết quả đúng.
- HS theo dõi, nhận xét bài bạn.
 Hoạt động 4 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Chơi xếp đúng thứ tự các số.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị kiểm tra
Tiết 4 Âm nhạc*
Đồng chí Dương dạy
Buổi chiều
Tiết 1 Tiếng việt*
Ôn tập về âm : x- ch
I. Mục tiêu:
-Củng cố cách đọc âm, “x- ch”.
- Củng cố kĩ năng đọc âm, từ có chứa âm “x- ch”.
- Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
- HSKT: biết đọc âm; viết chữ cái, chữ ghi âm.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Giới thiệu bài
2. Bài mới
Hoạt động 1. Luyện đọc (15’)
GV treo bảng phụ: x, ch, xe chỉ, chú chó, thợ xẻ, đi chợ, chả cá, xe ca, xe lu, chì đỏ, xa lạ.
Tìm tiếng, từ có âm x, ch?
Hoạt động 2. Luyện viết (10’
GV đọc âm và từ trên cho HS viết vở ô li.
GV theo dõi, chấm bài.
3. Củng cố – dặn dò ( 3’)
Đọc lại âm, từ trong vở. 
GV nhận xét tiết học.
HS đọc bài.
HSTB tìm tiếng.HSKG tìm từ.
HS viết vở.
HSKG đọc.
Tiết 2 Giáodục kĩ năng sống
Giáo dục ý thức giữ vệ sinh trường, lớp.
I. Mục tiêu
- Củng cố cách giữ gìn lớp học sạch đẹp.
- HS có kĩ năng thực hiện những việc giữ gìn lớp học sạch đẹp, sử dụng đồ dùng cho việc giữ gìn lớp học sạch đẹp.
- Có ý thức tự giác thực hiện giữ gìn lớp học sạch đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, đồ dùng vệ sinh lớp.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài 
- HS đọc đầu bài.
Hoạt động 2. Trả lời câu hỏi.(10’)
- Để giữ gìn lớp học sạch đẹp em cần làm gì? 
- Em cần tránh làm gì để lớp hoc được sạch đẹp? 
- Kể tên những dụng cụ cần thiết để giữ gìn lớp học sạch đẹp? 
Chốt: Chúng ta cần biết giữ gìn lớp học sạch sẽ bằng hành động cụ thể.
Hoạt động 3.Thực hành.(20’) 
- Cho các tổ lau chùi bàn ghế của tổ, kê lại bàn ghế cho ngay ngắn.
- Tuyên dương tổ làm tốt.
- Dọn vệ sinh ngăn bàn, dưới sàn lớp cho sạch giấy vụn.
- Xếp ngay ngắn ghế cuối lớp cho gọn.
- Nhận xét bạn trong tuần thực hiện tốt về sinh lớp, bạn nào còn vứt giấy, làm bẩn lớp học.
Hoạt động 4 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đua trang trí góc trưng bày của tổ.
GV nhận xét chung. 
- Em thường xuyên lau chùi bàn ghế, 
- Em không vứt giấy rác ra lớp,
- HS nêu chổi, xẻng hót, giẻ lau,
- HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện.
- HS nêu.
- HS làm việc theo tổ.
Tiết 3 Thủ công
Gấp cái ví ( Tiết 1)
Tây kỳ, ngày tháng 10 năm 2010 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tong hop tuan 6.doc