I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.
- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
2. Kĩ năng: Hình thành các kĩ năng cho HS
- Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, thiết kế thí nghiệm, trình bày kết quả thí nghiệm, so sánh và phân tích
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong khi thí nghiệm.
- Ý thức trong làm việc tập thể.
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
- Năng lực thực hành TN
- Năng lực quan sát
* Năng lực chuyên biệt môn vật lí:
- Năng lực về phương pháp: P2; P4
- Năng lực trao đổi thông tin: X5; X6; X7; X8
-Nhóm năng lực liên quan đến cá thể: C5
TUẦN 24,25 NGÀY SOẠN: TIẾT 24,25 NGÀY DẠY: CHỦ ĐỀ: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN(2 TIẾT) Bài 22. TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. - Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện. 2. Kĩ năng: Hình thành các kĩ năng cho HS - Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, thiết kế thí nghiệm, trình bày kết quả thí nghiệm, so sánh và phân tích 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong khi thí nghiệm. - Ý thức trong làm việc tập thể. 4. Định hướng phát triển năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế - Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp - Năng lực thực hành TN - Năng lực quan sát * Năng lực chuyên biệt môn vật lí: - Năng lực về phương pháp: P2; P4 - Năng lực trao đổi thông tin: X5; X6; X7; X8 -Nhóm năng lực liên quan đến cá thể: C5 II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội dung/chủ đề/chuẩn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Các tác dụng của dòng điện - Biết được dòng điện có 5 tác dụng và kể tên được các tác dụng: nhiệt, phát sáng, từ, hóa học, sinh lý - Lấy được ví dụ các thiết điện, dụng cụ điện hoạt động dựa vào các tác dụng của dòng điện - Nêu được các biểu hiện của các tác dụng của dòng điện - Dựa vào các tác dụng của dòng điện để chế tạo ra các thiết bị điện phụ vụ cho đời sống của con người. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thừ điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thông thường thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: - Chạm tay vào bóng đèn pin, đèn pha xe máy đang sáng, ta thấy nóng. Không khí trong nhà nóng lên khi lò sưởi điện trong nhà đang hoạt động. - Khi cho dòng điện chạy qua bàn là thì bàn là nóng lên. - Khi dòng điện chạy qua bếp điện thì bếp điện nóng đỏ. Dựa vào tác dụng nhiệt và phát sáng của dòng điện, người ta chế tạo ra các thiết bị điện để phục vụ đời sống của con người như: bàn là, bếp điện, ấm điện, lò sưởi, ...và các loại đèn điện. Giải thích được các hiện tượng trong thực tế liên quan đến tác dụng nhiệt và phát sáng Tác dụng từ, hóa học, sinh lí của dòng điện - Cấu tạo của nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt và có dòng điện chạy qua. - Biểu hiện tác dụng từ của dòng điện: Dòng điện chạy qua nam châm điện có tác dụng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. - Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì sau một thời gian, thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng. Hiện tượng đồng tách từ dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học. Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện. - Dựa vào tác dụng từ của dòng điện, người ta chế tạo ra động cơ điện, chuông điện, ... - Dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện, người ta có thể mạ kim loại, đúc điện, luyện kim, - Trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh, châm cứu dùng điện (điện châm). Đề ra được một số biện pháp tránh bị điện giật III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Nhận biết: Câu 1: Dòng điện có bao nhiêu tác dụng? Kể tên các dụng của dòng điện ? Lấy 2 ví dụ các dụng cụ, thiết bị điện hoạt động dụa trên mỗi tác dụng của dòng điện.[NB1] Câu 2: Đặt 1kim nam châm trên một mũi nhọn sao cho kim nam châm có thể quay tự do. Bình thường kim nam châm định hướng Bắc-Nam. Hiện tượng xảy ra thế nào nếu đặt kim nam châm gần 1 cuộn dây có lõi sắt cho dòng điện chạy qua cuộn dây? Giải thích? [NB2] 2. Thông hiểu: Câu 1: Tác dụng nhiệt của dòng điện có lợi và cũng có khi có hại. Hãy kể tên các tác dụng nhiệt có hại trong các dụng cụ sau: [TH1] Nồi cơm điện Bàn là Máy bơm nước (mô tơ điện) Máy ổn áp Câu 2: Khi dòng điện chạy trong vật dẫn đều nóng lên do tác dụng nhiệt. Vậy khi dòng điện chạy trên các trục điện tiêu thụ của thành phố thì tác dụng đó có lợi hay có hại [TH2] Câu 3: Khi nối một vật dẫn với nguồn điện ta không thấy vật phát sáng. Điều đó chứng tỏ dòng điện không có tác dụng phát quang. Hỏi nhận định trên có đúng không? [TH3] 3. Vận dụng Câu 1: Vì sao khi chế tạo bóng đèn, người ta thường chọn vonfram để làm dây tóc bóng đèn? [VD1] Câu 2: Một người muốn mạ bạc cho một cái nhẫn đồng. Hỏi: [VD2] Phải dùng dung dịch gì? Thanh nối với cực dương của nguồn làm bằng chất liệu gì? Thanh nối với cực âm của nguồn là cái gì? Vì sao phải bố trí như vậy? Câu 3: Dòng điện có thể làm tê liệt thần kinh. Tại sao trong y học người ta lại sử dụng dòng điện để châm cứu? [VD3] 4. Vận dụng cao Câu 1: Để tránh chập điện (do đoản mạch) gây hỏa hoạn hoặc làm cháy các thiết bị dùng điện, người ta thường mắc thêm cầu chì vào mạng điện. Hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của cầu chì là gì? [VDC1] Câu 2: Trên thực tế, để tránh bị điện giật gây nguy hiểm , những người thợ điện đã dùng những biện pháp gì? Hãy tìm hiểu và nêu vài biện pháp mà em biết [VDC2] IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. Khởi động/mở bài (10 phút) 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn lại một số kiến thức cũ, làm cơ sở để tìm hiểu kiến thức bài mới dễ hơn. - Đặt vấn đề vào bài mới qua một số tranh ảnh, thông tin về các tác dụng cảu dòng điện giúp làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào bài học. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: - Làm bài tập kiểm tra bài cũ và tự đánh giá điểm của mình - Theo dõi tình huống đặt vấn đề vào bài mới và hình thành các ý tưởng trả lời sau khi học xong chủ đê 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Kiểm tra bài cũ Đặt vấn đề - Gv chuẩn bị một số câu hỏi kiểm tra bài cũ: Trắc nghiệm, nối câu, điền từ trên máy chiếu qua phần mềm soạn bài giảng Elearning để Hs làm và biết điểm kiểm tra.( có thể chiếu câu hỏi lên màn hình chiếu) - Gv cho Hs quan sát hình ảnh tác dụng của dòng điện đối với con người, hình ảnh về tác hại của nó nếu vô ý chạm tay vào điện bị điện giật, để đặt vấn đề vào bài mới Hs chuẩn bị vở hoc, vở bài tập và trả lời câu hỏi Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (55 phút) 1. Mục tiêu: Giúp Hs tư hình thành kiến thức mới qua việc làm việc nhóm 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả, ghi nội dung chính vào vở học. 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh ND1: Tìm hiểu các tác dụng của dòng điện (15 phút) Bước 1. Giao nhiệm vụ: - Giáo viên phân nhóm - Gv chuẩn bị dụng cụ từng mục thí nghiệm trong bài cho Hs: Bóng đèn, nguồn điện, dây nối, nhiệt kế, khóa K, dây sắt, mảnh giấy nhỏ, bút thử điện, đèn Led, kim nam châm, nam châm điện,nam châm vĩnh cửu, mảnh đồng nhôm sắt, bình đựng dung dịch muối đồng. - Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: 1. Cho biết các thí nghiệm này liên quan đến các dụng gì của dòng điện 2. Kể tên các dụng cụ thí nghiệm tương ứng với từng thí nghiệm liên quan đến các tác dụng của dòng điện mà em biết ? - Học sinh phân nhóm. - Các nhóm quan sát và lắng nghe yêu cầu của giáo viên. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao: Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi - Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành quan sát, thảo luận. - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: - Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo - Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận. - Các nhóm báo cáo. - Các nhóm nhận xét, thảo luận. Bước 4. Đánh giá kết quả: - Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm. - Đưa ra thống nhất chung. Các tác dụng của dòng điện tác dụng nhiệt, phát sáng,, từ, hóa học, sinh lý - Tác dụng nhiệt: Bóng đèn pin, khóa K, nguồn, dây nối, nhiệt kế - Tác dụng phát sáng: bóng đèn bút thử điện, led - Tác dụng từ: Kim nam châm, nam châm điên, nguồn, khóa k, dây nối Tác dụng hóa học: Bình đựng dung dịch CuSO4, Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở ND2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng (20 phút) Bước 1. Giao nhiệm vụ: - Gv phân nhóm - Gv yêu cầu Hs mắc sơ đồ mạch điện như Hình 22.1,2 Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Khi đèn sáng, bóng đèn sáng lên ko? Bằng cách nào nhân biết? Bộ phận nào của đèn bị đốt nóng và phát sáng khi dòng điện đi qua? Gv cho Hs làm thí nghiệm tác dụng nhiệt của dòng điện đối với đoạn dây sắt và cho biết hiện tượng xảy ra đối với các mảnh giấy trắng? Yêu cầu Hs quan sát bóng đèn bút thử điên phát sáng và mắc đèn đi- ôt phát quang vào sơ đồ mạch điện hình 22.1 (thay bóng đèn pin) cho biết vì sao đèn bút thử điện phát sáng? Đèn đi- ôt phát quang cho dòng điện đi theo mấy chiều? - Hs mắc sơ đồ và làm thí nghiệm - Hs lắng nghe và làm theo yêu cầu Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao: Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành quan sát, thảo luận. - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo - Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận. Các nhóm báo cáo. - Các nhóm nhận xét, thảo luận. Bước 4. Đánh giá kết quả: Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm. - Đưa ra thống nhất chung: Khi đèn sáng, bóng đèn có sáng lên, cảm nhận bằng tay hoặc sử dụng nhiệt kế - Bộ phận dây tóc bóng đèn( làm bằng vonfram) nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng. - Các mảnh giấy bị cháy đứt, hiện tượng này được chế tạo máy cắt xốp. - Dòng điện đi qua chất khí trong bóng đèn bút thử điện và làm chất khí này phát sáng. - Đèn đi – ôt phát quang chỉ cho dòng điện đi theo một chiều xác định Kết luận: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng. Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn thử điện và điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa cần nóng đến nhiệt độ cao. Hs quan sát và ghi bài vào vở ND3: Tìm hiểu tác dụng từ,hóa học, sinh lý (20phút) Bước 1. Giao nhiệm vụ: - GV phân nhóm - Gv phát dụng cụ Hs làm thí nghiệm: nam châm vĩnh cửu , miếng đồng, nhôm sắt,thép, nguồn điên, công tắc, khóa k, dây nối, yêu cầu Hs làm thí nghiệm như h 22.3 tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện, trả lời câu hỏi. Nam châm vĩnh cửu vì sao có tính chất từ? Nam châm điện có cấu tạo thế nào? Nam châm điên có tính chất từ không? Vì sao? Hs mắc sơ đồ thí nghiệm về tác dụng hóa học của dòng điện, quan sát và trả lời câu hỏi: Quan sát đèn sáng hay tắt cho biết dung dịch CuSO4 Hiên tượng gì xảy ra ỏ thỏi than nối cực âm lúc trước có màu đen, khi cho dòng điện qua dung dịch chất điện phân? Gv cho Hs quan sát hình ảnh về tác dụng sinh lý của dòng điện và yêu cầu hs cho biết tác dụng của dòng điện đối với sức khỏe con người là gì? Tác hại của dòng điện đối với con người? (Tai nạn điện,.) Học sinh phân nhóm. - Các nhóm quan sát và lắng nghe yêu cầu của giáo viên. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao: Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện và trả lời các câu hỏi Các nhóm nhận thiết bị, tiến hành quan sát, thảo luận. - Các nhóm thực hiện, viết câu trả lời ra giấy (hoặc bảng phụ) mà giáo viên yêu cầu Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu các nhóm báo cáo - Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, thảo luận. Các nhóm báo cáo. - Các nhóm nhận xét, thảo luận. Bước 4. Đánh giá kết quả: Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm. - Đưa ra thống nhất chung: Nam châm vĩnh cửu có tính chất từ: vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt, thép Nam châm điện cấu tạo gồm cuộn dây gồm nhiều vòng dây quấn quanh lõi sắt non, khi cho dòng điện chay qua cuôn dây nó trở thành nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng làm quay kim nam châm và hút sắt hoặc thép. Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối cực âm phủ một lớp đồng Dòng điện có tác dụng sinh lý đi qua cơ thể người và động vật. Hs quan sát và ghi bài vào vở Hoạt động 3. Luyện tập (10 phút) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh có thể kiểm tra việc hiểu bài tại lớp hay không qua các thí nghiệm 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: - Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu bài học, tự làm bài độc lập - Làm bài tập vào vở, tham gia phát biểu, bổ sung, nhận xét câu trả lời của các bạn 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Luyên tập trả lời các câu hỏi C1,C4, C5,C6, c7,c8/60,61 sgk C1,2,3,4,5,6 /63,6 sgk - Các câu hỏi [NB1], [TH1], [VD2] ở mục III- Câu hỏi và bài tập -Gv chuẩn bị các câu hỏi luyện tập ra phiếu học -GV chiếu các câu hỏi lên màn chiếu, yêu cầu hs trả lời => Khen thưởng cá nhân trả lời đúng -Hs lắng nghe Gv yêu cầu, hoàn thành phiếu học tâp; -HS trả lời nhanh Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút) 1. Mục tiêu: Rèn luyện thêm kỹ năng làm bài tập sau khi học xong chủ đề. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Chủ động làm bài tập vào vở bài tập và nộp lại cho tổ trưởng kiểm tra 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Câu C8, C9 trang 62sgk Câu C7,C8 trang 65 sgk Chiếu câu hỏi và hướng dẫn học sinh tự học - Hs quan sát lắng nghe và về nhà tự làm bài tập vào vở Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng (10phút) 1. Mục tiêu: Giúp Hs có thể mở rộng thêm kiến thức sau khi học xong chủ đề. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Lắng nghe và nắm thông tin làm báo cáo của mỗi cá nhân về kiến thức mở rộng. 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Có thể em chưa biết?/ trang 62, 65 sgk - Tác dụng hóa học của dòng điện ứng dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Mạ vàng, thiếc chống gỉ,làm đẹp - Kỹ năng sống:Cách sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện - Mở rộng kết hợp STEM -Gv cho Hs quan sát hình ảnh tác dụng đèn led dùng để trang trí, vì hiệu suất phát quang cao giá thành rẻ Xem hình ảnh cơ chế hoạt động đèn ống và hỏi Hs đèn ống và đèn dây tóc đèn nào tiết kiệm điện năng hơn vì sao? - Gv cho Hs xem video việc ăn mòn kim loại gây nên sự cố vỡ ống dẫn dầu bằng kim loại, dầu tràn ra biển gây sự cố tràn dầuô nhiễm môi trường - Học sinh kể tên cách tiết kiệm điện mà em biết, - Gv cho Hs xem hình ảnh tai nạn điện xảy ra và yêu cầu Hs có biết các cách sử dụng điện an toàn để tránh tai nạn điện xảy ra - yêu cầu Hs chế tạo thiết bị máy cắt xốp đơn giản tai nhà và nộp sản phẩm lây điểm miệng theo nhóm - Hs quan sát và lắng nghe yêu cầu của Gv
Tài liệu đính kèm: