Giáo án Vật lý 7 bài 17, 18

Giáo án Vật lý 7 bài 17, 18

Chương III: ĐIỆN HỌC

Tiết 19. Bài 17. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I.Mục tiêu:

1. HS mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

2. HS có kỹ năng nhận biết được những vật cọ xát với nhau thì sẽ nhiễm điện và vật nhiễm điện.

II.Chuẩn bị:

*GV: 1Bút thử điện, 1đèn cồn, 1 nam châm vĩnh cửu bảng phụ có đề bài 17.1, 17.2.

*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 thanh thủy tinh, 1 đũa nhựa, 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh kim loại, 1 quả cầu bằng xốp có giá treo, các vụn giấy, các vụn ni lông.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 bài 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Chương III: điện học 
Tiết 19. Bài 17. sự nhiễm điện do cọ xát
I.Mục tiêu:
HS mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
HS có kỹ năng nhận biết được những vật cọ xát với nhau thì sẽ nhiễm điện và vật nhiễm điện.
II.Chuẩn bị:
*GV: 1Bút thử điện, 1đèn cồn, 1 nam châm vĩnh cửu bảng phụ có đề bài 17.1, 17.2.
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 thanh thủy tinh, 1 đũa nhựa, 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh kim loại, 1 quả cầu bằng xốp có giá treo, các vụn giấy, các vụn ni lông.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Đặt vấn đề.
* Đặt vấn đề: 
H: Những lợi ích khi sử dụng điện?
H: Theo em làm thế nào để có điện?
 Có một cách tạo ra dòng điện đơn giản nhất. Đó là làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
HĐ2: Tìm hiểu vật nhiễm điện.	 
- Đưa cho học sinh quan sát 1 thước kẻ nhựa bình thường và 1 số vụn giấy.
H: Nếu đưa thước nhựa lại gần các vụn giấy thì thước có hút các vụn giấy không? Có cách nào làm cho thước hút các vụn giấy không?
H: Ngoài thước nhựa sau khi cọ xát vào len hút được các vụn giấy thì có vật nào cũng có tính chất như vậy không?
- HD HS làm thí nghiệm theo hình 17.1a và hình 17.1b.
H: Qua thí nghiệm em có kết luận gì?
I.Vật nhiễm điện.
-TN1:
 + Thước nhựa cọ xát vào len -> hút được các vụn giấy, vụn ni lông, quả cầu bấc.
 + Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa -> hút được các vụn giấy, vụn ni lông, quả cầu bấc.
NX: 
KL: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
GV
HS
H: Tại sao nhiều vật sau khi bị cọ xát lại có khả năng hút các vật khác? Những vật đó đã có tính chất gì?
- GV làm thí nghiệm kiểm chứng những điều HS dự đoán.
H: Đèn của bút thử điện sáng chứng tỏ điều gì?
H: Nêu kết luận của em qua những thí nghiệm trên?
H: Thước nhựa, thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào len hay vải lụa khô là vật nhiễm điện. Vậy làm thế nào để nhận ra một vật đã nhiễm điện?
HĐ3: Vận dụng và ghi nhớ.
H: Vận dụng hiện tượng nhiễm điện do cọ xát có thể giải thích được những hiện tượng thực tế nào?
- GV nêu ví dụ về hiện tượng sấm chớp trong tự nhiên, hiện tượng phát sáng khi cởi áo len trong mùa lạnh, ứng dụng thực tế khi chở xăng trong các xe téc cần nối dây xích vào thùng téc và thả một đầu dây xuống đường.
- Gọi HS trả lời C1, C2.
- Treo bảng phụ có bài 17.1, 17.2 và gọi HS trả lời.
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 17.3, 17.4 (SBT)
-TN1:
 + Thước nhựa cọ xát vào len -> hút được các vụn giấy, vụn ni lông, quả cầu bấc.
 + Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa -> hút được các vụn giấy, vụn ni lông, quả cầu bấc.
NX: 
KL: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút làm sáng bóng đèn bút thử điện.
* Vật nhiễm điện (hay vật mang điện tích) có khả năng hút các vật nhẹ khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. 
II.Vận dụng.
C1: 
 Lược nhựa và tốc cọ xát vào nhau, lược nhựa bị nhiễm điện nên có khả năng hút được vật nhẹ khác là tóc. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
C2: 
 Thổi nhẹ vào mặt bàn thì bụi trên mặt bàn bay đi vì các hạt bụi rất nhẹ. Cánh quạt điện quay cọ xát mạnh với không khí nên cánh quạt bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt có khả năng hút các hạt bụi ở trong không khí. Mép cánh quạt cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất và hút nhiều bụi nhất.
Bài 17.1
 Vật nhiễm điện: vỏ bút bi, lược nhựa
Bài 17.2 
 D
*Ghi nhớ: (SGK/49).
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 20. Bài 18. hai loại điện tích
I.Mục tiêu:
HS nhận biết có hai loại điện tích và sự tương tác giữa chúng.
HS nêu được cấu tạo nguyên tử và cách tạo thành vật mang điện âm, vật mang điện dương.
II.Chuẩn bị:
*GV: Hình vẽ 18.4, 18.5.
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 2 thanh nhựa đen, 1 thanh thủy tinh, 1 mảnh vảI lụa, 1 giá đỡ thanh nhựa.
	+ Mỗi học sinh 1 mảnh ni lông, 1 miếng len.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
* KTBC:
Có thể kiểm tra xem 1 vật có nhiễm điện không bằng cách nào? Nêu VD.
Trả lời bài 17.3/SBT
* Đặt vấn đề: 
 Một vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. Vậy nếu đặt hai vật nhiễm điện gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra?
HĐ2: Tìm hiểu tác dụng giữa 2 vật nhiễm điện cùng loại.
- HD HS làm thí nghiệm theo hình 18.1. (Cá nhân)
H: Qua thí nghiệm em có kết luận gì?
H: Làm thế nào để tạo ra 2 vật nhiễm điện cùng loại?
H: Khi đặt 2 vật nhiễm điện cùng loại lại gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra?
HĐ3:Tìm hiểu tác dụng giữa 2 vật nhiễm điện khác loại.
- HD HS làm thí nghiệm theo hình 18.3. (Theo 6 nhóm)
Biểu điểm:
+Câu 1: (7điểm)
+Câu 2: (3điểm)
I.Hai loại điện tích.
-TN1: 
+ 2 mảnh ni lông được cọ xát bằng len đặt gần nhau thì đấy nhau.
+ 2 thanh nhựa sẫm màu, sau khi cọ xát vào mảnh vải khô, đặt gần nhau thì đẩy nhau. 
NX: Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.
-TN2: 
+ Đưa thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa lại gần thanh nhựa sẫm màu đã cọ xát vào mảnh vải khô, thì chúng hút nhau. 
GV
HS
H: Tại sao thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh sao khi cọ xát nhiễm điện khác loại?
H: Khi đặt 2 vật nhiễm điện khác loại lại gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra?
H: Qua thí nghiệm 1 và 2 em rút ra kết luận gì?
- GV nêu quy ước vật nhiễm điện âm, vật nhiễm điện dương.
-H: Khi cọ xát thanh nhựa sẫm màu vào mảnh vải khô thì mảnh vải nhiễm điện gì? Tại sao?
HĐ4: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
GV dùng hình vẽ, trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử. 
HĐ5: Vận dụng và ghi nhớ.
- Gọi HS trả lời C2, C3, C4.
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 18.1 -> 18.3 (SBT)
NX: Các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
KL: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, manh điện tích khác loại thì hút nhau.
C1: Khi cọ xát thanh nhựa sẫm màu vào mảnh vải khô thì mảnh vải nhiễm điện dương vì thanh nhựa đã nhiễm điện âm.
II.Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
1. ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
2. Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
3. Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
4. Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
III.Vận dụng
C2: Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử. Các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3: Trước khi cọ xát, các vật trung hòa về điện, nên không hút được các vụn giấy nhỏ.
C4: Sau khi cọ xát, thước nhựa nhận thêm êlectrôn nên nhiễm điện âm, mảnh vải mất bớt êlectrôn nên nhiễm điện dương.
*Ghi nhớ: (SGK/52).

Tài liệu đính kèm:

  • docB17,18,L7.doc