Giáo án Vật lí 7 tuần 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng

Giáo án Vật lí 7 tuần 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng

Tuần: 3

Tiết: 3

I/. Mục tiêu:

HS: Nhận biết được bóng tối, nửa bóng tối

 Biết hiện tượng nhật thực và nguyệt thực

II/ Chuẩn bị:

Nội dung: Đọc kĩ nội dung bài học SGK

 Tìm hiểu tài liệu SGV, STK

Đồ dùng: SGK vật lí 7, bảng và phấn viết, thước thẳng

 Bộ dụng cụ thí nghiệm bài 2: Đèn phin, tấm bìa, màn hứng ánh sáng

III/. Tiến trình dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 tuần 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết: 3
Bài 3. ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng
17-08-2011
I/. Mục tiêu:
HS: Nhận biết được bóng tối, nửa bóng tối
 Biết hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
II/ Chuẩn bị: 
Nội dung: Đọc kĩ nội dung bài học SGK
 Tìm hiểu tài liệu SGV, STK
Đồ dùng: SGK vật lí 7, bảng và phấn viết, thước thẳng 
 Bộ dụng cụ thí nghiệm bài 2: Đèn phin, tấm bìa, màn hứng ánh sáng
III/. Tiến trình dạy học:
HD
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HD1
10’
Kiểm tra bài cũ:
GV: Viết đề bài lên bảng
 Gọi 3 HS lên làm bài
GV: Nhận xét và cho điểm
Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Thế nào là tia sáng, vẽ tia sáng SM
Có những chùm sáng nào? Vẽ hình minh hoạ?
HD2
30’
Bài mới:
GV: Viết đầu bài học và đề mục I lên bảng
GV: Trình bày thí nghiệm 1
HS: Quan sát thí nghiệm
HS: Tìm hiểu câu hỏi và trả lời
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án
GV: Nói vùng tối B được gọi là bóng tối.
Bóng tối là gì?
HS: Tìm từ điền vào ..... câu nhận xét sgk-t9 để trả lời câu hỏi trên
GV: Trình bày thí nghiệm 2 Thay 
HS: Quan sát thí nghiệm
 Tìm hiểu câu và trả lời
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án
GV: Nói vùng chie nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng gọi là vùng nửa tối
Vùng nửa tối là gì?
HS: Tìm hiểu phần nhận xét và tìm từ điền vào .... để trả lời câu hỏi trên.
Bài 3. ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng.
I. Bóng tối
Thí nghiệm 1
Đặt giữa nguồn sáng đèn pin, màn hứng ánh sáng một tấm bìa chắn ánh sáng.
Vùng A nhận được ánh sáng của đèn pin chiếu tới là vùng sáng
Vùng B không nhận được ánh sáng của đèn pin chiếu tới là vùng tối
NX: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng tối
Thí nghiệm 2.
Thay nguồn sáng nhỏ đèn pin bằng nguồn sáng lớn hơn là bóng đèn điện
 Độ sáng của vùng còn lại kém hơn vùng sang, mạnh hơn vùng tối. Ví vùng đó chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng 
Nhận xét:
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới gọi là vùng nửa tối.
GV: Viết mục II lên bảng
 Trình bày hiện tượng nhật thực toàn phần và nhật thực một phần.
HS: Quan sát hình 3.3 
 Tìm hiểu câu hỏi và trả lời
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án.
GV: Trình bày hiện tượng nguyệt thực
 Các em biết mặt trăng không phải là nguồn sáng, mặt trăng chỉ hắt ánh sáng của mặt trời xuống trái đất
II. Nhật thực- nguyệt thực.
Khi mặt trăng nằm trong khoảng từ mặt trời đến trái đất (hình 3.3 sgk-t10). Thì trên trái đất xuất hiện vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối. Đứng ở chỗ bóng tối, không nhìn thấy mặt trời, ta gọi là nhật thực toàn phần. Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần mặt trời, ta gọi là nhật thực một phần.
 Đứng ở nơi nhật thực toàn phần thì ánh sáng mặt trời không truyền tới mắt ta được, vì vậy không nhìn thấy mặt trời, và thấy trời tối
Khi trái đất nằm trong khoảng mặt trời đến mặt trăng (Hình 3.4 sgk-t10). Thì mặt trăng không nhận được áng sáng của mặt trời nữa, lúc đó ta không nhìn thấy mặt trăng. Ta nói có nguyệt thực
GV: Viết mục III lên bảng
Phần này có hai câu thực hành ở nhà
III. Vận dụng:
GV: Viết mục Ghi nhớ lên bảng
HS: Đọc phần ghi nhớ bài học
HS: Trả lời các câu hỏi sau
Bóng tối, bóng nửa tối là gì?
Hiện tượng nhật thực sảy ra khi nào?
Hiện tượng nguyệt thực sẩy ra khi nào?
 Ghi nhớ:
* Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
* Nửa bóng tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
* Nhật thực toàn phần( hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên trái đất
* Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
HD3
5’
Kết thúc giờ học:
GV: NX và xếp loại giờ học.
 Giao nhiệm vụ về nhà
Bài tập ở nhà:
Xem lại bài học 
Làm bài tập ở vở bài tập. Thuộc ghi nhớ và trả lời câu hỏi phân ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an li 7 tuan 3.doc