Giáo án Vật lý 9 - Tiết 49, 50

Giáo án Vật lý 9 - Tiết 49, 50

I - MỤC TIÊU

- Kiến thức: Nêu được ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo. Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kì; phân biệt được ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

- Kĩ năng: Dùng hai tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.

- Thái độ: Làm việc cẩn thận, chính xác.

 II - CHUẨN BỊ

Bảng phụ ghi bảng 1 (SGK-Trang 117).

Đối với mỗi nhóm học sinh

- 1 thấu kính phân kì f = 12cm.

- 1 giá quang học, 1 màn hứng ảnh.

- 1 cây nến cao khoảng 5cm, bật lửa.

 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tiết 49, 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49
Bài 45: ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
 (Ngày soạn: 03/03/2007; Ngày dạy: /03/2007)
I - Mục tiêu
- Kiến thức: Nêu được ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo. Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kì; phân biệt được ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
- Kĩ năng: Dùng hai tia sáng đặc biệt dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
- Thái độ: Làm việc cẩn thận, chính xác.
 II - Chuẩn bị
Bảng phụ ghi bảng 1 (SGK-Trang 117).
Đối với mỗi nhóm học sinh 
- 1 thấu kính phân kì f = 12cm.
- 1 giá quang học, 1 màn hứng ảnh.
- 1 cây nến cao khoảng 5cm, bật lửa. 
 III - các hoạt động dạy, học
 1. Tổ chức. 
9A:
9B:
 2. Kiểm tra 15’. 
Đề bài.
Câu 1. Trước một thấu kính hội tụ, ta đặt một vật AB sao cho AB nằm ngoài tiêu cự của thấu kính. Hãy cho biết tính chất ảnh tạo bởi thấu kính:
 A. Là ảnh thật, cùng chiều.
 C. Là ảnh ảo, ngược chiều.
 B. Là ảnh thật, ngược chiều.
 D. Là ảnh ảo, cùng chiều.
Câu 2. Quan sát các hình vẽ dưới đây và cho biết hình nào vẽ đúng.
 Hình 1
 Hình 2
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Cả A và B đều đúng.
 Hình 3
Câu 3. a, Nêu đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
 b, Dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ trong hình vẽ sau:
Đáp án - Biểu điểm.
Câu 1 (2 điểm): B.
Câu 2 (2 điểm): D.
Câu 3 (6 điểm): a, (3điểm): Trả lời dúng mỗi ý 1 điểm.
 b, (3 điểm); Vẽ đúng, đẹp .
 3. Bài mới.
- Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm như hình 45.1.
- HS trả lời câu câu C1, C2.
- HS trả lời câu C3.
- HS vận dụng kết quả trả lời câu C3 để trả lời câu C4.
? Vì sao A’B’ luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- HS thực hiện C5. 
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng vẽ ảnh trong một trường hợp.
? So sánh ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính hội tụ và phân kì.
I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
ảnh của một vật tạo bơit thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
II. Cách dựng ảnh.
Vật AB ^ , . 
Dựng B’ là ảnh của điểm B.
Hạ B’A’^A’B; là ảnh của AB
- Khi tịnh tiến AB luôn vuông góc với trục chính thì tại mọi vị trí, tia BI là không đổi, cho tia ló cũng không đổi. Do đó BO luôn cắt IK kéo dài tại B’ nằm trong đoạn FI. Chính vì vậy A’B’ luôn nămg trong khoảng tiêu cự.
III. Độ lớn của ảnh tạo bởi các thấu kính.
4. Củng cố - Vận dụng.
- HS thực hiện trả lời câu C6, C7, C8.
C6: Nhìn qua kính thấy ảnh nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì.
C7: h’ = 0,36cm; OA’ = 4,8cm.
- Học sinh tìm hiểu phần “Có thể em chưa biết”.
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung phần ghi nhớ.
- Làm các bài tập 44-45.1, 44-45.2, 44-45.3, 44-45.4, 44-45.5 (SBT).
- Đọc trước bài 46: tìm hiểu nội dung thực hành, chuẩn bị mẫu báo cáo và trả lời trước các câu hỏi để giờ sau thực hành và kiểm tra trực hành.
Tiết 50
Bài 46: Thực hành và kiểm tra thực hành 
đo tiêu cự của thấu kính hội tụ 
(Ngày soạn: 03/03/2007; Ngày dạy: /03/2007)
I - Mục tiêu
- Kiến thức : Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
- Kĩ năng : Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp trên.
- Thái độ : Tạo hứng thú học tập bộ môn ; rèn tính cẩn thận trong đo đạc thực hành.
 II - Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm học sinh 
- 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo (khoảng 15cm).
- 1 vật sáng phẳng có dạng hình chữ F. Sát vhữ đó có gắn một miếng kính mờ hoặc một tờ giấy bóng mờ. Vật được chiếu sáng bằng một ngọn đèn..
- 1 giá quang học + 1 màn hứng + 1 thước thẳng có chia độ đến mm.
- mẫu báo cáo thí nghiệm đã trả lời trước câu hỏi.
 III - các hoạt động dạy, học
 1. Tổ chức. 
9A:
9B:
 2. Kiểm tra. 
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo của học sinh và trả lời các câu hỏi trong báo cáo.
 3. Thực hành.
1. Nhận dụng cụ và tìm hiểu các dụng cụ.
2. Tiến hành thí nghiệm.
- Đo chiều cao của vật (chữ F).
- Điều chỉnh để vật và màn cách thấu kính những khoảng bằng nhau và sao cho ảnh cao bằng vật.
- Đo các khoảng cách d và d’ tương ứng khi h = h’.
3. Hoàn thành báo cáo thực hành.
Các nhóm ghi số liệu vào bảng.
Từng học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành.
 4. Củng cố.
- Giáo viên nhận xét ý thức, thái độ và tác phong làm việc của các nhóm. Tuyên dương các nhóm làm tốt và nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt.
- Thu báo cáo thực hành.
 5. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thành các bài tập giờ trước đã giao.
- Đọc trước bài “Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh”.
 Ngày 26 tháng 02 năm 2007. 
 Kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc