CHƯƠNG 2: ÂM HỌC
Tiết: 11. NGUỒN ÂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là nguồn âm.
+ Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
- Kĩ năng:
+ Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong thực tế cuộc sống.
- Tình cảm, thái độ: Có hứng thú trong học tập, cẩn thận trong thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bài giảng
- Học sinh:
+ 1 dây cao su mảnh.
+ 1 thìa và 1 cốc thủy tinh.
+ 1 âm thoa và 1 búa cao su.
CHƯƠNG 2: ÂM HỌC Tiết: 11. NGUỒN ÂM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Kiến thức: + Hiểu được thế nào là nguồn âm. + Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. - Kĩ năng: + Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong thực tế cuộc sống. - Tình cảm, thái độ: Có hứng thú trong học tập, cẩn thận trong thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bài giảng - Học sinh: + 1 dây cao su mảnh. + 1 thìa và 1 cốc thủy tinh. + 1 âm thoa và 1 búa cao su. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(3’) GV. Kết hợp với phần mở đầu chương II và phần mở bài SGK để giới thiệu nội dung chính của bài. HS. Hoạt động cá nhân: - Nghe GV nêu vấn đề. Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm( 7’) GV. Lần lượt nêu vấn đề câu C1, C2, hướng dẫn HS cả lớp lần lượt thực hiện 2 vấn đề đặt ra. I. Nhận biết nguồn âm. HS. Trả lời miệng các câu hỏi: Hoạt động 3: II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì(20’) GV. Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK. GV. Tổ chức HS làm thí nghiệm hình 10.1, 10.2, 10.3 SGK. GV. Giới thiệu các dụng cụ làm thí nghiệm. GV. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. GV. Hướng dẫn HS thực hiện câu C3, C4: GV. Yêu cầu vài HS phát biểu các câu trả lời. GV. Tổ chức thảo luận chung câu C3,C4 và rút ra câu trả lời chính xác. GV: Lưu ý: Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, mặt trống, gọi là dao động. GV. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm hình 10.3. GV. Hướng dẫn HS thực hiện câu C5. GV. Tổ chức thảo luận chung các thí nghiệm và rút ra kết luận. II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì. HS. Hoạt động nhóm: -Tìm hiểu TN SGK, tiến hành TN và trả lời các câu hỏi C3, C4, C5. C3: Dây cao su dao động (rung động,..) và phát ra âm. C4: Cốc thủy tinh phát ra âm. Thành cốc thủy tinh có rung động. -Nhận biết sự rung động của thành cốc thủy tinh: Tùy HS. ( cho nước vào trong cốc, gõ thành cốc ta thấy nước trong cốc dao động ) HS. Hoạt động nhóm: -Tìm hiểu TN SGK, tiến hành TN và trả lời câu hỏi C5. C5: Âm thoa dao động. - Kiểm tra: Tùy HS. Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động. Hoạt động 4:Vận dụng(10’) GV. Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK. GV. Hướng dẫn HS thực hiện câu C6, C7, C8: GV. Yêu cầu vài HS phát biểu các câu trả lời. GV. Tổ chức thảo luận chung câu C6, C7, C8 và rút ra câu trả lời chính xác. HS. Hoạt động nhóm: -Tìm hiểu câu hỏi SGK và trả lời. C6: Tùy theo HS. C7: Tùy theo HS. C8: Tùy theo HS: có thể kiểm tra sự dao động của cột không khí trong lọ bằng cách dán các tua giấy ở miệng lọ Hoạt động 5:Củng cố(5’) GV. +Khắc sâu lại các kiến thức cơ bản của bài đã học. + Yêu cầu HS học ghi nhớ SGK. + Yêu cầu HS đọc thêm phần có thể em chưa biết trong SGK. + Làm bài tập ở nhà trong SBT. HS. + Hoạt động cá nhân nghe GV củng cố bài học. + Thực hiện các yêu cầu của GV. + Xem trước bài mới ở nhà. + Học và là bài tập ở nhà. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: