Tuần: 21
Tiết: 20
I/. Mục tiêu:
HS: Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và diện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái daúu thì hút nhau.
Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các Electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về diện.
Biết vật nhận thêm Electron thì mang điện tích âm, vật nhường đi electron mang điện tích dương.
II/ Chuẩn bị:
Nội dung: Đọc kĩ nội dung bài học SGK ; Tìm hiểu tài liệu SGV, STK
Đồ dùng: SGK vật lí 7, bảng và phấn viết, thước thẳng
bộ thí nghiệm bài 18: mảnh nilon 1313cm, bút chi, kẹp giấy, hai thanh nhựa xẫm màu tròn, dài 20cm cólỗ ở giữa, mảnh len, mảnh lụa, thanh thuỷ tinh, giá dỡ trục quay.
III/. Tiến trình dạy học:
Tuần: 21 Tiết: 20 Bài 18. Hai loại điện tích 21-12-2011 I/. Mục tiêu: HS: Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và diện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái daúu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các Electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về diện. Biết vật nhận thêm Electron thì mang điện tích âm, vật nhường đi electron mang điện tích dương. II/ Chuẩn bị: Nội dung: Đọc kĩ nội dung bài học SGK ; Tìm hiểu tài liệu SGV, STK Đồ dùng: SGK vật lí 7, bảng và phấn viết, thước thẳng bộ thí nghiệm bài 18: mảnh nilon 13´13cm, bút chi, kẹp giấy, hai thanh nhựa xẫm màu tròn, dài 20cm cólỗ ở giữa, mảnh len, mảnh lụa, thanh thuỷ tinh, giá dỡ trục quay. III/. Tiến trình dạy học: HD Hoạt động GV Hoạt động HS HD1 10’ Kiểm tra bài cũ: GV: Viết câu hỏi lên bảng Gọi 1 HS lên làm bài GV: Nhậ xét và cho điểm Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có tíng chất gì? HD2 30’ Bài mới: GV: Viết tiêu đề bài học nên bảng HS: Tìm hiểu và bố trí thí nghiệm 1, quan sát thí nghiệm rút ra kết luận 1. Kẹp hai mảnh nilon vào thân bút chì rồi nhấc lên. Quan xát xem hai mảnh nilong có hút hay đẩy nhau không. 2. Trải hai mảnh nilon này xuống bàn, dùng mảnh len cọ xát nhiều lần. Cầm thân bút chi rồi nhấc lên, quan sát xem chúng hút nhau hay đẩy nhau. 3. Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau. Đặt một trong hai thanh này lên một trục quay. Đưa các đầu được cọ sát lại gần nhau, quan sát xem hai thanh này hút nhau hay đẩy nhau. Tìm từ điền vào Nhận xét HS: Tìm hiểu và bố trí thí nghiệm 2, quan sát thí nghiệm rút ra kết luận Thí nghiệm 2. Đưa thanh thuỷ tinh được cọ xát với lụa lại gần đầu thanh nhựa đã được cọ xát vào mảnh vải khô đặt trên một trục quay. Quan xát xem chúng đẩy nhau hay hút nhau Tìm từ điền vào Nhận xét và kết luận Có mấy loại điện tích? Người ta quy ước điện tích ở thanh thuỷ tinh cọ xát với lụa là loại điẹn tích gì? Điện tích ở thanh nhự cọ xát với vải khô là loại điện tích gì? HS: tìm hiểu và làm bài tập Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi cọ sát với mảnh vải khô. Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhự được cọ xát thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cũng bị nhiễm điện. Hỏi vải nhiễm điện tích dương hay âm? Tại sao? GV: Nhận xét và giải đáp Bài 18. Hai loại điện tích 1. Hai loại điện tích. Thí nghiệm 1. 1. Quan sát thấy hai mảnh nilong không hút , cũng không đẩy nhau 2. Quan sát thấy chúng đẩy nhau. 3. Quan sát thấy hai thanh này đẩy nhau. Nhận xét: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau Thí nghiệm 2. Đưa thanh thuỷ tinh được cọ xát với lụa lại gần đầu thanh nhựa đã được cọ xát vào mảnh vải khô đặt trên một trục quay. Quan sát thấy chúng hút nhau Nhận xét: Thanh nhựa và thanh thuỷ tinh khi được cọ sát thì chúng đẩy nhau do chúng mang điện tích khác loại Kết luận Có hai loại điện tích. các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. Quy ước: Điện tích của thanh thuỷ tinh cọ sát với lụa là điện tích dương (+); điệm tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ sát vào vải khô là điện tích âm (-). Mảnh vải mang điện tích dương.l Tại vì thanh nhựa hút mảnh vải vậy mảnh vải nhiễm điện khác loại với thanh nhựa. Ta biết thanh nhựa mang điện tích âm vậy mảnh vải nhiễm điện tích dương. GV: Viết tiêu đề mục II lên bảng Neu câu hỏi vấn đề Các vật bị nhiễm điện là các vật mang điện tích. Những điện tích này do đâu mà có? HS: Tìm hiểu sơ lược cấu tạo nguyên tử II. Sơ lược cấu tạo nguyên tử Mọi vật được cấu tạo từ những nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ, nhưng những hạt đó lại gồm những hạt nhỏ hơn nữa 1. ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. 2. Xung quanh hạt nhân có các Electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử 3. Tổng điện tích âm của các Electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trũng hoà về điện. 4. Electron có thể chuyển dịch từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. HS: tìm hiếu và làm bài mục III . Trước khi cọ xát có phải mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật . Tại sao trước khi cọ xát các vật không hút các vụn giấy nhỏ? . Sau khi cọ xát, vật nào trong hình 18.5b nhận thên Electron, vật nào mất bớt Electron? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm? GV: Nhận xét và giải đáp III. Vận dụng . Trước khi cọ xát có phải mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nhỏ bé: hạt nhân và các Electron . Trước khi cọ xát các vật không hút các vụn giấy nhỏ. Vì bình thường vậy trung hoà về điện Vật bên dưới nhận thêm Electron. Vật này nhiễm điện âm Vật bên trên mất bớt Electron. Vật này nhiếm điên dương HD3 5’ Kết thúc giờ học: GV: NX và xếp loại giờ học. Giao nhiệm vụ về nhà Bài tập ở nhà: Xem lại bài học Làm bài tập vở bài tập, SBT-T Có thể em chưa biết: Trước đây hơn 2000 năm, người ta đã phát hiện ra sự nhiễm điện của hổ phách khi cọ sát vào lông thú. Theo tiếng HI Lạp, hổ phách là Electron. Sau này người ta dùng tư Electron để đặt tên cho hạt mang điện tích âm trong nguyên tử, tiếng việt gọi là điện tử.
Tài liệu đính kèm: