Giáo án Vật lý 6 tuần 19: Ròng rọc

Giáo án Vật lý 6 tuần 19: Ròng rọc

 Bài 16

 RÒNG RỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng

- Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp

2. Kỹ năng:

- Biết cách đo lực kéo của ròng rọc

3. Thái độ:

- Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 tuần 19: Ròng rọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 19 Tiết: 19 
 Bài 16
Ngày soạn
Ngày dậy
Lớp
: 03/01/2010
: /01/2010
: 6
 RÒNG RỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nêu được ví dụ về sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng 
Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp 
2. Kỹ năng:
Biết cách đo lực kéo của ròng rọc
3. Thái độ:
 Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : 
Cả lớp : tranh vẽ hình 16.1 và 16.2/sgk
Mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 khối trụ kim loại, giá đỡ ròng rọc, và dây kéo
2. Học sinh: 
SGK và vở ghi
III. LÊN LỚP
Ổn định lớp.
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bài
ĐVĐ: ( 3 phút )
-Như các em đã biết để đưa ống bê tông lên ,người ta đã đưa ra 3 cách : kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng, dùng mặt phẳng nghiêng, dùng đòn bẩy.Vậy theo em còn cách nào khác để đưa vật lên hay không ?
-Cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 16.1
-CH: Liệu dùng ròng rọc có dễ dàng hơn hay không ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nghiên cứu vấn đề này.
-Lắng nghe
-Suy nghĩ và tìm câu trả lời:
“ có thể dùng ròng rọc”
-Quan sát 
-Dự đoán
-Ghi bài
Tiết19:RÒNG RỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc ( 7 phút )
-Yêu cầu học sinh đọc mục I sgk 
-Treo hình 16.2 và mắc một bộ ròng rọc động , ròng rọc cố định lên gía 
-CH: Hãy mô tả các ròng rọc ở hình 16.2?
-Nhận xét 
-Giới thiệu: “ròng rọc gồm một bánh xe có rãnh quay xung quanh 1 trục cố định và có móc treo” 
-CH: Theo em thế nào được gọi là ròng rọc cố định, ròng rọc động?
-Nhận xét 
-Đọc mục I Sgk
-Quan sát 
-TL: Mô tả các ròng rọc ở hình vẽ 16.2 :
 +Hình a: gồm một bánh xe có rãnh để vắt dây, trục của bánh xe được mắc cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định
 +Hình b: bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó
-Lắng nghe
-Ghi bài 
-TL: Ròng rọc cố định có giá treo cố định trục bánh xe
 Ròng rọc động có trục của bánh xe không được mắc cố định 
-Ghi bài
I.Tìm hiểu về ròng rọc 
-Ròng rọc gồm:
 +1 bánh xe có rãnh quay quanh trục 
 + móc treo
-Có hai loại ròng rọc:
 + ròng rọc cố định
 + ròng rọc động
Hoạt động 2:
Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (25ph)
-Thông báo: “để kiểm tra xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ta cần xét 2 yếu tố của lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc. Đó là: hướng và cường độ của lực” 
-Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để đưa ra phương án kiểm tra 
-Hướng dẫn học sinh chọn dụng cụ lắp thí nghiệm và tiến hành các bước thí nghiệm 
-Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm với mục đích trả lời câu hỏi C2 Þ ghi kết quả thí nghiệm 
-Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi C3 
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C3 
-Nhận xét 
-Yêu cầu học sinh hoàn thành C4 để rút ra kết luận
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi C4
-Nhận xét và chốt lại kết luận cho học sinh 
-Lắng nghe
-Thảo luận nhóm và đưa ra phương án kiểm tra 
-Chọn dụng cụ và lắp thí nghiệm 
-Tiến hành thí nghiệm và đọc kết quả thí nghiệm 
-Làm câu C3 
-Trả lời câu hỏi C3 
-Ghi bài 
-Hoàn thành câu C4 
-Trả lời câu hỏi C4 
-Ghi bài 
II.Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 
 1. Thí nghiệm 
 2.Nhận xét 
-C3: 
a) chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định ngược nhau.Độ lớn 2 lực này như nhau
b) chiều của lực kéo vật lên trực tiếp và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động. 
 3.Kết luận : 
 (C4/Sgk)
Hoạt động 3: Vận dụng ( 5 phút )
-Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C6, C7
-Gọi học sinh lần lượt trả lời câu hỏi C6, C7 
-Nhận xét và thống nhất câu trả lời Þ cho học sinh ghi vào vở
-Đọc và làm các câu C6, C7
-Trả lời câu hỏi C6, C7
-Lắng nghe và ghi bài 
III.Vận dụng 
-C6: Dùng ròng rọc cố định giúp thay đổi hướng của lực kéo 
 Dùng ròng rọc động giúp ta lợi về lực
-C7: hình b có lợi hơn vì vừa lợi về độ lớn vừa lợi về hướng của lực kéo
Hoạt động 4: Củng cố (3 phút )
Mô tả ròng rọc động, ròng rọc cố định.
Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào?
Giới thiệu về palăng và công dụng của nó.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 phút )
Học bài phần ghi nhớ
Làm các bài tập 16.1®16.4/sbt
Chuẩn bị bài tiết sau.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần19.doc