Giáo án Vật lý 6 kì 2 - Trường Thcs Vĩnh Trại

Giáo án Vật lý 6 kì 2 - Trường Thcs Vĩnh Trại

Tiết 18. Bài 15 ĐÒN BẨY

 I, Mục tiêu:

 - Kiến thức: Nêu được các ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống

 -Kĩ năng:

 +Xác định đc điểm tựa(O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó( điểm O1, O2 và lực F1, F2).

 + Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp ( biết thay đổi vị trí của các điểm O,

 O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng)

 -Thái độ: Cẩn thận khi đo đạc, trung thực

 II, Phương pháp: trực quan, đo đạc, kiểm nghiệm, nhóm nhỏ

 

doc 38 trang Người đăng vultt Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 6 kì 2 - Trường Thcs Vĩnh Trại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn : 8/11/ 12008 
 Giảng : 9/11/2008 
 Tiết 18. Bài 15 đòn bẩy
 I, Mục tiêu:
 - Kiến thức: Nêu được các ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống
 -Kĩ năng:
 +Xác định đc điểm tựa(O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó( điểm O1, O2 và lực F1, F2). 
 + Biết sử dụng đòn bẩy trong các công việc thích hợp ( biết thay đổi vị trí của các điểm O, 
 O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng)
 -Thái độ: Cẩn thận khi đo đạc, trung thực
 II, Phương pháp: trực quan, đo đạc, kiểm nghiệm, nhóm nhỏ
 III, Chuẩn bị
 GV: bảng 15.1, tranh vẽ Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.5
 Cho mỗi nhóm Hs: 1lực kế GHĐ5N, 1 khối kim loại có móc 2N, 1 giá đỡ có thanh ngang 
 đục lỗ để treo vật và móc lực kế
 Hs: Bảng nhóm, bút dạ
 IV, Hoạt động dạy
 ổn định
 Kiểm tra (5’) nêu tác dụng khi dùng mặt phẳng nghiêng
Hđ của Giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng
 Hđ1: nêu tình huống. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy(10’)
Treo hình 15.1. Nêu lại tình huống. Gthiệu cách giải quyết bằng đòn bẩy
Thông báo : Thực tế có rất nhiều dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy. Vậy đòn bẩy có cấu tạo ntn ? và công dụng của nó ntn ?
Treo tranh 15.2, 15.3 yc Hs tự đọc thông tin
Các vật đc gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố nào ?
Dùng vật nặng , thước, vật kê minh họa hình 15.2
Đvđề: có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố đc k0 ?
Phân tích:
-thiếu điểm tựa có thể bấy vật lên đc k0 ?
-Thiếu lực F2 thì k0 thể nâng vật lên
-bỏ vật ra tức là thiếu F1 thì lực F2
vẫn làm thước quay quanh điểm tựa khi đó P của thước đóng vai trò là F1
cho Hs làm câu C1
Nhớ lại tình huống
Ghi nhớ cách giải quyết bằng đòn bẩy
đọc thông tin.
điểm tựa, điểm trọng lượng của vật tác dụng, điểm lực nâng vật tác dụng
Trả lời cá nhân
Lắng nghe phân tích
Làm C1 cá nhân
I, Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
* Cấu tạo gồm
-Điểm tựa ( O)
-Điểm trọng lượng F1 của vật tác dụng (O1)
-Điểm tác dụng của lực F2(O2)
C1
Hình 15.2
(1): O1, (2): O, (3): O2
Hình 15.3
(4):O1, (5):O, (6):O2
Hđ2; II, đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào (20’)
Yc Hs đọc thông tin.
Trong H15.4. các điểm O, O1, O2 là gì ?
Nxét gì về k/c OO1 với OO2 ?
Thay đổi k/c OO1 và OO2 thì F2 thay đổi ntn ?
Vấn đề cần n/cứu trong bài học này là gì ?
Chốt lại: so sánh F2 và F1 khi thay đổi k/c OO1 và OO2.
Muốn F2< F1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn đk gì ?
Gthiệu dụng cụ TN. Hướng dẫn Hs làm TN
Lưu ý Hs cách lắp TN để thay đổi OO1, OO2, cách cầm lực kế để kéo
Cho Hs TN C2 và ghi kết quảvào bảng 15.1
Tổ chức Hs rút ra kết luận:
Cho biết độ lớn của lực kéo khi k/c từ điểm tựa tới điểm td của trọng lực(OO1) lớn hơn(nhỏ hơn, bằng)k/c từ điểm tựa tới điểm td của lực kéo OO2 ?
So sánh lực kéo với trọng lượng của vật trong từng TH ?
Trả lời O là điểm tựa, O1là điểm của trọng lượng vật F1 tác dụng, O2 là điểm lực F2 kéo vật
OO2 > OO1
Dự đoán độ lớn của F2
Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Lắng nghe, ghi nhớ cách lắp các bước TN 
Tiến hành TN và ghi kết quả TN vào bảng 15.1
So sánh F1 với F2 trong 3 TH
Khi OO1 > OO2( <, = )
Thì F2> F1 (F2<F1, F2=F1)
Thảo luận nhóm, nêu kết luận
1, Đặt vấn đề
Muốn F2< F1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn đk gì ?
2, Thí nghiệm
a, chuẩn bị
So sánh OO2 với OO1
Trọng lượng của vật P=F1
Cường độ của lực kéo F2
OO1>OO2
F2=N
OO1=OO2
F2=N
OO1<OO2
F2=N
b, tiến hành đo
C2
3, Rút ra kết luận
C3:
(1) nhỏ hơn
(2) lớn hơn
hđ4: 4, vận dụng (10’)
Yc hs nhắc lại cấu tạo của đòn bẩy 
Tổ chức Hs trả lời câu C4, C5
C6: chỉ ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở H15.1 để giảm lực kéo hơn ?
Dặn dò: nắm chắc cấu tạo của đòn bẩy . Khi dùng đòn bẩy để đc lợi về lực khi kéo vật cần làm ntn ?
BTVN: 12.1 12.4 SBT-20
Nêu lại theo yc
C4:
Tự lấy VD cá nhân về sử dụng đòn bẩy.
C5:
Chỉ ra O, O1, O2 trong các hình 15.5
C6: nêu các phương án cải tiến theo yc
C4
C5:
C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn; buộc dây kéo xa điểm tựa hơn; buộc thêm các vật nặng khác vào cuối đòn bẩy
 Soạn : 8/11/ 12008 Giảng : 9/11/2008 
 Tiết 19. Bài 16. ròng rọc
 I, Mục tiêu:
 - Kiến thức: Nêu được các ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ lợi ích của 
 chúng .
 -Kĩ năng: Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp .
 -Thái độ: Cẩn thận khi đo đạc, trung thực
 II, Phương pháp: trực quan, thực nghiệm, nhóm nhỏ
 III, Chuẩn bị
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh :
 + Một lực kế có GHĐ 5N
 + Một khối trụ có móc nặng 2 N 
 + Một ròng rọc cố định , một ròng rọc động 
 + Một giá đỡ, dây vắt qua ròng rọc 
 Chuẩn bị cho cả lớp 
 + Tranh vẽ hình 16.1 ; 16.2 
 + Bảng phụ ghi kết quả thí nghiệm 
 IV, Hoạt động dạy
 ổn định
 Kiểm tra(5’) Nêu cấu tạo của đòn bẩy? 
 Khi dùng đòn bẩy: để kéo vật lên bằng lực nhỏ hơn trọng lượng của vật làm ntn ?
Hđ của Giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hđ1:tổ chức tình huống-Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc(9’)
Nêu tình huống đề bài.
Dùng ròng rọc và tranh: 
 Có mấy loại ròng rọc, là những loại nào ?
Gthiệu chung: ròng rọc là bánh xe có rãnh, quay quanh trục và có móc treo
Thế nào là ròng rọc cố định, ròng rọc động ?
Qsát ròng rọc mô tả
2 loại : ròng rọc cố định và ròng rọc động 
C1 H16.2a là bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe cố định , bánh xe quay quanh trục cố định
H16.2b khi kéo dây bánh xe vừa quay vưà chuyển động cùng với trục của nó
I.Tìm hiểu về ròng rọc 
Ròng rọc là bánh xe có rãnh, quay quanh trục, có móc treo
C1
Hđ2: tìm hiểu lợi ích khi dùng ròng rọc (23’)
 Dụng cụ thí nghiệm gồm ?
Nêu yc và các bước tiến hành TN ?
Hướng dẫn Hs lắp TN.
Yc các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm vào bảng 16.1 ?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời C3 
So sánh chiều và cường độ: 
a, lực kéo vật trực tiếp với lực kéo vật qua ròng rọc cố định ?
b, lực kéo vật trực tiếp với lực kéo vật qua ròng rọc động ?
-Gọi học sinh trả lời C4 và rút ra kết luận 
-Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi phần vận dụng và báo cáo kết quả 
Nêu các bước TN:
-đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng
-đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định
-đo lực kéo vật qua ròng rọc động
-Ghi bảng kết quả TN như SGK 
C3 a, Chiều kéo vật nên trực tiếp là chiều từ dưới lên 
Chiều kéo vật nên qua ròng rọc cố định là chiều từ trên xuống 
Độ lớn của hai lực này là bằng nhau 
b,........Chiều không đổi, lực kéo vật qua ròng rọc động có độ lớn < lực kéo vật lên trực tiếp 
C4
(1) cố định 
(2) động 
II.Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào 
1.Thí nghiệm
a, Chuẩn bị
b, tiến hành đo 
C2
2. Nhận xét 
C3:
3.Rút ra kết luận 
C4
-Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực so với khi kéo trực tiếp 
-Dùng Ròng rọc động thì lực kéo vật nên nhỏ hơn trọng lượng của vật 
Hđ3: ghi nhớ và vận dụng(8’)
Tổ chức Hs làm các câu C5
 C6 dùng ròng rọc có lợi ích gì ?
Hoàn thành yc của C7 ?
Nêu các KTCB của bài ?
Yêu cầu học sinh làm bài tập 16.1 ; 16.2
Dặn dò: học KTCB của bài BTVN16.3; 16.4, 16.6 SBT-21
-Ôn tập chương I 
Cá nhân tự tìm VD sử dụng ròng rọc :
Trong xây dựng, dùng ở cột cờ, cần cẩu ...
Qsát H16.6 trả lời yc câu C7
Nhắc lại cấu tạo của ròng rọc , lợi ích khi sử dụng chúng
III. Vận dụng 
C5
C6:
Dùng ròng rọc cố định làm thay đổi hướng của lực kéo. Dùng ròng rọc động được lợi về lực
C7
Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa đc lợi về lực, vừa đc lợi về hướng của lực kéo
Bài 16.1; 16.2 SBT-21
Ngày soạn : 16 – 1- 2008
 Ngày giảng : 25 – 1 - 2008
Tuần 20 Tiết 20 
Tổng kết chương I : cơ học
A,Mục tiêu 
-Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học trong chương trình .
-Củng cố đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng của học sinh 
B. Chuẩn bị 
 -Bảng phụ có kẻ ô chữ 
C. Hoạt động trên lớp 
 I. ổn định tổ chức 
 II. Kiểm tra bài cũ 
Kết hợp trong giờ ôn tập 
III.Bài mới 
Hoạt động của thày trò
-Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi từ 1 đến 13 
-Chữa bài cho học sinh 
-Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập 
-Hướng dẫn các nhóm tự kiểm tra kết quả của nhau theo đáp án đúng 
-Treo bảng phụ ghi nội dung ô chữ 
-Hướng dẫn học sinh cách chơi
-Gọi học sinh lần lượt trả lời các từ hàng ngang 
-Gọi học sinh nêu khái niệm của các từ hàng ngang và từ hàng dọc 
Nội dung ghi bảng
I.Ôn tập (15 phút )
1. a. Thước 
 b. Bình chia độ , bình tràn 
 c. Lực kế 
 d. Cân 
2. Lực 
3. Làm vật bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng 
4. Hai lực cân bằng 
5. Trọng lực hay trọng lượng 
6 . Lực đàn hồi 
7. Khối lượng kem giặt 
8. Khối lượng riêng 
9 . Mét (m); mét khối (m3); Niutơn (N); Kilôgam (kg) ; kg/m3
10. P=10 m
11. D =m /V
13. Ròng rọc 
 Mặt phẳng nghiêng 
 Đòn bẩy 
II.Vận dụng (15 phút )
1-Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày 
 -Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng 
 -Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh ................
2. C đúng 
3. cách B
4. a. Kilôgam trên mét khối (kg/m3 )
 b. Niu tơn (N)
 c. Kilôgam (kg) 
 d. Niutơn trên mét khối (N/m3)
 e. mét khối m3 
5. a. Mặt phẳng nghiêng
 b. Ròng rọc cố định
 c. Đòn bẩy 
 d. Ròng rọc động 
III. Trò chơi ô chữ 
1.Ròng rọc động 
2. Bình chia độ 
3. Thể tích
4. Máy cơ đơn giản 
5. Mặt phẳng nghiêng 
6. Trọng lực 
7. Palăng
Từ hàng dọc 
 Điểm tựa
 IV.Củng cố (4 phút )
Tổ chức trò chơi theo nhóm giải ô chữ thứ hai 
 V.Hướng dẫn học bài (4 phút )
-Trả lời các câu hỏi và bài tập còn lại 
-Bài tập 
Mai có 1,6 kg dầu hoả. Hồng đưa cho Mai cái can 1,5 lít. Cái can đó có chứa hết số dầu hoả của Mai không .Vì sao Biết dầu hoả có D =800 kg/m3
 Soạn : 12/2/2009 Giảng : 13/2/2009
 Chương II. Nhiệt học
 Tiết 21 Sự nở vì nhiệt của chất rắn
I.Mục tiêu 
-Kiến thức:Tìm được thí dụ chứng tỏ :
 +Thể tích chiều dài vật rắn tăng khi nó nóng lên, giảm khi nó lạnh đi .
 + Các chất rắn khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau.
-Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn 
+Biết đọc biểu bảng để rút ra kết luận 
-Tháđộ: nghiêm túc, tự giác
II. Phương pháp: thí nghiệm, trực quan
III. Chuẩn bị 
-Một quả cầu kim loại 
-Một đèn cồn 
-Một chậu nước 
-Một khăn sạch và khô
IV. Hoạt động dạy 
 ổn định .
 Kiểm tra (15 phút )
Câu1 : điền đơn vị thích hợp vào chỗ trống 
1.Khối lượng riêng của nước là ......................
2.Khối lượng của bao gạo là 100..........................
3.Trọng lượng riêng của thép là 78 000 ..................
4.Thể tích của bể nước là 8..................
5.Trọng lượng của một quả nặng là 2................
Câu 2. Điền đúng, sai. Câu sai sửa lại cho đúng
a. Ròng rọc động có tác dụng thay đổi hướng của lực kéo 
b. mp càng nghiêng ít thì lực kéo vật lên trên mặt phẳng đó càng lớn .
c. ... i tăng
Soạn: 28/4/2009
Giảng: 29 /4 /2009
 Tiết 32 Bài 28 Sự sôi
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Biết làm thí nghiệm kiểm chứng sự sôi
- Kĩ năng: Biết ghi số liệu và trung thực với số liệu khi làm thí nghiệm
Qua bảng kết quả thí nghiệm vẽ được đường biểu diễn sự sôi
-Thái độ: nghiêm túc học tập
II. Phương pháp: thực nghiệm
III. Chuẩn bị
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh
1 nhiệt kế, 1 giá thí nghiệm trong hình 28.1; 1 đèn cồn
Hs: kẻ sẵn bảng 28.1
IV. Hoạt động dạy
 ổn định 
Kiểm tra (5’)
Thế nào là sự bay hơi và ngưng tụ ? lấy ví dụ về sự bay hơi và ngưng tụ ? 
 Sự bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung ghi bảng
Hđ1: làm thí nghiệm (29’)
Nêu tình huống
Gthiêụ dụng cụ và mục đích thí nghiệm
- Gọi học sinh đọc kỹ nội dung phần I. thí nghiệm
- Yc Hs bố trí thí nghiệm theo sgk
 Quan sát, giúp đỡ Hs bố trí thí nghiệm
- Yc Hs kiểm tra lại việc bố trí TN xem đã chuẩn chưa ?
Yc các nhóm tiến hành TN
Đi quan sát và uốn nắn Hs tiến hành TN tránh để nước nóng vãi ra làm bỏng
Nghe và ghi bài
Đọc kỹ nội dung phần tiến hành thí nghiệm
Bố trí TN theo sự hướng dẫn của sgk và giáo viên
Kiểm tra lại việc bố trí TN của nhóm mình
Tiến hành thí nghiệm
Trong khi tiến hành TN quan sát và ghi các số liệu quan sát được vào bảng 28.1
Tiến hành vẽ đường biểu diễn sự sôi của nước
I. Thí nghiệm về sự sôi
1. Tiến hành thí nghiệm
Bảng 28.1. Các htượng xảy ra trong quá trình đun nước
Thời gian theo dõi
Nhiệt độ nước (00C)
Htượng trên mặt nước
Htượng trong lòng nước
0
40
1
45
2
55
I
3
64
I
4
73
I
5
82
I
6
89
I
7
95
II
8
97
III
9
99
III
10
100
III
11
100
12
100
13
14
15
Hđ2: Vẽ đường biểu diễn (8’)
Hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự sôi của nước dựa vào bảng 28.1
Hs dựa vào các số 
 liệu vẽ đường biểu
diễn sự sôi của nước
 2, Vẽ đường biểu diễn
 Nhiệt độ nước(0C)
 Thời gian (phút)
Hđ3: nhận xét giờ học (3’)
+ Việc bố trí thí nghiệm của các nhóm
+ Việc chuẩn bị bảng kết quả thí nghiệm
+ Cách ghi số liệu trong khi thực hành
+ Tinh thần làm việc tập thể của các nhóm
Dặn dò:
- Về nhà đọc kỹ sách viết, sách giáo khoa
- Làm các bài tập trong SBT từ 28.1 - 28.4
Tuần 33
Tiết 33
Ngày soạn: 20 -4 -2008
Ngày dạy: - 5 - 2008
Tiết 33. Bài 29 sự sôi ( tiếp)
I. Mục tiêu
-Kiến thức: Thông qua việc làm thí nghiệm ở bài trước học sinh vận dụng những kiến thức nắm được đó để trả lời các câu hỏi đặt ra của bài học
-Kĩ năng: Hs trả lời được câu hỏi nhiệt độ sôi của một chất là gì ?
- Hiểu được ý nghĩa nhiệt độ sôi của một chất cho biết điều gì ?
-Thái độ: nghiêm trúc
II. Phương pháp: nêu, giải quyết vấn đề
III. Chuẩn bị
GV: Bộ dụng cụ TN về sự sôi
IV. Hoạt động dạy
 ổn định 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hđ1: mô tả lại thí nghiệm về sự sôi (30’)
-Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 trong sgk
- Gọi học sinh trả lời C4
- Giới thiệu bảng nhiệt độ sôi của một số chất .
 Nhiệt độ sôi của rượu?
 Nhiệt độ sôi của ête ?
Tranh luận giữa Bình và An bạn nào nói đúng ?
- Yêu cầu học sinh trả lời C6
 Phát biểu nội dung kết luận ?
- dựa vào kết quả TN giờ học trước học sinh trả lời
Các câu hỏi
- Đọc bảng 29.1 trả lời:
 Nhiệt độ sôi của rượu là 800C
- Nhiệt độ sôi của ête là 800C
Hs nhớ lại tình huống, sử dụng kết quả TN trả lời
Hs hoàn thành C6 , nêu kết luận
II. Nhiệt độ sôi
1. Trả lơì câu hỏi
C1: 730 C
C2: 820 C
C3: 970
C4: không tăng
* Chú ý: sgk-87
- Các chất lỏng khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau
2. Rút ra kết luận
C5: Bình đúng
C6. (1) 1000 C
 (2) nhiệt độ sôi
 (3) không thay đổi 
 ( 4) bọt khí 
 (5) mặt thoáng 
Hđ2: vận dụng- củng cố (10’)
Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi làm một mốc chia nhiệt độ ?
- Gọi học sinh trả lời C8.
 Đoạn AB ứng với quá trình nào ?
 Đoạn BC ứng với quá trình nào ?
 Gọi Hs đọc nội dung phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết 
- Làm TN biểu diễn sự sôi dưới áp suất thấp .
Dặn dò:
- Về nhà đọc kỹ sách viết, sách giáo khoa
- Làm các bài tập trong SBT 
- Chuẩn bị bài ôn tập chương.
Cá nhân Hs suy nghĩ, trả lời
Hs dựa vào nhiệt độ sôi của thuỷ ngân, nước, rượu trả lời
Qsát đg biểu diễn sự thay đổi t0 của nước trả lời
đọc theo yc
Hs làm bài tập cá nhân
Ghi nhớ các yc
III. Vận dụng
C7. Vì nhiệt độ này là xác định, không đổi trong quá trình nước đang sôi.
C8. Vì t0 sôi của thuỷ ngân cao hơn t0 sôi của nước, còn t0 sôi của rượu thấp hơn t0 sôi của nước.
C9. Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước
Bài 28-29: sbt-
D. chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
Bài: 28-29.4 sbt
đoạn AB nước nóng lên
đoạn BC nước sôi
đoạn CD nước nguội đi
Soạn: 14/5/2009
Giảng: 15/5/2009
Tiết 34 Tổng kết chương II : Nhiệt học 
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: Nhắc lại được kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
- Kĩ năng: Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
-Thái độ: nghiêm túc, tích cực ôn tập
II. Phương pháp: Ôn tập, hệ thống kiến thức
III. Chuẩn bị.
-Ô chữ 
IV. Hoạt động dạy
 ổn định 
Kiểm tra ( Kết hợp trong giờ ôn tập ) 
 Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung ghi bảng
Hđ1: ôn tập (20’)
Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Giáo viên sửa chữa bổ sung
Yc Hs qsát sơ đồ điền chỗ trống
Hs trả lời:
2. Chất khí nở vì nhệt nhiều nhất , chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
3.Cá nhân tự lấy VD
5. (1) Nóng chảy
 (2) Bay hơi
 (3 ) Đông đặc
 (4) Ngưng tụ 
7. không
8. K0 . Các chất lỏng bay hơi ở bất kì t0 nào. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào t0 gió và diện tích mặt thoáng
I.Ôn tập 
Trả lời câu hỏi
1. Thể tích của hầu hết các chất tăng (giảm) khi t0 tăng (giảm).
4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt
+ Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển.
+ Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm.
+ Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ khí quyển 
6.Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này là nhiệt độ nóng chảy 
9. ở t0 sôi dù tiếp tục đun, t0 của chất lỏng k0 đổi . ở t0 này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng
Hđ2: vận dụng (15’)
Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí ? 
So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí ?
 Tại sao đường ống dẫn hơi lại phải có những đoạn uốn cong ?
? Bạn nào nói đúng
- Hướng dẫn học sinh chữa bài tập 6
Nêu các kết luận sự nở vì nhiệt 
So sánh sự nở vì nhiệt của 3 chất 
5. Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa nhỏ để nồi khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ sôi của nước.
Hs qsát h30.3 trả lời
II. Vận dụng 
1. Đáp án C
 2. Đáp án C
3. Để khi có hơi nóng chạy qua ống , ống có thể nở dài ra mà không bị ngăn cản.
4. a. Sắt.
b. Rượu.
c. Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.
- Không vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc.
6.
+ Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy.
+ Đoạn DE ứng với quá trình sôi.
+ Trong đoạn AB nước tồn tại ở thể rắn .
+ Đoạn CD nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi
Hđ3: giải trí (10’)
- Hướng dẫn học sinh trò chơi ô chữ về sự chuyển thể.
1. Nóng chảy 
2. Bay hơi.
3. Gió.
4. Thí nghiệm.
5. Mặt thoáng.
6.Đông đặc.
7. Tốc độ
- Từ hàng dọc là : Nhiệt độ dùng để chỉ mức độ nóng, lạnh 
Tuần 35
Tiết 35
Ngày soạn: 2 -5 -2008
Ngày dạy: - 5 - 2008
Kiểm tra học kỳ
A.Mục tiêu 
- Kiểm tra kiến thức của học sinh trong học kì II.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh và quá trình giảng dạy của thày.
B. Chuẩn bị 
- Đề + giấy kiểm tra phát đến tay học sinh.
C. Hoạt động trên lớp 
1. ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra 
Phần I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không làm thay đổi độ lớn của lực.
A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động
C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một vật rắn
A. Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm
C. Khối lợng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm
Câu 3: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây cách sắp xếp nào là đúng.
A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn D. Khí, rắn, lỏng
Câu 4: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi 
A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng D. Nước trong cốc càng lạnh
Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy.
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước B. Đốt một ngọn đèn dầu 
C. Đốt một ngọn nến D. Đúc một cái chuông đồng
Câu 6 Vì sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
Vì rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
Vì rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
Vì rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của nước đang sôi
Vì rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của nước đang sôi
Phần II. 
 Câu 7 Điền từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau đây 
Băng phiến nóng chảy ở ..Nhiệt độ này gọi là  băng phiến. Trong khi ..nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
Nước sôi ở  Nhiệt độ này gọi là .. Trong khi sôi nhiệt độ của nước .
Phần III: Trả lời câu hỏi và bài tập sau
Câu 8.Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng, khi đúng bình đựng chất lỏng vào nước nóng, thoạt tiên người ta thấy mực chất lỏng trong ống tụt xuống một ít , sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu. Giải thích tại sao.
Câu 9 Trong hình vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá đựng trong một cốc thuỷ tinh được đun nóng liên tục.
a.Mô tả hiện tượng xảy ra trong cốc trong các khoảng thời gian:
- Từ phút 0 đến phút thứ 2. 
 - Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 Nhiệt độ ( 0 C) 
- Từ phút thứ 6 đến phút thứ 8
 2 4 6 8
Đáp án + biểu điểm
Phần I. ( 3 điểm )
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
A
D
C
C
B
D
Phần II ( 2 điểm ) câu 7 Mỗi ý điền từ đúng 1 điểm 
 a. 800C ; nhiệt độ nóng chảy ; nóng chảy.
b. 1000C ; nhiệt độ sôi ; không đổi 
Phần III
Câu 8 ( 2 điểm ) Bình thuỷ tinh tiếp xúc với nước nóng trước , nở ra làm cho chất lỏng trong ống tụt xuống . Sau đó nước cũng nóng lên và nở ra , mực nước trong ống lại dâng lên . Và vì nước nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh nên mực nước trong ống dâng lên cao hơn mực nước ban đầu .
Câu 9. ( 3 điểm )
- Từ phút 0 đến phút thứ 2 : nước đá nóng lên. ( 0,75 điểm )
- Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 : nước đá nóng chảy thành nước . ( 0,75 điểm )
- Từ phút thứ 6 đến phút thứ 8 : nước nóng lên. ( 0,75 điểm )
- Thể rắn và thể lỏng ( 0,75 điểm )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 6 ba cot.doc