Giáo án Vật lý 7 bài 21, 22, 23

Giáo án Vật lý 7 bài 21, 22, 23

Tiết 23. Bài 21. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN. CHIỀU DÒNG ĐIỆN.

I.Mục tiêu:

1. HS có kỹ năng vẽ đúng sơ đồ của mạch điện đơn giản và mắc đúng một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

2. HS biểu thị đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện và biết chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực (chiều dịch chuyển của các êlectrôn tự do).

II.Chuẩn bị:

*GV: bảng phụ ghi tên 1 số thiết bị điện để học sinh điền ký hiệu và bảng phụ vẽ hình ở câu C5.

*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 đèn pin, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối.

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 bài 21, 22, 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 23. Bài 21. sơ đồ mạch điện. chiều dòng điện.
I.Mục tiêu:
HS có kỹ năng vẽ đúng sơ đồ của mạch điện đơn giản và mắc đúng một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
HS biểu thị đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện và biết chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực (chiều dịch chuyển của các êlectrôn tự do).
II.Chuẩn bị:
*GV: bảng phụ ghi tên 1 số thiết bị điện để học sinh điền ký hiệu và bảng phụ vẽ hình ở câu C5.
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 đèn pin, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
* KTBC:
 Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu ví dụ?
Nêu chiều dịch chuyển của các êlectrôn tự do trong dòng điện trong kim loại.
* Đặt vấn đề: 
 Chiều dòng điện có giống chiều dịch chuyển của các êlectrôn tự do không? cách vẽ sơ đồ dòng đIện như thế nào?
HĐ2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ.
H: Trong hình 19.3 có những thiết bị điện nào?
- Gọi HS điền cách ký hiệu các bộ phận của mạch điện.
- HD HS vẽ sơ đồ mạch điện theo hình 19.3. 
Biểu điểm:
1. Nêu được khái niệm (4điểm)
 + Nêu được ví dụ (3điểm)
2. Nêu được chiều (1điểm)
 + giải thích lí do (2điểm)
I.Sơ đồ mạch điện.
1.Ký hiệu của 1 số bộ phận mạch điện
+Nguồn điện (pin): 
+Nguồn 2 pin: 
+Bóng đèn: 
+Dâydẫn: 
+Công tắc đóng 
+Công tắc mở 
2.Sơ đồ mạch điện
C1: 
 + -
GV
HS
- Gọi 3 HS lên bảng làm C2.
- HD HS mắc mạch điện theo sơ đồ đã cho
HĐ3:Xác định và biểu diễn chiều dòng điện theo quy ước.
- Nêu quy ước chiều dòng điện.
H: Chiều dòng điện so với chiều dịch chuyển của êlectrôn?
- Gọi 3 HS lên bảng làm C5.
HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ..
- HD HS quan sát đèn pin và trả lời C6.
*BTVN: 
 + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 21.1 -> 21.3 (SBT)
C2: Một trong các phương án sau:
 + -
 + - + -
C3: Mắc mạch điện theo sơ đồ
II.Chiều dòng điện.
*Quy ước: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
C4: Chiều quy ước của dòng điện ngược với chiều dịch chuyển của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại.
C5: 
 + -
 +
 - 
 + -
III.Vận dụng
C6:
a) Đèn pin dùng nguồn điện 2 pin, ký hiệu.
 Thông thường cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu của đèn pin.
b) Sơ đồ mạch điện đèn pin
 + -
*Ghi nhớ: (SGK/59).
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 24. Bài 22. tác dụng nhiệt và 
 tác dụng phát sáng của dòng điện.
I.Mục tiêu:
HS nhận biết được tác dụng nhiệt (làm cho các vật nóng lên) và tác dụng phát sáng của dòng điện.
HS kể được tên và mô tả được tác dụng phát sáng của bóng đèn có dây tóc, đèn điôt phát quang (đèn LED) và đèn ở bút thử điện.
II.Chuẩn bị:
*GV: bảng phụ có đề bài 21.1 (SBT) và bảng phụ vẽ hình 22.3, 22.4 (SGK).
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 2 nguồn 2 pin, 1 cầu chì thật, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 6 đoạn dây nối, 1 đèn điôt phát quang, 1 đoạn dây sắt, 5 mảnh giấy.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
* KTBC:
- Gọi HS trả lời bàI 21.1, 21.2 (SBT)
* Đặt vấn đề: 
 Làm thế nào để nhận biết đã có dòng điện chạy trong mạch?
HĐ2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện.
H: Kể tên 1 dụng cụ điện và một thiết bị điện mà em biết?
- Gọi HS trả lời C1
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- HD HS làm TN theo hình 22.1, 22.2, 22.3 và TN với đèn LED.
H: Có nhận xét gì về các dây dẫn, bóng đèn khi có dòng điện chạy qua?
- Gọi HS nêu kết luận.
Biểu điểm:
Bài 21.1 (4điểm)
Bài 21.2 (6điểm)
I. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
C1: Dụng cụ đốt nóng bằng điện: bóng đèn dây tóc, bàn là, nồi cơm điện, ấm điện, máy sấy tóc,
- Làm TN theo hình 22.1, 22.2, 22.3.
C2: a) Bóng đèn nóng lên.
 b) Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng và phát sáng.
 c) Dây tóc bóng đèn thường làm bằng Vonfram.
KL: Vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua nó
GV
HS
- Gọi HS trả lời C3.
- Gọi HS hoàn thành kết luận.
- HD HS quan sát cầu chì.
H: Nêu tác dụng của cầu chì?
- Lưu ý: không được thay dây chì bằn dây đồng lõi to cho khỏi đứt.
HĐ3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện.
- HD HS quan sát hình 22.3.
- Gọi HS trả lời C5, C6.
- Gọi HS hoàn thành kết luận.
- HD HS quan sát hình 22.4.
H: Cho biết bản kim loại nào nối với cực âm? nối với cực dương?
- Gọi HS hoàn thành kết luận.
HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ..
- Gọi HS trả lời C8, C9.
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 22.1 -> 22.3 (SBT)
C3: a) Các mảnh giấy bị cháy đứt.
 b) Dòng điện làm dây sắt AB nóng lên, làm các mảnh giấy cháy.
KL: .. nóng lên.
 . nhiệt độ .. phát sáng.
C4: Khi đây dẫn nóng tới 3270C, cầu chì bị nóng chảy và đứt. Mạch điện hở, do đó các dụng cụ điện không bị hư hại.
II.Tác dụng phát sáng của dòng điện.
 1.Bóng đèn bút thử điện.
C5: 
 Hai đầu dây tách rời nhau.
C6: Đèn sáng do chất khí ở giữa 2 đầu dây phát sáng.
KL: .. phát sáng.
 2.Đèn điôt phát quang (đèn LED).
C7: 
 Bản kim loại nhỏ nối với cực dương (+)
 Bản kim loại to nối với cực âm (-).
KL: .. một chiều.
III.Vận dụng
C8: E. Không có trường hợp nào.
C9: 
*Ghi nhớ: (SGK/62).
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 25. Bài 23. tác dụng từ, tác dụng hoá học
 và tác dụng sinh lý của dòng điện.
I.Mục tiêu:
HS mô tả được một thí nghiệm hoặc một hoạt động của thiết bị thể hiện được tác dụng từ của dòng điện. Mô tả được một thí nghiệm hoặc một ứng dụng thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
HS nêu được các biểu hiện cho thấy tác dụng sinh lý của dòng điện khi dòng điện đi qua cơ thể người.
II.Chuẩn bị:
*GV: bảng phụ có đề bài 23.4 (SBT). 1 chuông điện, 1 sơ đồ chuông điện, 1 ăcquy, 6 đoạn dây điện.
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 công tắc, 6 đoạn dây nối, 1 nam châm vĩnh cửu, 1 cuộn dây có lõi sắt, 1 kim nam châm (có giá đặt), 2 đinh sắt, 2 mẩu dây đồng, 2 mẩu dây nhôm.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
* KTBC:
Nêu 2 thí dụ về tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích và 3 thí dụ về tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích?
Tại sao nói dòng điện có tác dụng phát sáng? Cho ví dụ?
* Đặt vấn đề: 
Ngoài 2 tác dụng nhiệt và phát sáng dòng điện còn có tác dụng nào khác?
HĐ2: Tìm hiểu tác dụng từ.
- Làm thí nghiệm để học sinh quan sát tác dụng từ của nam châm.
H: Nêu tác dụng từ của nam châm?
- HD HS làm TN theo hình 23.1.
H: So sánh tác dụng của cuộn dây với đinh sắt khi đóng hoặc ngắt công tắc?
H: So sánh tác dụng của cuộn dây với kim nam châm khi đóng hoặc ngắt công tắc?
Biểu điểm:
Câu 1: (5điểm)
Câu 2: (5điểm)
I. Tác dụng từ của dòng điện.
* Tính chất từ của nam châm:
- Nam châm hút được các vật bằng sắt hoặc thép.
- Mỗi nam châm có 2 cực.
* Nam châm điện.
- Làm TN theo hình 23.1.
C1: 
Khi đóng công tắc, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ, khi ngắt công tắc cuộn dây không hút đinh sắt.
Đưa kim nam châm lại gần cuộn dây và đóng công tắc thì cuộn dây hút (hoặc đẩy) kim nam châm. 
GV
HS
- Gọi HS nêu kết luận.
- Làm thí nghiệm với chuông điện.
- Sử dụng hình 23.2 để giới thiệu nguyên tắc hoạt động của chuông điện.
- Gọi HS trả lời C2, C3, C4.
- Nêu tác dụng cơ học của dòng điện.
HĐ3: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện.
- Mô tả thí nghiệm hình 23.3.
- Gọi HS trả lời C5, C6.
- Gọi HS hoàn thành kết luận.
H: Mô tả thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học? 
HĐ4: Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện.
- HD HS đọc SGK.
H: Tại sao nói dòng điện có tác dụng sinh lý?
HĐ5:Vận dụng và ghi nhớ..
- Gọi HS trả lời C7, C8 và bài 23.4.
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 23.1 -> 23.3 (SBT)
 + Ôn tập từ bài 17 đến 23.
KL:  nam châm điện .. tính chất từ 
* Tìm hiểu chuông điện
C2: Khi đóng công tắc à Cuộn dây hút miếng sắt à đầu búa gõ vào chuông.
C3: Khi ngắt công tắc à Cuộn dây không hút miếng sắt à đầu búa không gõ vào chuông.
C4: Ta nghe thấy chuông kêu liên tục vì các hiện tượng nêu trên lặp đi, lặp lại nhiều lần.
* Dòng điện có tác dụng cơ học: Gõ chuông, làm quay quạt điện, máy bơm nước, quay động cơ, .
II.Tác dụng hoá học.
C5: Dung dịch muối đồng sunfat là chất dẫn điện.
.
C6: Sau thí nghiệm, thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt.
KL: ..vỏ bằng đồng.
III.Tác dụng sinh lý.
IV.Vận dụng
C7: C. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua.
C8: D. Hút các vụn giấy.
*Ghi nhớ: (SGK/65).
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 26. ôn tập
I.Mục tiêu:
HS nhớ lại các kiến thức: sự nhiễm điện do cọ xát của các vật, các loại điện tích và sự tương tác giữa chúng, sơ lược về cấu tạo nguyên tử, các tác dụng của dòng điện, tác dụng của nguồn điện .
HS có kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện.
II.Chuẩn bị:
*GV: bảng phụ có đề bài 23.1 (SBT). 
*HS: + Ôn tập từ bài 17 đến 23.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
* KTBC:
Gọi HS trả lời bài 23.1 (SBT)
Nêu các tác dụng của dòng điện và ví dụ minh hoạ từng tác dụng đó.
* Đặt vấn đề: Ôn tập lại các kiến thức đã học về dòng điện.
HĐ2: Ôn tập lý thuyết.
H: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào?
H: Cách nhận biết vật nhiễm điện?
H: Có mấy loại điện tích? Là những loại nào? Sự tương tác giữa các loại điện tích?
H: Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử? Thế nào là vật nhiễm điện âm? vật nhiễm điện dương?
H: Thiết bị nào cung cấp dòng điện trong mạch điện? 
H: Khái niệm dòng điện và dòng điện trong kim loại khác nhau như thế nào?
Biểu điểm:
Bài 23.1 (2,5điểm)
 Câu 2 (7,5điểm)
Sự nhiễm điện do cọ xát.
- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
- Cách nhận biết vật nhiễm điện: dùng bút thử điện.
Các loại điện tích.
Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Tác dụng của nguồn điện
Cung cấp dòng điện trong mạch điện kín để các thiết bị điện hoạt động.
Khái niệm dòng điện
 Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
 Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
GV
HS
H: So sánh chiều chuyển động của các êlectrôn tự do trong dây dẫn của mạch điện kín và chiều dòng điện theo quy ước?
H: Vật dẫn điện là gì? Cho ví dụ? Vật cách điện là gì? Cho ví dụ?
H: Dòng điện có những tác dụng nào?
H: Mô tả thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học? ứng dụng của tác dụng hoá học trong thực tế?
H: Tại sao nói dòng điện có tác dụng cơ học?
HĐ2: Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện.
- Gọi 3 HS lên bảng thi vẽ sơ đồ mạch điện và ký hiệu chiều dòng điện:
Mạch điện gồm 1 pin, 2 đèn, 1 công tắc mở.
Mạch điện gồm 1 pin, 1 đèn, 1 công tắc đóng, vẽ ký hiệu chiều dòng điện.
Mạch điện gồm 2 pin, 1 đèn, 1 công tắc mở.
H: Nêu tác dụng của một số thiết bị điện: nguồn điện, công tắc, cầu chì?
*BTVN: + Ôn tập từ bài 17 đến 23 để
 giờ sau kiểm tra 1 tiết.
- Trong mạch điện kín, các êlectrôn tự do trong dây dẫn chuyển động từ cực âm sang cực dương.
6.Vật dẫn điện, vật cách điện.
- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. VD: bạc, đồng, nhôm, ruột bút chì, nước,
- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. VD: nhựa, sứ, cao su, gỗ khô,
7. Các tác dụng của dòng điện.
Nhiệt - Hoá học
Phát sáng - Sinh lý
Từ - Cơ học
8. Sơ đồ mạch điện.
Mạch điện gồm 1 pin, 2 đèn, 1 công tắc mở.
 + -
Mạch điện gồm 1 pin, 1 đèn, 1 công tắc đóng, vẽ ký hiệu chiều dòng điện.
 + -
Mạch điện gồm 2 pin, 1 đèn, 1 công tắc mở.
 + -
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 27. kiểm tra 1 tiết
I.Mục tiêu:
Kiểm tra nhận thức của HS về: sự nhiễm điện do cọ xát của các vật, các loại điện tích và sự tương tác giữa chúng, vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, tác dụng của nguồn điện, các tác dụng của dòng điện.
Kiểm tra kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện của học sinh.
II.Chuẩn bị:
*GV: Phô tô đề bài cho học sinh (mỗi mẫu 35 đề). 
*HS: + Ôn tập từ bài 17 đến 23.
III.Đề bài:	đề 1
Câu 1:Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Sau khi cọ xát, thước kẻ nhựa hút được các mảnh giấy vụn, vì thước kẻ:
	A. được làm sạch.	B. bị nhiễm điện.
	C. bị nóng lên.	D. có tính chất từ.
Một vật bị nhiễm điện âm vì vật đó:
	A. không có điện tích dương.	B. mất bớt êlectrôn.
	C. nhận thêm êlectrôn.	D. nhận thêm hạt nhân.
Dòng điện chạy qua một cuộn dây có tác dụng:
	A. Đẩy các vụn giấy.	B. Hút các vụn giấy.
	C. Đẩy các vụn sắt.	D. Hút các vụn sắt.
Câu 2: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Dòng điện trong kim loại là dòng các .. dịch chuyển có hướng.
Trong mạch điện kín, trên dây dẫn các êlectrôn tự do chuyển động từ cực . sang cực .. của nguồn điện.
Đèn điôt phát quang (LED) cho dòng điện chạy qua theo .. nhất định
Câu 3: Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để được câu đúng.
	A	B
Bóng đèn tuýp sáng	A. do tác dụng nhiệt của dòng điện.
Bóng đèn dây tóc toả sáng	B. do tác dụng phát sáng của dòng điện
Cần cẩu điện hoạt động	C. do tác dụng hoá học của dòng điện.
Các cơ bị co khi bị điện giật	D. do tác dụng sinh lý của dòng điện.
	E. do tác dụng từ của dòng điện.
Câu 4: Trả lời các câu hỏi sau:
Có mấy loại điện tích? là những điện tích nào? Nêu sự tương tác giữa chúng.
Nêu tác dụng của nguồn điện.
Vật cách điện là gì? Cho 3 ví dụ về vật cách điện thường dùng? Vật dẫn điện là gì? Tại sao các dây điện thường dùng là dây đồng?
Tác dụng hoá học của dòng điện có khả năng như thế nào? Mô tả thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin khi đèn đang sáng.(vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện).
	đề 2
Câu 1:Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 1. Sau khi cọ xát, thước kẻ nhựa hút được các mảnh giấy vụn, vì thước kẻ:
	A. được làm sạch.	B. bị nóng lên.
	C. bị nhiễm điện.	D. có tính chất từ.
 2. Một vật bị nhiễm điện âm vì vật đó:
	A. không có điện tích dương.	B. nhận thêm hạt nhân.
	C. mất bớt nhận thêm êlectrôn.	D. nhận thêm êlectrôn.
 3. Dòng điện chạy qua một cuộn dây có tác dụng:
	A. Đẩy các vụn sắt.	B. Hút các vụn sắt.
	C. Đẩy các vụn giấy.	D. Hút các vụn giấy.
Câu 2: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Dòng điện là dòng các .... dịch chuyển có hướng.
Trong mạch điện kín, trên dây dẫn các êlectrôn tự do chuyển động từ cực . sang cực .... của nguồn điện.
Bóng đèn bút thử điện cho dòng điện chạy qua theo  nhất định.
Câu 3: Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để được câu đúng.
	A	B
 1. Bóng đèn dây tóc toả sáng	A. do tác dụng từ của dòng điện.
 2. Bóng đèn tuýp sáng	B. do tác dụng sinh lý của dòng điện.
 3. Cần cẩu điện hoạt động	C. do tác dụng nhiệt của dòng điện.
 4. Các cơ bị co khi bị điện giật	D. do tác dụng hoá học của dòng điện.
	E. do tác dụng phát sáng của dòng điện
Câu 4: Trả lời các câu hỏi sau:
Có mấy loại điện tích? là những điện tích nào? Nêu sự tương tác giữa chúng.
Nêu tác dụng của nguồn điện.
Vật cách điện là gì? Cho 3 ví dụ về vật cách điện thường dùng? Vật dẫn điện là gì? Tại sao các dây điện thường dùng là dây đồng?
Tác dụng hoá học của dòng điện có khả năng như thế nào? Mô tả thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.
Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin khi đèn đang sáng. (vẽ mũi tên chỉ chiều dđ).
btvn: 
	Tìm hiểu các thông số kỹ thuật (các số ghi trên vỏ) của các thiết bị điện trong gia đình.
đáp án:	
Đề 1
đề 2
đIểm
Câu1:
1. B , 2. C , 3. D.
1. C , 2. D , 3. B.
1,5 
Câu2:
êlectrôn tự do
.. âm  dương
một chiều
điện tích
.. âm  dương
một chiều
0,25
0,5
0,25
Câu3:
1 + B , 2 + A , 3 + E , 4 + D
1 + C , 2 + E , 3 + A , 4 + B
1,0
Câu4:
Có 2 loại điện tích : điện tích âm và điện tích dương.
 Các vật nhiễm điện cùng loại đẩy nhau, các vật nhiễm điện
 khác loại hút nhau.
Nguồn điện có tác dụng: cung cấp dòng điện trong mạch điện kín để các thiết bị điện hoạt động.
Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
 Ví dụ: Dây nhựa, hộp sứ, dây cao su.
 Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua.
 Dây điện thường dùng là dây đồng vì đồng dẫn điện tốt và giá rẻ
Tác dụng hoá học của dòng điện có khả năng biến chất này thành chất khác.
 Thí nghiệm: Cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng sunfat thì dòng điện tách đồng ra khỏi dung dịch tạo thành một lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. 
Sơ đồ mạch điện của đèn pin khi đèn đang sáng.
 + -
 Vẽ đúng sơ đồ mạch điện
 Vẽ đúng mũi tên chỉ chiều dòng điện
0,5
0,5
1,0
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
1,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docB21,22,23.doc