Tiết 17 : ÔN THI HỌC KỲ I
I. Mục đích :
1. Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương
2. Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng.
3. Rèn luyện kĩ năng tính D, d, m, P, V của 1 vật.
II. Chuẩn bị :
- Đề cương ôn thi HKI
- Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức
Tiết 17 : ÔN THI HỌC KỲ I I. Mục đích : 1. Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương 2. Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng. 3. Rèn luyện kĩ năng tính D, d, m, P, V của 1 vật. II. Chuẩn bị : - Đề cương ôn thi HKI - Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Muốn đo chiều dài của một vật, trước hết phải ước lượng độ dài này để : a. Chọn thước đo có giới hạn đo lớn sao cho chỉ thực hiện một lần đo b. Chọn thước đo có giới hạn nhỏ để dễ thao tác c. chọn thước đo có độ chia nhỏ nhất để có độ chính xác cao. d. Chọn thước đo thích hợp nhằm giảm bớt sai số trong khí đo 2. Một lượng chất lỏng đựng trong chai 1,5lít, mực chất lỏng ở khoảng giữa chai. Hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của lượng chất lỏng trên. a. Bình 1000 ml có vạch chia tới 10 ml b. Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml c. Bình 200 ml có vạch chia tới 2 ml d. Bình 100 ml có vạch chia tới 1 ml 3. Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất 2cm3 co chứa 50 cm3 nước để đo thể tích của một vật rắn không thắm nước. Khi bỏ vật vào bình, vật chìm và mực nước trong bình dâng lên tới khoảng giữa của vạch 76cm3 và 78cm3. Trong kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng. a. 76cm3 b. 78cm3 c. 26cm3 d. 27cm3 4. Trong hệ thống đo lường hợp pháp nước ta, đơn vị đo đại lượng nào ghi sao đây là đúng : a. Đơn vị đo cường độ của lực là Niu – tơn (N) b. Đơn vị đo khối lượng là gam (g) c. Đơn vị đo độ dài là centimet (cm) d. Đơn vị đo thể tích là centimet khối (cm3) 5.Vật ( người ) nào sau đâykhông chịu tác dụng của 2 lực cân bằng : a. Dây điện nằm yên giữa 2 cột điện. b. Người nằm yên trên võng không đu đưa c. Cuốn sách đặt nằm trên bàn d. Xe ngừng trên đường ngang 6. Phát biểu nào sau đây không đúng : a. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó b. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào lực hút của trái đất lên vật đó. c. Khối lượng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích của chất đó. d. Khối lượng riêng của một chất xác định và không thay đổi 7. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào sau đây không thể coi là đòn bẩy : a. Cái kìm b. Cái búa c. Cái kéo d. Cái bập bênh 8. Phát biểu nào sau đây không đúng : a. Dùng MPN có thể làm đổi hướng của lực kéo. b. Dùng MPN có thể làm cho lực kéo vật lớn hơn hoặc nhỏ hơn trọng lượng vật c. Dùng đòn bẩy có thể làm cho lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng vật d. Dùng đòn bẩy có thể làm cho lực nâng vật lớn hơn trọng lượng vật 9. Cho 4 quả cầu bằng đồng, sắt, chì, nhôm có cùng kích thước với nhau, khối lượng mỗi quả cầu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau : a. Chì, đồng, sắt, nhôm b. Nhôm , sắt, Chì, đồng c. Chì, sắt, nhôm, đồng d. Chì, nhôm, sắt, đồng 10. Chọn câu đúng trong các câu sau : a. Lực kế là dụng cụ chỉ được dùng để đo trọng lượng vật b. Lực kế là dụng cụ chỉ được dùng để đo lực đàn hồi của lò xo c. Lực kế là dụng cụ chỉ được dùng để đo độ lớn của lực d. Lực kế là dụng cụ chỉ được dùng để đo trọng lực 11. Khi đo thể tích của một vật rắn không thấm nước có kích thước lớn hơn bình chia độ, người ta dùng bình tràn. Lượng tràn ra khỏi bình tràn có thể tích là 0,2 lít, thể tích của vật không thấm nước đó là : a. 2 dm3 b. 2 cm3 c. 20cm3 d. 200 cm3 12. Khi bỏ một chất rắn không thấm nước vào một bình chia độ, mực nước trong bình dâng lên từ 150 cm3 đến 200 cm3. Thể tích vật rắn đó là : a. 150 cm3 b. 200 cm3 c. 175 cm3 d. 50 cm3 13. Một thước thẳng có ghi chữ cm. Chỉ số bé nhất và lớn nhất của thước là 0 và 20, người ta đếm có tất cả 41 vạch chia. Độ chia nhỏ nhất của thước là : a. 0,5 cm3 b. 0,2 cm3 c. 2 cm3 d. 1 cm3 14. Một bình chia độ có ghi cm3, số liệu nhỏ nhất và lớn nhất trên bình là (0, 100) người ta đến có tất cả 20 vạch chia, hiện đang chứa nước ở vạch chia thứ 10. Dùng bình này để đo thể tích một vật rắn không thắm nước. Khi bỏ vật rắn vào, mực nước trong bình dâng lên đến vạch 16. Vật rắn có thể tích là : a. 30 cm3 b. 25 cm3 c. 40 cm3 d. 35 cm3 15. Câu nào sau đây không đúng : a. Phương của trọng lực là phương thẳng đứng b. Phương của trọng lực chính là phương của dây dọi c. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ dưới lên trên d. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới 16. Xét trong giới hạn đàn hồi của một lò xo, câu nào sau đây đúng : a. Lực đàn hồi của lò xo không phụ thuộc vào độ biến dạng b. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm c. Độ biến dạng và lực đàn hồi của lò xo là 2 đại lượng tỷ lệ thuận. d. Lực đàn hồi của lò xo tỷ lệ nghịch với lực tác dụng vào nó. 17. Một quả cầu bằng nhôm đặc có khối lượng 540g thì thể tích của nó là: a. 200cm3 b. 150 cm3 c. 250 cm3 d. 300 cm3 18. Khi ta nói sắt nặng hơn nhôm, có nghĩa là : a. Khối lượng của sắt nặng hơn khối lượng riêng của nhôm. b. Trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm c. Khối lượng của sắt nặng hơn khối lượng của nhôm d. Cả a và b 19. Chọn câu đúng trong các câu sau : a. Đơn vị của khối lượng riêng là N/m3 hoặc N/ cm3 b. Đơn vị của trọng lượng riêng là kg/m3 hoặc N/ cm3 c. Đơn vị của trọng lượng Newton (N) d. Cả a và b đúng 20. Bốn quả cầu bằng đồng, chì, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau và cùng đặc, quả cầu có thể tích nhỏ nhất là : a. Nhôm b. Sắt c. Chì d. Đồng 1. d 2. b 3. c 4. a 5. a 6. c 7 . d 8. b 9. a 10. c 11. d 12. d 13. a 14. a 15. c 16. c 17. a 18. d 19. c 20. c IV. Dặn dò : (1’) - Ôn lại các kiến thức đã học theo đề cương V. Rút kinh nghiệm tiế t dạy :
Tài liệu đính kèm: