I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết điều kiện nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề nhận biết ánh sáng, nguồn sáng , vật sáng.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Trao đổi để tìm hiểu thí nghiệm, giải quyết các kết quả thu được để nhận biết ánh sáng, nguồn sáng vật sáng.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức: Xác định được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng khi quan sát hằng ngày. Từ đó phát biểu được điều kiện nhận biết được ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng chiếu tới để biết thế nào là vật sáng, nguồn sáng
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật, nguồn sáng vật sáng để giải thích và dự đoán những trường hợp trong thực tế, phân biệt, lấy ví dụ vật sáng, nguồn sáng.
Tuần 1 NS: 01/10/2021 Tiết 1 ND: 13/10/2021 Chương I. QUANG HỌC BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG Môn học: Vật lí - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết điều kiện nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. - Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng. - Quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề nhận biết ánh sáng, nguồn sáng , vật sáng. - Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Trao đổi để tìm hiểu thí nghiệm, giải quyết các kết quả thu được để nhận biết ánh sáng, nguồn sáng vật sáng. 2.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức: Xác định được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng khi quan sát hằng ngày. Từ đó phát biểu được điều kiện nhận biết được ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật. - Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng chiếu tới để biết thế nào là vật sáng, nguồn sáng - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật, nguồn sáng vật sáng để giải thích và dự đoán những trường hợp trong thực tế, phân biệt, lấy ví dụ vật sáng, nguồn sáng. 3. Phẩm chất: - Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm - Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học. - Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Video thí nghiệm các hình 1.2 a, b; 1.3 - Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục 2. Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. b) Nội dung: Nhận biết được nội dung cơ bản của chương, tìm hiểu khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng c) Sản phẩm: - Nhớ được nội dung cơ bản chương thông qua câu hỏi mở đầu? - Trong trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? d)Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ: xuất phát từ tình huống - Giáo viên yêu cầu: ? Một người mắt không bị tật, bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? - Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? - Yêu cầu HS quan sát ảnh chụp đầu chương (TN) và cho biết trên miếng bìa viết chữ gì? Ảnh quan sát được có tính chất gì? GV: Hiện tượng trên liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong gương. - HS quan sát ảnh ở đầu chương (quan sát ảnh thực trên gương) trả lời câu hỏi của GV. - Đọc 6 câu hỏi ở đầu chương để nắm nội dung cần nghiên cứu - GV yc HS đọc tình huống mở bài: - GV đề xuất vấn đề nghiên cứu: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS nghiên cứu sách giáo khoa *Báo cáo kết quả: HS trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: -> Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. -> Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - HS biết được: Nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. - HS lấy ví dụ nguồn sáng, vật sáng. b) Nội dung: Nêu được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành được C1 từ đó rút ra kết luận d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Nhận biết ánh sáng *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Từ những quan sát hằng ngày sau đây trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C1 + Qua C1 em hãy cho biết điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng? Hoàn thành vào phần kết luận. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Hoạt động cá nhân đọc, trả lời C1 + Trình bày C1 - Giáo viên: + Điều khiển hoàn thành kết luận. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.. *Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động, hoàn thành phần kết luận vào vở. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -> Giáo viên chốt kiến thức I. Nhận biết ánh sáng C1: Điều kiện giống nhau là có ánh sáng từ nguồn sáng truyền vào mắt ta Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu điều kiện nhìn thấy một vật *Chuyển giao nhiệm vụ + Chiếu video yc hs quan sát thí nghiệm tương tự hình 1.2a,b nêu các dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm, mục đích thí nghiệm. + Dựa vào kết quả thí nghiệm yêu cầu HS trao đổi xem trường hợp nào nhìn thấy mảnh giấy trắng a) Đèn sáng b) Đèn tắt + Yêu cầu cá nhân học sinh trả lời C2. + Từ các nhận xét rút ra kết luận về điều kiện nhìn thấy một vật. - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: + HS suy nghĩ, quan sát trả lời hoàn thành C2. + Học sinh trao đổi tìm điều kiện nhìn thấy một vật + HS hoàn thành kết luận. - Giáo viên: + Điều khiển lớp thảo luận. - Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung) *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện HS báo cáo kết quả tìm hiểu. Trả lời câu C2 hoàn thành Kết luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức II/ Nhìn thấy một vật . C2: Trường hợp ta nhìn thấy mảnh giấy trắng là trường hợp a) đèn sáng. Vì ánh sáng của đèn chiếu vào mảnh giấy, ánh sáng từ mảnh giấy hắt vào mắt ta. Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Hoạt động 2.3. Nguồn sáng, vật sáng *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Học sinh đọc C3 Gv hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi C3 + GV thông báo - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. - Dây tóc bóng đèn và mảnh giấy vật nào là nguồn sáng, vật nào là vật sáng? - HS trả lời câu hỏi hoàn thành vào phần kết luận. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: + Hoạt động cá nhân đọc, trả lời C3 + Trình bày C3 - Giáo viên: + Điều khiển HS phân biệt nguồn sáng vật sáng, hoàn thành kết luận. + Yêu cầu HS báo cáo kết quả.. *Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động, hoàn thành phần kết luận vào vở. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -> Giáo viên chốt kiến thức III. Nguồn sáng và vật sáng C3 - Vật tự phát sáng là dây tóc bóng đèn. - Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới là mảnh giấy. Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng. 3. Hoạt động 3. Luyện tập a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để luyện tập củng cố nội dung bài học. b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời vào phiếu học tập *Thực hiện nhiệm vụ Trả lời BT trắc nghiệm *Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá Phụ lục (BT trắc nghiệm) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: Câu 9: Câu 10: 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C4, C d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật để giải thích câu C4, C5. - GV chốt lại: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C4 và C5. - HS đọc Có thể em chưa biết. *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C4 và C5. - Đọc có thể em chưa biết : + Nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa đến mắt ta,.. Có nhiều loại ánh sáng màu như đỏ, vàng... + Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá IV. VẬN DỤNG C4: Bạn Thanh đúng, Hải sai vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta nên ta không nhìn thấy. C5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn pin chiếu sáng thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được. PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM) Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật? A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật. B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Vì vật được chiếu sáng. đáp án đúng là C Câu 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt Trời B. Núi lửa đang cháy C. Bóng đèn đang sáng D. Mặt Trăng ⇒ Đáp án D đúng. Câu 3:Vật sáng là: A. Vật phát ra ánh sáng B. những nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. C. những vật được chiếu sáng. D. những vật mắt nhìn thấy. Đáp án B Câu 4: Ta không nhìn thấy được một vật là vì: A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng D. Các câu trên đều đúng Đáp án B đúng. Câu 5: Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ? A. Ngọn nến đang cháy. B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời. C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời. ... ộc sống thông qua trò chơi ô chữ hình 16.1 trang 46, SGK Vật Lí 7. c) Sản phẩm: Giải trò chơi ô chữ. d)Tổ chức thực hiện *Chuyển giao nhiệm vụ: -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Học sinh chia nhóm hoạt động theo tổ. + Mỗi tổ thực hiện giải mã các ô chữ theo thời gian quy định, hết thời gian các nhóm trình bày sản phẩm. + Giải mã ô chữ quan trọng cần tìm? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trình bày sản phẩm. *Báo cáo kết quả:HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên chốt vấn đề cần tìm hiểu trong trò chơi ô chữ này. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức trong chương II: Âm học b) Nội dung: Thiết kế sơ đồ tư duy ôn tập chương II: Âm học. c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy theo thiết kế mà nhóm đã chọn. Gợi ý: d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Mỗi nhóm nhận giấy vẽ và bút, thiết kế sơ đồ tư duy theo tư duy của nhóm để thể hiện rõ nội dung về kiến thức của chương II. Âm học. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Hoạt động theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ. - Giáo viên: + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Hỗ trợ, gợi ý cho các em thảo luận theo nhóm. + Hướng dẫn các bước tiến hành. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành thiết kế. Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Nhận xét sản phẩm của nhau. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -> Giáo viên chốt kiến thức cần ghi nhớ. Sơ đồ tư duy tổng kết chương II. Âm học 3. Hoạt động 3. Luyện tập a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung chương. b) Nội dung: Hệ thống BT của GV trong phần Phụ lục c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 8 câu hỏi phần tự kiếm tra trang 45 SGK Vật Lí 7. d)Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm *Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm. Trả lời BT *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. Phụ lục (Bài tập) Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: Câu 8: 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu 1 đến câu 7 phần Vận dụng d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS vận dụng được kiến thức để giải thích câu C1 đến C6. - GV chốt lại kiến thức sau khi các thành viên lớp đã nhận xét. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C1 đến C7 *Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C1 đến C7 *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm. III. VẬN DỤNG Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Câu 7: PHỤ LỤC TRÒ CHƠI Ô CHỮ Giải ô chữ Vật Lý 7 Bài 16 trang 46 Theo hàng ngang: 1. Môi trường không truyền âm. 2. Âm có tần số lớn hơn 20000Hz. 3. Số dao động trong một giây. 4. Hiện tượng âm dội ngược trở lại khi gặp mặt chắn. 5. Đặc điểm của các nguồn phát âm. 6. Hiện tượng xảy ra khi phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ. 7. Âm có tần số nhỏ hơn 20Hz. Từ hàng dọc là gì? Lời giải: Từ hàng dọc: ÂM THANH PHỤ LỤC BÀI TẬP Bài 1 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Viết đầy đủ các câu sau đây: a. Các nguồn âm phát ra đều ..... b. Số dao động trong 1 giây gọi là ...... Đơn vị tần số là .... c. Độ to của âm được đo bằng đơn vị ...... (dB). d. Vận tốc truyền âm trong không khí là ...... Lời giải: a. Các nguồn âm phát ra đều dao động. b. Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz). c. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đề xi ben (dB). d. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Bài 2 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Đặt câu với các từ và cụm từ sau: a. tần số, lớn, bổng. b. tần số, nhỏ, trầm. c. dao động, biên độ lớn, to d. dao động, biên độ nhỏ, nhỏ. Lời giải: a. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (bổng). b. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (trầm). c. Dao động càng mạnh, biên độ lớn, âm phát ra càng to. d. Dao động càng yếu, biền độ nhỏ, âm phát ra càng nhỏ. Bài 3 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Hãy cho biết âm có thể truyền qua môi trường nào sau đây? a) Không khí b) Chân không c) Rắn d) Lỏng Lời giải: Âm có thể truyền qua môi trường: a) không khí; c) rắn; d) lỏng Bài 4 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Âm phản xạ là gì? Lời giải: Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một vật chắn. Bài 5 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Tiếng vang là gì? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Âm phản xạ. B. Âm phản xạ đến cùng một lúc với âm phát ra. C. Âm phản xạ truyền đi mọi hướng, không nhất thiết phải truyền đến tai. D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra. Lời giải: Chọn câu D: Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra. Bài 6 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Hãy chọn từ thích hợp: mềm, cứng, nhẵn, gồ ghề để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a. Các vật phản xạ âm tốt là các vật...và có bề mặt ... b. Các vật phản xạ âm kém là các vật...và có bề mặt ... Lời giải: a. Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng và có bề mặt nhẵn. b. Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ ghề. Bài 7 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Trường hợp nào dưới đây có ô nhiễm tiếng ồn. a. Tiếng còi xe cứu hỏa (hay tiếng kẻng báo cháy). b. Làm việc cạnh nơi nổ mìn phá đá. c. Tiếng ồn của trẻ em làm ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện giữa hai người lớn d. Hát KARAOKE to lúc ban đêm. Lời giải: b. Làm việc cạnh nơi nổ mìn phá đá. d. Hát KARAOKE to lúc ban đêm. Bài 8 (trang 45 SGK Vật Lý 7): Hãy liệt kê một số vật liệu cách âm tốt. Lời giải: Một số vật liệu cách âm tốt: bông, vải xốp, gạch, gỗ, bêtông... PHỤ LỤC VẬN DỤNG Bài 1 (trang 46 SGK Vật Lý 7): Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm trong những nhạc cụ sau: đàn ghita, kèn lá, sáo, trống. Lời giải: Vật dao động phát ra âm trong đàn ghita là dây đàn. Vật dao động phát ra âm trong kén lá là phần đầu lá chuối. Vật dao động phát ra âm trong sáo là cột không khí trong sáo. Vật dao động phát ra âm trong trống là mặt trống. Bài 2 (trang 46 SGK Vật Lý 7): Hãy đánh dấu vào câu đúng. A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng. B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp C. Âm không thể truyền trong môi trường chân không. D. Âm không thể truyền qua nước. Lời giải: Chọn câu C. Âm không thể truyền trong môi trường chân không Bài 3 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Trả lời câu hỏi: a. Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra tiếng to và tiếng nhỏ? b. Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra âm cao và âm thấp? Lời giải: a. Dao động của các sợi dây đàn mạnh, dây lệch nhiều khi phát ra tiếng to. Dao động của các sợi dây đàn yếu, dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ. b. Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi phát ra tiếng cao. Dao động của các sợi dây đàn chậm khi phát ra tiếng thấp. Bài 4 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không có thể trò chuyện với nhau mà không cần sử dụng micrô và tai nghe bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền đến tai hai người đó như thế nào? Lời giải: Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua hai cái mũ đến tai người kia và ngược lại. Bài 5 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giông như có người đang theo sát? Lời giải: Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra và phản xạ lại từ hai bên bờ tường. Ban ngày, tiếng vang bị tiếng ồn khác lấn át hoặc bị thân thể người khác qua lại hấp thụ nên chỉ nghe được tiếng bước chân, chỉ ban đêm yên tĩnh mới nghe được như vậy. Bài 6 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Khi nào thì tai nghe được âm to nhất? A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ. B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ. C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác chứ không truyền đến tai. D. Cả ba trường hợp trên Lời giải: Chọn câu A: Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ. Bài 7 (trang 46 SGK Vật Lý 7) Giả sử một bệnh viện nằm cạnh một đường quốc lộ có nhiều xe qua lại. Hãy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này. Lời giải: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm cạnh đường qụốc lộ có nhiều xe cộ qua lại: - Treo biển cấm bóp còi gần bệnh viện. - Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm. - Trồng nhiều cây xanh chung quanh bệnh viện đề hướng âm truyền đi nơi khác - Treo rèm ở cửa sổ để ngăn đường truyền âm cũng như hấp thụ bớt âm. Tuần 16 NS: 01/01/2022 Tiết 16 ND: 13/01/2022 KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Môn học: Vật lí - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng học sinh đã học trong chương I, chương II. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: đọc đề bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực trình bày. 2.2. Năng lực đặc thù: - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. 3. Phẩm chất: - Trung thực: Nghiêm túc trong làm bài kiểm tra. - Chăm chỉ: Nỗ lực trong làmbài kiểm tra. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên:Đề kiểm tra 2. Học sinh: Giấy làm bài kiểm tra III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( Không) 3. Hoạt động 3: Luyện tập( Không) 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: HS làm được bài kiểm tra d)Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm bài kiểm tra trên giấy *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm bài kiểm tra trên giấy *Báo cáo kết quả và thảo luận HS nộp bài *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét giờ kiểm tra
Tài liệu đính kèm: