Giáo án Vật lí 7 tuần 29: Cường độ dòng điện

Giáo án Vật lí 7 tuần 29: Cường độ dòng điện

Tuần: 29

Tiết: 28

I/. Mục tiêu:

Biết khái niệm cường độ dòng điện và kí hiệu đơn vị đo. Biết dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh .

Biết sử dụng và lựa chọn được ampe kế để đo cường độ dòng điện

Có kĩ năng láp mạch điện dơn giản- Giáo dục tính trung thực, hứng thú học tập bộ môn

II/ Chuẩn bị:

Nội dung: Đọc kĩ nội dung bài học SGK ; Tìm hiểu tài liệu SGV, STK

Đồ dùng: 2 pin, 1 ampe kế, 5 dây dẫn, 1 công tắc, 1 đèn, 1 biến trở, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 đồng hồ vạn năng, 5 dây nối, 1 công tắc .

III/. Tiến trình dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 tuần 29: Cường độ dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Tiết: 28
Bài 24: Cường độ dòng điện
22-02-2012
I/. Mục tiêu:
Biết khái niệm cường độ dòng điện và kí hiệu đơn vị đo. Biết dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh .
Biết sử dụng và lựa chọn được ampe kế để đo cường độ dòng điện 
Có kĩ năng láp mạch điện dơn giản- Giáo dục tính trung thực, hứng thú học tập bộ môn
II/ Chuẩn bị: 
Nội dung: Đọc kĩ nội dung bài học SGK ; Tìm hiểu tài liệu SGV, STK
Đồ dùng: 2 pin, 1 ampe kế, 5 dây dẫn, 1 công tắc, 1 đèn, 1 biến trở, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 đồng hồ vạn năng, 5 dây nối, 1 công tắc . 
III/. Tiến trình dạy học:
HD
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HD1
10’
Kiểm tra bài cũ:
GV: Viết đề bài lên bảng
 Gọi 2HS lên làm bài
GV: Nhận xét và cho điểm
 Kể 5 dụng cụ ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện
 Kể tên 5 thiết bị điện ứng dụng tác dụng quang của dòng điện
HD2
30’
Bài mới:
GV: Viết tiêu đề bài học lên bảng
 Trình bày thí nghiệm
HS: Quan sát thí nghiệm của GV
 Quan sát mức độ sáng của đèn và số chỉ của ampe kế.
 Tìm từ điền vào .... trong câu nhận xét
Nhận xét: Với một bóng điện nhất định, khi đèn càng....... thì số chỉ của ampe kế càng...
GV: Trình bày mục 2
 Cường độ dòng điện cho ta biết gì
 1mA=0,001A vây 1A bằng bao nhiêu mA.
Bài 24: Cường độ dòng điện
1. Cường độ dòng điện
Thí nghiệm
Nguồn điện, biến trở, ampe kế, đèn điện
Nhận xét: Với một bóng điện nhất định, khi đèn càng sáng thì số chỉ của ampe kế càng lớn
2. Cường độ dòng điện.
a). Số chỉ ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện là giá trị của cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện kí hiệu I
b). Đơn vị là ampe, kí hiệu là A, miliampe, kí hiệu là mA
1mA=0,001A ị 1A=1000mA. 
GV: Viết tiêu đề mục II lên bảng
 Ampe kế là dụng cụ gì?
HS: Tìm hiểu ampe kế 
 Trên mặt ampe kế có ghi chữ A thì số đo tính theo đơn vị gì?
 Trên mặt ampe kế có ghi chữ mA số đo tính theo đơn vị gì?
. Hãy ghi giới hạn đo(GHĐ) và độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của ampe kế ở hình 24.2a và hình 24.2b sgk-t67 vào bảng 1
II. Ampe kế
Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện
Trên mặt ampe kế có ghi chữ A thì số đo tính theo đơn vị A
Trên mặt ampe kế có ghi chữ mA thì đơn vị đo là mA.
* Giá trị lớn nhất có ghi trên ampe kế là giới hạn đo
Khoảng cách giữa hai gía trị gần nhất là độ chia nhỏ nhất
Bảng 1.
Ampe kế
GHD
đCNN
Hình 24.2a
100 mA
10 m A
Hình 24.2b
6 A
0.5 A
GV: Viết tiêu đề mục III lên bảng
HS: 
1. Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 24.3 trong đó ampe kế được kí hiệu làơ
2. Dựa vào bảng 2, hãy cho biết ampe kế của nhóm em có thể dùng để đo cường dộ dòng điện qua dụng cụ nào.
3. Mắc mạch điện như hình 24.3. Trong đó cần phải mắc chốt (+) của ampe kế với cực dương của nguồn điện. (Lưu ý: Không mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện)
4. Kiểm tra hoạc điều chỉnh kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
5. Đóng công tắc, đợi cho kim của ampe kế đứng yên. Đặt mắt để kim che khuất ánh sáng của nó trong gương, đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện I1=...A. Quan sát độ sáng của đèn.
6. Sau đó dùng nguồn điện gồm hai pin mắc liên tiếp và tiến hành tương tự. Đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện:
I2=...A. Quan sát độ sáng của đèn.
 Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn:
III. Đo cường độ dòng điện
1. Vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 24.3 
2. Dựa vào bảng 2, hãy cho biết ampe kế của nhóm em có thể dùng để đo cường dộ dòng điện qua dụng cụ nào.
STT
Dụng cụ dùng điện
Cường độ dòng điện
1
Bóng đèn bút thử điện
Từ 0,001mA tới 3mA
2
Đèn đi ốt phát quang
Từ 1mA tới 30mA
3
Bóng dèn dây tóc(
 Đèn pin, đèn xe máy)
Từ 0,1A tới 1 A
4
Quạt điện
Từ 0,5A tới 1A
5
Bàn là, bếp điện
Từ 3A tới 5A
Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cường dộ càng lớn thì đèn càng sáng 
 Đổi đơn vị đo các giá trị sau đây
a). 0,715A=....mA ; c). 1250mA=......A
b). 0,38A=......mA ; d). 280mA=......A
 4 ampe kế với giới hạn đo như sau:
1). 15mA; 2). 20mA; 3). 250mA; 4). 2A
hãy cho biết ampe kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây
c).
a).
a). 15mA ; b). 0,15A ; c). 1,2A
b).
IV. Vận dụng:
 Đổi đơn vị đo các giá trị sau đây
a). 0,715A= 715 mA ; c). 1250mA= 1,25A
b). 0,38A= 380 mA ; d). 280mA= 0,28 A
 2-a; 4-c; 3-b 
 Ampe kế hình 24.4a là mắc đúng. Vì cực dương ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện.
HD3
5’
Kết thúc giờ học:
GV: NX và xếp loại giờ học.
 Giao nhiệm vụ về nhà
Bài tập ở nhà:
Xem lại bài học 	
Làm bài tập vở bài tập, SBT-T

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an li 7 tuan 29.doc